Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

I. MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- HSNK : Đọc phân biệt đúng lời nhân vật, biết thay đổi giọng phù hợp.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo (trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa).

2. Kể chuyện

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- HS NK: Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện và kể được toàn bộ câu chuyện

- Giáo dục HS có tinh thần ham học hỏi, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn câu đoạn cần hướng dẫn luyện đọc:

Thấy những con dơi xòe cánh chao đi / chao lại như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lọng nhảy xuống đất / bình an vô sự.//

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 45 trang ducthuan 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021
Ngày soạn: 23/01/2021
Ngày giảng: 25/01/2021
SÁNG
Tiết 1. Chào cờ
Tiết 2. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số có 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4. 
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập 
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, diễn đạt câu trả lời, trình bày câu lời giải. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đặt tính rồi tính:
 2634 + 4848 ; 707 + 5857
- Nhận xét.
 3634 5867
 + 4848 + 707
 8482 6574
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên ghi bảng phép tính: 
 4000 + 3000 = ? 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm
- Nhận xét, kết luận
- Y/c HS tự nhẩm các phép tính còn lại.
- Y/c HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá
5000 + 1000 = 6000 4000 + 5000 = 9000
6000 + 2000 = 8000 8000 + 2000=10000
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu 
- Yêu cầu lớp tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
6000 + 500 = 6500 300 + 4000 = 4300
2000 + 400 = 2400 600 + 5000 = 5600
9000 + 900 = 9900 7000 + 800 = 7800
Bài 3: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3. 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 2541 5348 b) 4827 805 
 + + + +
 4238 936 2634 6475
 6779 6284 7461 7280
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- Y/c HS tự giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Buổi chiều bán được số lít dầu là:
342 x 2 = 684 (lít)
Cả hai buổi bán được số lít dầu là:
342 + 648 = 1026 (lít)
 Đáp số: 1026 lít
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS xem trước bài mới
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Tính nhẩm
- Nêu cách nhẩm các số tròn nghìn
 (4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn vậy : 4000 + 3000 = 7 000).
- Nhận xét, bổ sung
- Lớp tự làm các phép tính còn lại.
- Nêu kết quả và cách nhẩm
- Nhận xét, bổ sung
- Tính nhẩm (theo mẫu)
- Quan sát, lắng nghe
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Đặt tính rồi tính.
- 4HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét
- Đọc
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- 1HS giải bài toán trên bảng, lớp giải bài vào vở
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3, 4. Tập đọc – Kể chuyện
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
- HSNK : Đọc phân biệt đúng lời nhân vật, biết thay đổi giọng phù hợp.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo (trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa).
2. Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS NK: Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện và kể được toàn bộ câu chuyện
- Giáo dục HS có tinh thần ham học hỏi, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn câu đoạn cần hướng dẫn luyện đọc:
Thấy những con dơi xòe cánh chao đi / chao lại như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lọng nhảy xuống đất / bình an vô sự.//
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chú ở bên Bác Hồ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Ông tổ nghề thêu
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Y/c HS đọc nối tiếp từng câu
- Y/c HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. 
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Gọi các nhóm thi đọc đoạn 3
- Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
+ Nhờ ham học mà kết quả học tập của ông ra sao?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2
+ Khi ông đi sứ sang Trung Quốc nhà vua Trung Quốc đã nghĩ ra kế gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4 
+ Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái làm gì để sống ?
+ Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian? 
+ Cuối cùng Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5. 
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu?
+ Qua bài văn cho thấy Trần Quốc Khái là người như thế nào? 
=>Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
4. Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 (giọng đọc chậm rãi, khoan thai)
- Y/c HS thi đọc diễn cảm đoạn văn
- Nhận xét, đánh giá
KỂ CHUYỆN 
5. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
6. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu. 
- Y/c HS trao đổi cặp tự đặt tên cho các đoạn còn lại của câu chuyện.
- Gọi HS nêu kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những cặp đặt tên hay.
