Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Đông Phú
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách ứng xử đúng khi gặp đám tang.
- HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
* GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố các hành vi khi gặp đám tang
- HS nêu 1số hành vi đúng và 1 số hành vi sai khi gặp đám tang.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Bày tỏ ý kiến (BT3)
a. Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
b. Cách tiến hành:
- GV đọc lần lượt các ý kiến.
- HS trình bày những ý kiến đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang.
- Nhận xét, bổ sung.
c. GV kết luận: Tán thành ý kiến b, c; không tán thành ý kiến a.
Hoạt động 3: (10-12'): Xử lí tình huống (BT4)
a. Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống khi gặp đám tang.
b. Cách tiến hành:
- Các nhóm thảo luận BT4 (nhóm 4 em).
- Đại diện các nhóm trình bày thảo luận.
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
c. GV kết luận:
Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. .
Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, .
Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
Hoạt động 4: (6-8’): Chơi trò chơi nên và không nên
a. Mục tiêu: Củng cố bài học.
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm phát tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi.
- Từ 4 - 6’ các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột.
- HS tiến hành chơi.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Hư¬ớng dẫn thực hành.
TUẦN 24: Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2016 Đạo đức: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách ứng xử đúng khi gặp đám tang. - HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. * GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II. CHUẨN BỊ: Đèn chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố các hành vi khi gặp đám tang - HS nêu 1số hành vi đúng và 1 số hành vi sai khi gặp đám tang. - Nhận xét. Hoạt động 2: (8-10'): Bày tỏ ý kiến (BT3) a. Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. b. Cách tiến hành: - GV đọc lần lượt các ý kiến. - HS trình bày những ý kiến đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang. - Nhận xét, bổ sung. c. GV kết luận: Tán thành ý kiến b, c; không tán thành ý kiến a. Hoạt động 3: (10-12'): Xử lí tình huống (BT4) a. Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống khi gặp đám tang. b. Cách tiến hành: - Các nhóm thảo luận BT4 (nhóm 4 em). - Đại diện các nhóm trình bày thảo luận. - Cả lớp trao đổi nhận xét. c. GV kết luận: Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. ... Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ... Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn. Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn. Hoạt động 4: (6-8’): Chơi trò chơi nên và không nên a. Mục tiêu: Củng cố bài học. b. Cách tiến hành: - GV chia nhóm phát tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi. - Từ 4 - 6’ các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột. - HS tiến hành chơi. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Hướng dẫn thực hành. Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương); Củng cố cách tìm thừa số chưa biết. - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT 3 III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào vở nháp: 2156 : 7 2526 : 5 - Nhận xét. Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành HS làm bài tập 1, 2 (a, b), 3, 4 (SGK trang 120) * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: - HS tự làm bài vào vở ô li,3 HS lên bảng làm bài, nêu lại cách thực hiện. - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài, chốt kết quả đúng: a) 402; 701 (dư 2); b) 407; 603 (dư 1); c) 703; 610 (dư 2). Củng cố kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. * Bài tập 2 (a, b): Tìm x: - HS tự làm bài vào vở ô li, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, nêu lại cách tìm thừa số chưa biết. - GV chốt lời giải đúng: a) x = 301; b) x = 205; c) x = 307. Củng cố kỹ năng tìm thừa số chưa biết của phép tính. * Bài tập 3: Tính số kg gạo còn lại của cửa hàng? - HS phân tích đề và nêu cách giải: + Tìm số kg gạo đã bán (2024 : 4 = 506 (kg)). + Tìm số kg gạo còn lại (2024 - 506 = 1518 (kg)). - 1 HS tóm tắt, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Cả lớp làm vào vở ô li. - HS nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau. - GV chốt lời giải đúng: Cửa hàng còn lại 1518 kg gạo. Củng cố kỹ năng giải toán. * Bài tập 4: Tính nhẩm: - HS tự làm bài vào vở ô li. - HS đứng tại chỗ nêu kết quả tính, nêu cách nhẩm: 6000 : 2 = ? Nhẩm: 6 nghìn : 2 = 3 nghìn. Vậy: 6000 : 2 = 3000. - GV chốt kết quả đúng : 2000 ; 3000. Củng cố chia nhẩm số tròn nghìn cho số có một chữ số. Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập và chuẩn bị bài Luyện tập chung. Tự nhiên và Xã hội: HOA I. MỤC TIÊU: - Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận của hoa. * Các KNSCB được giáo dục trong bài: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa. - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa. II. CHUẨN BỊ: Đèn chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về Chức năng và ích lợi của lá cây - 1 HS nêu chức năng của lá cây, 1 HS nêu ích lợi của lá cây. - GV nhận xét. Hoạt động 2: (10-12’): Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: - Biết qsát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của 1số loài hoa. - Kể được tên các bộ phận thường có của một bông hoa. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm (4 em) - GV yêu cầu các nhóm quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình trang 90, 91 SGK và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm? - Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung. * Kết luận: - Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. - Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. Hoạt động 3: (8-10’): Làm việc với vật thật * Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được. * Cách tiến hành: - Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo nhóm. - Các nhóm trưng bày SP và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn. Hoạt động 4: (8-10’): Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa. * Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Hoa có chức năng gì? - Hoa thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ. - Quan sát các hình trang 91, những bông hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn? * Kết luận: - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. - Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nxét tiết học và nhắc nhở HS cần phải chăm sóc và bảo vệ hoa nơi công cộng. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Luyện toán: ÔN TẬP (2t) I. MỤC TIÊU: Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính. II. CHUẨN BỊ: Vở ô li. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số - Chữa BT2c (SGK trang 120). - Nhận xét. Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (BTTNC trang 41-42) * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: - HS tự làm vào VBT. - 4 HS lên bảng làm, nêu lại cách thực hiện. - Cả lớp - GV nhận xét chữa bài. - GV chốt kết quả đúng: 301; 504 (dư 4); 401 (dư 3); 603 (dư 3). Củng cố kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. * Bài tập 2: Tìm x: - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. - HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện. - HS nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết. - GV chốt kết quả đúng: a) x = 402; b) x = 506; c) x = 706. Củng kỹ năng tìm thừa số chưa biết của phép tính. * Bài tập 3: Tính số vận động viên trong một hàng? - HS phân tích đề và nêu cách giải. - 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải bài toán. - Cả lớp giải vào vở BT. - HS nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau. - GV chốt câu lời giải đúng: 1 hàng có 128 vận động viên. Củng cố kỹ năng giải toán dạng chia thành các phần bằng nhau. * Bài tập 4: Tính số chai dầu ăn còn lại của cửa hàng? - HS phân tích đề và nêu cách giải: + Bước 1: Tính số chai dầu ăn đã bán: (1215 : 3 = 405 (chai)). + Bước 2: Tính số chai dần ăn còn lại: (1215 - 405 = 810 (chai). - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào VBT. - HS nhận xét, nêu các câu lời giải khác nhau. - GV chốt lời giải đúng: Cửa hàng còn lại 810 chai dầu ăn. Củng cố kỹ năng giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Hoạt động 3: (3-5'): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập và chuẩn bị tiết Luyện tập chung. Luyện Tiếng Việt: Ôn Luyện từ và câu: Tuần 24 TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM. I. MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. - Ôn luyện về dấu phẩy (Đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi. II. CHUẨN BỊ: Vở ôn tập và kiểm tra. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (20-22’): Mở rộng vốn từ về Sáng tạo * Bài tập 1: Điền tiếp từ chỉ những người lao động bằng trí óc vào chỗ trống: Kĩ sư, bác sĩ, giảng viên đại học, - Tổ chức trò chơi: Tiếp sức. - GV nêu luật chơi. - HS chơi trò chơi theo 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em. - HS đọc lại kết quả của cả nhóm. - Cả lớp nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. Củng cố từ ngữ về người lao động trí óc. *Bài tập 2: Khoanh tròn chữ cái trước các hoạt động lao động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sáng tạo: a. khám bệnh b. thiết kế mẫu nhà c. dạy học d. chế tạo máy e. lắp xe ô tô g. chăn nuôi gia súc h. may quần áo - GV phát phiếu cho các nhóm. - HS thảo luận theo nhóm 4 em. - Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm. - Cả lớp n/xét, GV chốt kết quả đúng: Khoanh tròn các chữ a, b, c, d. Củng cố từ chỉ công việc lao động trí óc. Hoạt động 2: (10-12’): Ôn luyện về dấu câu *Bài tập 3: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm với các bộ phận khác trong mỗi câu sau: a. Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập. b. Trong bản mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng: a. Trên bến cảng, tàu thuyền ra vào tấp nập. b. Trong bản, mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc. Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại các bài tập. Rút kinh nghiêm ..... ... ..... Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2016 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Củng cố nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính (dạng tính chu vi hình chữ nhật). II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT 2. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có bốn c/số cho số có một chữ số - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào vở nháp: 1204 : 4 4224 : 7 - Nhận xét. Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành HS làm bài tập 1, 2, 4 (SGK trang 120) * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: - HS làm bài cá nhân vào vở ô li, 4 HS làm bài bảng lớp. - HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện. - GV chốt kết quả đúng. - HS nhận xét 2 phép tính ở cùng một cột, GV hướng dẫn HS rút kết luận về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia thông qua nhân, chia số có bốn chữ số (cho) với số có một chữ số. * Bài tập 2: Đặt tính rồi tính: - HS tự làm bài vào vở ô li. - GV chấm nhanh một số bài. - 4 HS chữa bài bảng lớp và nêu cách thực hiện. - Cả lớp nhận xét - GV chốt kết quả đúng: a) 2340 (dư 1); b) 410; c) 401 (dư 3); d) 207 (dư 3). Củng cố kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. * Bài tập 3: Tính số sách mỗi thư viện được chia? - HS tự làm bài, GV chấm nhanh một số bài. - 1 HS chữa bài trên bảng lớp, nêu lại cách giải. - GV chốt câu lời giải đúng: Mỗi thư viện được chia 170 quyển sách. * Bài tập 4: Tính chu vi sân vận động hình chữ nhật? - HS đọc đề bài. - HS phân tích đề và nêu cách giải: + Tính chiều dài. + Tính chu vi. - 1 HS làm bảng lớp. - Cả lớp làm bài vào vở ô li. - Cả lớp nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau. - GV chốt câu lời giải đúng: Chu vi sân vận động là 760m. Củng cố giải toán có hai phép tính (dạng tính chu vi hình chữ nhật). Hoạt động 3: (2-4’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập. Tập đọc - Kể chuyện: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA (2 tiết) I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: truyền lệnh, trong leo lẻo, biểu lộ, cởi trói, - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ: ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh, - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 3. GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức; Thể hiện sự tự tin; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định. B. Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II. CHUẨN BỊ: Đèn chiếu. TẬP ĐỌC (1,5 tiết) Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chương trình xiếc đặc sắc. - Nhận xét. Hoạt động 2: (16-18’): Luyện đọc a. GV đọc toàn bài: Đoạn 1: Giọng nghiêm trang. Đoạn 2: Giọng tinh nghịch. Đoạn 3: thể hiện sự hồi hộp. Đoạn 4: thể hiện sự khâm phục Cao Bá Quát. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh bài văn. Hoạt động 3: (12-14’): Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV chốt lại: 1. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. 2. Cao Bá Quát mong muốn được nhìn rõ mặt vua. 3. Cậu nghĩ ra cách gây chuyện náo động, 4. Vì Cao Bá Quát tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu 5. Trời nắng chang chang người trói người. - HS nêu nội dung câu chuyện. - GV chốt lại: Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, hay chữ, có tài đối đáp và rất có bản lĩnh. Hoạt động 4: (13-15'): Luyện đọc lại - GV đọc lại đoạn 3, hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn: Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha. / Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo / cá đớp cá.// Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn: Trời nắng chang chang / người trói người.// - 3 HS thi đọc lại đoạn văn. - 1 HS đọc cả bài. KỂ CHUYỆN (0,5 tiết) Hoạt động 1: (1-2’): GV nêu nhiệm vụ Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện. Hoạt động 2: (17-20’): Hướng dẫn HS kể chuyện a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện - HS quan sát 4 tranh và ghi thứ tự mà mình sắp xếp ra nháp. - HS phát biểu thứ tự đúng của từng tranh, kết hợp nói vắn tắt nội dung tranh. - HS nhận xét, GV chốt thứ tự đúng: 3 - 1 - 2 - 4. b. Kể lại toàn bộ câu chuyện - 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. - 2 - 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp - GV nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất. Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - HS nêu lại nội dung chuyện. - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Chính tả: Nghe-viết: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s / x theo nghĩa đã cho. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết 3 lần bài tập 2a. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố viết đúng l / n - 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp: lưỡi liềm, lưu luyến, nóng nực, non nớt. - GV nhận xét. Hoạt động 2: (16-18’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết 1 lượt - 2 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết: Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? - GV chốt lại: Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. - Hướng dẫn HS nhận xét : Hai vế đối trong bài chính tả viết như thế nào ? - Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó . - HS tự ghi những từ dễ mắc lỗi vào giấy nháp. - HS đọc và phân tích các tiếng vừa ghi. b. GV đọc cho HS viết bài: c. Chấm chữa bài: - GV đọc cho HS soát bài. - HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn. - GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét. Hoạt động 3: (10-12’): Hướng dẫn HS làm BT chính tả * Bài tập 1a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa đã cho: - HS đọc y/c và làm bài theo cặp. - HS hỏi đáp trước lớp. - HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng: sáo, xiếc. - 4 - 5 HS đọc lại lời giải đúng. * Bài tập 2a: Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng s, x: - Tổ chức trò chơi Tiếp sức theo 3 nhóm, mỗi nhóm 7 em. - GV hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi. Lưu ý HS: Những từ ngữ tìm được phải đạt 2 tiêu chuẩn: Là những từ chỉ hoạt động; chứa tiếng bắt đầu bằng s / x. - Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng và công bố nhóm thắng cuộc. Hoạt động 4: (2-3): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập. Luyện Tiếng Việt: Ôn Luyện từ và câu: Tuần 24 NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO ?(2t) I. MỤC TIÊU: - Củng cố hiểu biết về phép nhân hoá. - Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? II. CHUẨN BỊ: Vở ô li. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ? - HS nêu miệng lại bài tập 2 (BTTV trang 23). - Nhận xét. Hoạt động 2: (15-17’): Củng cố về phép nhân hoá * Bài tập 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: a. Phì phò như bễ b. Ngàn con sóng khoẻ Biển mệt thở rung. Lon ta lon ton. Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ trên là: ............................................................................................................................. - HS làm bài cá nhân. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm. - Nhận xét, chốt đáp án đúng: biển, con sóng. * Bài tập 2: Ghi lại những từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở bài tập 1. Cho biết nghĩa của từng từ ngữ đó: - HS thảo luận nhóm 4 em. - Đại diện nhóm nêu kết quả. - Nhận xét, chốt đáp án đúng: + Mệt thở rung: nổi sóng. + Khoẻ (sóng) to. + Lon ta lon ton: sóng xô nhanh vào bờ như trẻ con chạy. Hoạt động 3: (14-16’): Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? * Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau: a) Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch. b) Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài. c) Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện. - HS làm bài theo nhóm đôi (1 em hỏi, 1 em trả lời). - Các nhóm nêu kết quả bài làm. - Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) Khi còn bé, Anh-xtanh như thế nào? b) Mô-da là một nhạc sĩ như thế nào? c) Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng như thế nào? * Bài tập 4: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi như thế nào? để các dòng sau thành câu: a) Mảnh vườn nhà bà em .................................................................................... b) Đêm rằm, mặt trăng ....................................................................................... c) Mùa thu, bầu trời ............................................................................................ d) Bức tranh đồng quê ......................................................................................... - HS làm bài cá nhân. - HS nối tiếp nhau nêu bài làm trước lớp. - Nhận xét, chốt các đáp án đúng. Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập. Luyện Toán: Ôn: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Rèn luyện kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (Trường hợp chia hết, thương có bốn chữ số và thương có ba chữ số). - Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. II. CHUẨN BỊ: Vở ôn luyện. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có bốn c/số cho số có một chữ số - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 2864 : 2 4578 : 3 - Nhận xét. Hoạt động 2: (28-30'): Luyện tập, thực hành * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính: 2468 : 2 1857 : 3 2872 : 4 - HS tự làm vào vở ô li, 3 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện. - GV chốt kết quả đúng: 1234; 619; 718. Củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. * Bài tập 2: Có 1272 vỉ thuốc được xếp đều vào 6 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu vỉ thuốc? - Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - 1 HS nêu phương án giải. - Mời 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở ô li. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: Mỗi thùng có 212 vỉ thuốc. Củng cố giải toán có liên quan đến chia số có bốn c/số cho số có một chữ số. * Bài tập 3: Tìm x: a) x x 4 = 2488 b) 5 x x = 4055 c) x x 6 = 3678 - HS làm bài cá nhân. - GV chấm một số bài, 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm. VD: x x 4 = 2488 x = 2488 : 4 x = 622 - Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 622; b) 811; c) 613. Củng cố c ách vận dụng phép chia để tìm thừa số chưa biết. Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập. Thủ công: ĐAN NONG ĐÔI (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết cách đan nong đôi. - Đan được các nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa. - Tranh quy trình đan nong đôi. - Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. - Giấy thủ công. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình đan nong đôi - HS nêu quy trình đan nong đôi. - Nhận xét. Hoạt động 2: (22-24’): GV hướng dẫn HS thực hành đan nong đôi - GV treo tranh quy trình, HS nhắc lại quy trình đan nong đôi: Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy, bìa Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan - HS thực hành đan nong đôi. GV giúp đỡ HS còn lúng túng. Hoạt động 3: (4-6’): Đánh giá sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm. - GV đánh giá sản phẩm của HS. Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thực hành đúng, đẹp. - Dặn HS mang đầy đủ đồ dùng để học bài Đan chữ thập hoa đơn. Rút kinh nghiêm ..... ... ..... Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2016 Toán: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. - Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX, thế kỉ XXI”). II. CHUẨN BỊ: Đèn chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có bốn c/số cho số có một chữ số - 3 HS làm bài: 9845 : 6 ; 4875 : 5; 2567 : 4. - Nhận xét. Hoạt động 2: (8-10'): Giới thiệu về chữ số La Mã - GV viết lên bảng các chữ số La Mã I, V, X, HS quan sát và đọc theo lời của GV: một, năm, mười. - Ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II đọc là hai. - HS viết vào nháp và đọc theo. (Tương tự với chữ số II được số III). - GV chỉ V và nói đây là số 5, ghép vào bên trái chữ số V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn V một đơn vị đó là số bốn,Viết: IV, đọc: bốn - Viết thêm I vào bên phải chữ số V ta được số lớn hơn V một đơn vị, đó là số VI viết: VI, đọc: sáu. - GV giới thiệu chữ số VII, VIII, XI, XII tương tự như trên. - GV giới thiệu số XX: Viết hai chữ số XX liền nhau ta được chữ số XX - Viết vào bên phải số XX một chữ số I ta được số lớn hơn XX một đơn vị đó là số XXI. - Sau mỗi lần giới thiệu GV cho HS viết vào nháp và đọc theo. Hoạt động 3: (18-20’): Luyện tập, thực hành HS làm bài tập 1, 2, 3a, 4 (SGK trang121) * Bài tập 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã: - GV cho HS đọc số La Mã theo hàng ngang, cột dọc, theo thứ tự bất kì. - Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Củng cố cách đọc số La Mã. * Bài tập 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - HS thực hành trên đồng hồ: GV quay kim đồng hồ (chỉ giờ đúng), HS lần lượt nêu số giờ. - Cho 2 HS ngồi cạnh nhau hỏi và trả lời trên các mặt đồng hồ BT2. - Một số cặp nêu trước lớp . - HS - GV nhận xét chốt kết quả. Củng cố về cách xem đồng hồ bằng số La Mã. * Bài tập 3a: Viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI theo thứ tự từ bé đến lớn: b) Theo thứ tự từ lớn đến bé. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nêu kết quả. - Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) II, IV, V, VI, VII, IX, XI. b) XI, IX, VII, VI, V, IV, II. * Bài tập 4: Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã: - Tổ chức trò chơi Ai nhanh ? - Các nhóm tham gia chơi. - Bình chọn nhóm thắng cuộc. Củng cố cách viết chữ số La Mã. Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập và chuẩn bị tiết sau: Luyện tập Tập đọc: TIẾNG ĐÀN I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ: vi-ô-lông, ắc-sê, trắng trẻo, khẽ rung động. - Giọng đọc: Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiều: - Hiểu nghĩa các từ mới: lên dây, ắc - sê, dân chài. - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. CHUẨN BỊ: Đèn chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu - 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Đối đáp với vua, TLCH về nội dung đoạn đọc. - Nhận xét. Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc). b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: + GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ mục I. + HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp: + HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài. + GV giải nghĩa từ ngữ mục I. - Đọc từng đoạn trong nhóm 2 em. - Đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động 3: (8-10’): Tìm hiểu bài - HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. - GV chốt lại các ý đúng. - HS nêu nội dung, ý nghĩa của bài. - GV chốt lại: Tiếng đàn của Thuỷ rất trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Hoạt động 4: (8-10’): Luyện đọc lại - GV đọc lại bài văn. - Hướng dẫn HS đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn: Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn / thì như có phép lạ, / những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. // Vầng trán cô bé hơi tái đi / nhưng gò má ửng hồng, / đôi mắt sẫm màu hơn, / làn mi rậm cong dài khẽ rung động. // - 2 HS thi đọc đoạn văn. - 2 HS thi đọc cả bài. Hoạt động 5: (1-2'): Hoạt động nối tiếp - HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà. Luyện Tiếng Việt: Ôn Tập làm văn: Tuần 24 KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT I. MỤC TIÊU: 1. Rèn KN nói: Kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem. 2. Rèn KN viết: Viết lại được lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 -10 câu), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. II. CHUẨN BỊ: Vở ôn luyện. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (12-14'): Củng cố kỹ năng kể * Bài tập 1: - 2 HS đọc y/c bài 1 và gợi ý, kết hợp xem tranh minh hoạ. - 1 HS kể mẫu. - HS thi kể. - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: (18-20'): Củng cố kỹ năng viết * Bài tập 2: - 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. - HS viết bài. - 5-7 HS đọc bài. - Cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Hoàn chỉnh bài viết (nếu chưa xong). Rút kinh nghiêm ..... ... ..... Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2016 Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Củng cố đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. II. CHUẨN BỊ: Các que diêm (hoặc que tính). III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố thứ tự các số La Mã - HS chữa bài tập 3 (BTT trang 35). - Nhận xét. Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành HS làm bài tập 1, 2, 3, 4a, b (SGK trang 122) * Bài tập 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - HS làm bài theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm. - HS giải thích kết quả. - Nhận xét, chốt đáp án đúng: 4 giờ; 8 giờ 15 phút; 9 giờ 55 phút. Củng cố cách đọc các số La Mã từ I đến XII trên mặt đồng hồ. * Bài tập 2: Đọc các số La Mã sau: - HS nêu yêu cầu. - HS nối tiếp nhau đọc. - Cả lớp, GV nhận xét chốt kết quả đúng. - Cho nhiều HS đọc lại . Củng cố về đọc các số La Mã từ I đến XII. * Bài tập 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S: - HS làm bài cá nhân. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. - HS giải thích kết quả bài làm. - Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng: Đ, Đ, S, Đ, Đ, S, Đ, Đ. Củng cố về nhận biết giá trị của các số La Mã từ I đến XII. * Bài tập 4a, b: Dùng các que diêm xếp thành các số theo yêu cầu a, b trong SGK - Tổ chức trò chơi Nhóm thắng cuộc. - GV hướng dẫn HS cách chơi, nêu luật chơi. - HS chơi trò chơi theo nhóm 4 em xếp các số theo yêu cầu. - Nhóm nào xếp xong trước nhất và đúng là nhóm thắng cuộc. Củng cố cách nhận biết các số La Mã thông qua trò chơi xếp hình. * Bài tập 5: Xếp 3 que diêm thành số 9. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Các nhóm kiểm tra chéo bài làm. - Nhận xét, nêu lại cách xếp. - GV chốt đáp án đúng. Tiếp tục củng cố cách nhận biết các số La Mã thông qua trò chơi xếp hình. Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học, giao bài về nhà. Tập viết: ÔN CHỮ HOA R I. MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1 dòng); Ph, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng Rủ nhau đi cấy đi cày / Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. CHUẨN BỊ: Mẫu chữ viết hoa R, Phan Rang. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách viết hoa chữ Q - 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Q, Quang Trung. - Nhận xét. Hoạt động 2: (10-12’): Luyện viết bảng con a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: P (Ph), R. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS tập viết bảng con chữ R, P. b. Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng: Phan Rang. - GV giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. - HS tập viết bảng con: Phan Rang c. Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng: Câu ca dao khuyên ta phải chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ. - Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? - HS tập viết bảng con: Rủ, Bây. Hoạt động 3: (16-18’): HS luyện viết vào vở tập viết * GV nêu yêu cầu: - Viết chữ R: 1 dòng cỡ chữ nhỏ. - Viết chữ Ph, H: 1 dòng cỡ chữ nhỏ. - Viết chữ Phan Rang : 2 dòng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng: 2 lần cỡ chữ nhỏ. * HS viết vào vở tập viết. * Chấm chữa bài: GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2015_2016_tru.doc