- Mỗi HS chọn 1 đoạn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- Mời 5 em tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một học sinh NK kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, đánh giá
7. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Qua câu chuyện, giúp chúng ta hiểu Trần Quốc Khái chính là người đã truyền dạy cho ND ta nghề thêu và nghề làm lọng mà ông đã học được ở nước Trung Quốc trong một lần đi sứ.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tập kể lại câu chuyện và xem trước bài mới. 
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài
- Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc trong nhóm 3. 
- Thi đọc đoạn 3
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh toàn bài
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 
+ Trần Quốc Khái đã học trong khi đi đốn củi, 
+ Nhờ chăm học mà ông đã đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan trong triều đình .
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Vua cho dựng lầu cao mời ...
- HS đọc thầm đoạn 3, 4.
+ Trên lầu cao đói bụng ông quan sát đọc chữ viết trên 3 bức tượng rồi bẻ tay tượng ... 
+ Ông chú tâm quan sát hai chiếc lọng và..., 
+ Ông nhìn thấy dơi xòe cánh để bay ông bắt chước ôm ...
- HS đọc thầm đoạn 5.
+ Vì ông là người truyền dạy cho dân về nghề thêu từ đó mà nghề ...
+ HS phát biểu
- HS nhắc lại nội dung
- Luyện đọc diễn cảm 
- Thi đọc 
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe 
- Đọc
- HSNK thực hiện mẫu
- HS phát biểu. 
- HS tự chọn 1 đoạn rồi tập kể trong nhóm
- Lần lượt 5 em kể nối tiếp theo 5 đoạn của câu chuyện.
- HSNK kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp 
- Nhận xét. 
- Phát biểu
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tự nhiên và xã hội
THÂN CÂY
I. MỤC TIÊU
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò); theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
- HSNK: Mô tả, trình bày rõ ràng, mạch lạc được đặc điểm của loại cây mà em biết
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu theo ý hiểu.
- THBVMT: HS biết chăm sóc và bảo vệ cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS nêu lại phần bạn cần biết của bài Thực vật
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Yêu cầu từng cặp quan sát các hình trang 78, 79 SGK: chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò. Trong đó cây nào có thân gỗ và cây nào là thân thảo.
- Dán lên bảng tờ giấy lớn đã kẻ sẵn bảng. Mời một số em đại diện một số cặp lên trình bày và điền vào bảng. 
- Hỏi thêm: Cây su hào có đặc điểm gì?
=> Nhận xét: Củ su hào chính là thân cây. Thân cây su hào là một loại thân biến dạng thành củ, gọi là thân củ.
- Chốt lại: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Thân cây có loại là thân gỗ, có loại thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ, gọi là thân củ.
3. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
- Dán bảng câm lên bảng:
Cấu tạo, cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Bò
Leo
- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây.
- Yêu cầu hai nhóm xếp thành hai hàng dọc trước bảng câm.
- Giáo viên hô bắt đầu thì các thành viên bắt đầu dán vào bảng.
- Yêu cầu lớp nhận xét, khen ngợi các nhóm điền xong trước và điền đúng 
Cấu tạo, cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
xoài, lúa, ngô, bàng, cây gỗ trong rừng, cau, phượng vĩ, rau ngót, bưởi
ngô, lúa
Bò
bí ngô, rau muống, dưa hấu, 
Leo
bầu, dưa leo, mướp, hồ tiêu
* Lưu ý: Cây hồ tiêu khi còn non là thân thảo, khi già thân hóa gỗ.
- Kể tên 1 số cây có thân mọc đứng, thân bò, thân leo?
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Các loại cây trên mang lại lợi ích gì?
( Nêu ích lợi của các loại cây trên)
- Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?( Tười nước, nhổ cỏ, xới đất, vun, bón phân,...)
- Nhận xét tiết học, dặn CB bài sau
- Nêu
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi
- Một số em đại diện các cặp lần lượt lên mô tả về đặc điểm và gọi tên từng loại cây sau đó lần lượt mỗi em điền tên một cây vào từng cột: xoài (đứng) thân cứng cây bí đỏ (bò) Dưa chuột (leo) cây lúa (đứng) thân mềm 
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Nhận phiếu
- HS tham gia chơi trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Kể tên
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7. Đạo đức
 ÔN TẬP TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Rèn tính tự giác tích cực tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
- HS NK: Hiểu tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt câu cho HS. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- Các bài hát về chủ đề nhà trường; các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống (BT 4 - VBT). 
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận
a) Khuyên Tuấn đừng từ chối.
b) Xung phong giúp các bạn. 
c) Nhắc nhở các bạn không được làm ồn.
d) Nhờ người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp.
3. Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường . 
- Nêu yêu cầu bài tập: Hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia ?
- Y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên kết luận chung: Tham gia việc trường, việc lớp vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS.
- Liên hệ: Bản thân em đã thực hiện tốt việc trường, việc lớp chưa?
4. Củng cố dặn dò 
- Em sẽ tiếp tục làm gì để thực hiện tốt hơn việc ở trường, ở lớp?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và thực hiện các việc đã nêu ở hoạt động 2, chuẩn bị bài sau. 
- Nghe
- Thảo luận theo nhóm tổ
- Trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe, đọc lại
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Liên hệ, kể những việc em đã thực hiện tốt.
- Phát biểu, nêu những việc em sẽ tiếp tục làm để thực hiện tốt hơn những việc ở trường, ở lớp.
- Nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2021
Ngày soạn: 23/01/2021
Ngày giảng: 26/01/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000, bao gồm đặt tính và tính đúng. 
- Biết giải toán có lời văn có phép trừ các số trong phạm vi 10 000. 
- Bài tập cần làm: 1, 2b, 3, 4. 
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập, vận dụng làm thuần thục.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải 
II. DỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Tính nhẩm
 6000 + 2000 = 6000 + 200 =
 400 + 6000 = 4000 + 6000 = 
- Nhận xét, tuyên dương
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ: 
- Ghi bảng 8652 – 3917 
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
- Nhận xét, đánh giá
 8652
 - 3917
 4735
- Y/c HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
 6385 7563 8090 3561
- - - -
 2927 4908 7131 924
 3458 2655 959 2637
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 5482 8695 b) 9996 2340
 - 1956 - 2772 - 6669 - 512
 3526 5923 3327 1828
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Cửa hàng còn lại số mét vải là:
4283 – 1635 = 2648 (m)
 Đáp số: 2648 mét vải
Bài 4. Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó.
- Y/c HS làm trong vở ô li.
- Nhận xét, tuyên dương
 A O B
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc phép tính
- Thực hiện yêu cầu, 1HS lên bảng tính
- Nhận xét
- Nêu 
- Đọc yêu cầu BT
- 4 HS lên bảng làm BT
- Nhận xét
- Đọc: Đặt tính rồi tính
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét	
- Đọc
- Tóm tắt bài toán
- 1HS làm vào bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập
+ Thực hiện yêu cầu vẽ đoạn thẳng AB 8 cm
+ Xác định trung điểm đoạn thẳng AB.
- Nghe 
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Chính tả (Nghe – viết)
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác trình bày đúng đoạn ( từ đầu đến triều đình nhà Lê) trong bài, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT 2a
- HSNK: Viết đúng, trình bày sạch đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung của bài tập 2a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đọc cho HS viết: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn.
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Đọc đoạn chính tả.
- Y/c HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đoạn chính tả cho biết Trân Quốc Khái hồi nhỏ ham học như thế nào?( Trần Quốc Khái, hồi nhỏ rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách.)
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? 
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả, tìm các tiếng khó và luyện viết vào bảng con: Trần Quốc Khái, Khái, Lê; kéo, vỏ trứng, đọc sách, tiến sĩ, triều đình.
- Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi viết bài
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát bài
- Chấm, chữa bài: Chấm từ 5 – 6 bài
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài
- Nhận xét, đánh giá: Thứ tự điền đúng: 
Chăm, trở, trong, triều, trước, trí, cho, trọng, trí, truyền cho.
- Gọi 1 số em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu hoàn chỉnh.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS viết lại cho đúng những từ còn viết sai, chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- Đọc 
- Trả lời 
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu tư thế ngồi viết
- Nghe và viết bài vào vở. 
- Soát lỗi chính tả
- Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- Thực hiện yêu cầu
- 2HS lên bảng thi làm bài
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc lại đoạn văn.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập viết
ÔN CHỮ HOA : O, Ô, Ơ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
- HSNK: Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp bài viết.
- GDHS ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp, thêm yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ. Tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài viết về nhà của học sinh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. HD viết trên bảng con 
a. Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu các chữ O, Ô, Ơ, Q, T kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu: Lãn Ông (Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông.)
- Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con : Lãn Ông
- Nhận xét
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu: Câu ca dao ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà Nội. Hà Nội có ổi ở Quảng Bá (làng ven Hồ Tây) và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố Hàng Đào đẹp đến làm say lòng người.
- HD HS viết các chữ : Ổi, Quảng Bá, Hồ Tây.
- Nhận xét.
3. Viết bài vào vở 
- Nêu yêu cầu viết theo cỡ nhỏ 
- Lưu ý HS viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Chấm một số bài, nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- L, Ô, Q, B, H, T, Đ
- Tập viết chữ O, Ô, Ơ, Q, T trên bảng con.
- Đọc: Lãn Ông
- Lắng nghe
- Viết bảng con 
- Đọc câu ứng dụng 
- Lắng nghe
- Viết bảng con.
- Nghe
- Viết vào vở Tập viết
- Nghe
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và xã hội
THÂN CÂY ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật. 
- Kể ra ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu theo ý hiểu.
- GD HS ý thức trồng và chăm sóc cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 80, 81; Phiếu bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kể tên 1 số cây có thân đứng, thân bò, thân leo.
- Kế tên 1 số cây có thân gỗ, thân thảo.
- Nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- HS quan sát hình 1, 2, 3 sách giáo khoa.
+ Theo em việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
+ Em có biết vì sao ngọn mướp bị khô héo và chết không? Hãy nói cả lớp cùng nghe.
- Chốt: Ngọn mướp bị khô héo và chết 
vì không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Vì trong nhựa cây có các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
+ Ngoài ra thân cây còn có những chức năng gì khác?
- Kết luận: Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
3. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong sách giáo khoa trang 80, 81. 
+ Hãy nêu ích lợi của thân cây đối với con người và động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà, đóng tàu, bàn ghế?
+ Kể tên cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn? 
- Nhận xét
- KL: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người: Rau muống, rau cần, su hào,...; động vật: Thân cây ngô, cỏ, lúa,...; Thân cây để đóng đồ dùng, làm nhà: Lim, xoan, xà cừ, sến, táu, lát,... Một số thân cây được dùng để làm cao su, làm sơn: cao su ( Hạt cao su có thể dùng chế tạo sơn điện di, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt,... Một số thân cây được dùng làm thuốc: Ngải cứu, tía tô, mùi tàu, .... 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Thân cây có nhiều ích lợi, em cần làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây?
( Tăng cường trồng nhiều cây, nhổ cỏ, bón phân, tưới nước, xới đất, vun, phun thuốc trừ sâu,...)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới 
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lớp theo dõi.
- Rạch vào thân cây cao su, cây đu đủ hoặc nắt ngọn mướp em thấy có nhựa chảy ra.
- Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm bấm ngọn mướp nhưng không làm đứt hẳn. Vài ngày sau, ngọn mướp bị khô héo và chết.
- Phát biểu
- Lắng nghe, nhắc lại
- HS phát biểu
- Thảo luận nhóm tổ
- Các nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại
- Tự liên hệ
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
Thứ tư ngày 27 tháng 01 năm 2021
Ngày soạn: 24/01/2021
Ngày giảng: 27/01/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số đến 4 chữ số. 
- Biết trừ các số đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 (giải được một cách). 
- HSNK: Giải được bài tập 4 bằng 2 cách
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, diễn đạt câu trả lời, trình bày câu lời giải trong vở.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS lên bảng làm bài tập: Đặt tính rồi tính:
 5428 - 1956 9996 – 6669
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu: 8000 -5000 = ?
- Y/c HS thực hiện vào vở các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, đánh giá
7000 – 2000 = 5000 9000-1000 = 8000
6000 - 4000 = 2000 10000 – 8000 = 2000
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS đọc mẫu, phát hiện cách tính nhẩm. 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
3600 – 600 = 3000 6200 – 4000 = 2200
7800 – 500 = 7300 4100 – 1000 = 3100
9500 – 100 = 9400 5800 – 5000 = 800
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá
a) 7284 9061 b) 6473 4492
 - 3528 - 4503 - 5645 - 833 
 3756 4558 828 3659 
Bài 4 : 
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Y/c HS tự giải bài (khuyến khích giải theo hai cách)
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải (cách 1)
Hai lần chuyển đi số kg muối là:
2000 + 1700 = 3700 (kg)
Trong kho còn lại số muối là:
4720 - 3700 = 1020 (kg)
 Đáp số: 1020 kg
Bài giải (cách 2)
Sau lần chuyển đầu tiên, trong kho còn lại số muối là:
4720 – 2000 = 2720 (kg)
Sau lần chuyển thứ hai, trong kho còn lại số kg muối là:
2720 – 1700 = 1020 (kg)
 Đáp số: 1020 kg 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại BT, CB trước bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- Tính nhẩm.
- Thực hiện tính nhẩm 8000-3000
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả
- Nhận xét, bổ sung 
- Tính nhẩm (theo mẫu).
- Thực hiện yêu cầu
- Làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp làm bài vào vở, 2HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính
- Nhận xét
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Lớp giải bài vào vở, 1HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc
BÀN TAY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
- Hiểu nội dung: Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. (Trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ).
- HSNK: Biết đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí, thể hiện giọng điệu phù hợp với nội dung bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung câu thơ cần luyện đọc ngắt nhịp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Y/c HS đọc bài “Ông tổ nghề thêu” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Bàn tay cô giáo
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm bài thơ (giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú, khâm phục của các em học sinh trước những gì cô giáo làm được). 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
- Y/c HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ? 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài thơ, quan sát tranh minh họa, trả lời câu hỏi:. 
+ Em thấy bức tranh của cô giáo thế nào? Em hãy tả lại bức tranh đó bằng lời của mình.
- Mời một em đọc lại hai dòng thơ cuối, lớp đọc thầm theo .
+ Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- Kết luận nội dung bài: Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. 
 4. Học thuộc lòng bài thơ: 
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Y/c HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS học thuộc bài và xem trước bài Nhà Bác học và bà cụ.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Nghe
- Lắng nghe 
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó và đọc ngắt nhịp.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ: phô, thoắt, mầu nhiệm
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Một em đọc bài thơ, lớp đọc thầm theo.
+ Thoắt cái cô đã gấp 1 chiếc thuyền cong xinh...
- Đọc thầm trao đổi và nêu : 
+ Bức tranh của cô giáo vẽ rất đẹp: Cô vẽ cảnh biển, có thuyền, sóng vỗ dập dềnh, có ông mặt trời đang tỏa những tia nắng vàng,...
- Một em đọc lại hai dòng thơ cuối.
- Phát biểu ý kiến
- Lắng nghe, nhắc lại
- Học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét
- Nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 5. Luyện Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000, bao gồm đặt tính và tính đúng. 
- Củng cố cách giải toán có lời văn có phép trừ các số trong phạm vi 10 000. 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3. 
- HS NK: Làm được thêm BT 4.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, diễn đạt câu trả lời, trình bày câu lời giải trong bài toán có lời văn.
II. DỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Tính nhẩm
 600 - 200 = 9000 - 6000 =
 4500 - 3500 = 8000 - 5000 = 
- Nhận xét, tuyên dương
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1. Đặt tính rồi tính
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
- Nhận xét, đánh giá
- Y/c HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
6234 – 3526 = 2708 6578 – 3597 = 2981
4645 – 3737 = 908 9294 – 567 = 8727 
Bài 2. Tìm x
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Muốn tìm một số hạng làm thế nào?
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a. x + 1 234 = 3 356
 x = 3 356 – 1 234
 x = 2 122 
 b. x + 235 = 1 525 
 x = 1 525 – 235
 x = 1 290
Bài 3: Một quyển truyện dày 235 trang, An đã đọc được 157 trang. Hỏi An còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển truyện? 
- Gọi học sinh đọc bài toán 3. 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
 An còn phải đọc số trang là:
235 – 157 = 78 ( trang)
 Đáp sô: 78 trang
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài toán
Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 1 tấn 500 kg thóc. Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được bằng số thóc của thửa ruộng thứ nhất. Hỏi cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
- Em có nhận xét gì về số thóc đã cho
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Đổi 1 tấn 500 kg = 1 500 kg
Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số thóc là:
 1 500 : 3 = 500 ( kg)
Cả hai thửa ruộng thu hoạch được số thóc là:
 1 500 + 500 = 2 000 ( kg)
 2 000 kg = 2 tấn
 Đáp số: 2 tấn thóc
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- HS đọc đặt tính rồi tính
- 2HS lên bảng làm bài
- Nhận xét	
- Nêu
- Đọc
- Trả lời
- 1HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét.
- Đọc bài toán
- Một học sinh lên TT và giải trên bảng, lớp giải vào vở.
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- HS tóm tắt bài toán
- HS nêu nhận xét
- HS tự làm vào vở, 1 em lên bảng giải.
- HS khác nhận xét
- Nghe 
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 6. HĐGD
VĂN HÓA GIAO THÔNG
Bài 7: NHÌN THẤY VẬT CẢN KHÔNG AN TOÀN
TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết thế nào là giao thông an toàn, đúng luật.
- Chấp hành tốt an toàn giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.
2. Kỹ năng:
- HS biết cách xử lý khi nhìn thấy vật cản trên đường giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người
3. Thái độ:
- HS hình thành thói quen dọn dẹp, xử lý vật cản không an toàn khi nhìn thấy trên đường giao thông
- HS thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các loại đường giao thông và 1 số vật cản trên các đường giao thông đó
- Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.
2. Học sinh:
- Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3.
- Đồ dung dạy học sử dụng trong tiết học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS nêu các loại đường giao thông đã được học ở lớp 2
- Cho HS xem 1 số hình ảnh về đường giao thông có vật cản nằm trên đó, hỏi: 
+ Em hãy cho biết đường giao thông trong hình là loại đường giao thông gì? Em có nhìn thấy gì trên đường giao thông đó không?
+ GV hỏi: Em đã bao giờ thấy vật cản nằm trên đường đi của mình chưa? Khi đó em đã làm gì?
2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “ Có phải tại viên gạch”
- Y/c 2 HS đọc câu chyện “Có phải tại viên gạch”.
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong sách/ 28
- Nêu câu hỏi, mời các nhóm trình bày
+ Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy điều gì?
+ Nhìn thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việt làm gì? Việt có đồng ý làm theo lời Nam không?
+ Tại sao ba mẹ Việt bị ngã?
* Liên hệ: Nếu em là Việt trong câu chuyện, em sẽ làm gì? 
- Tuyên dương những học sinh có quyết định đúng đắn.
- GV Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta nên làm gì?
Nếu thấy vật cản trên đường
Hãy mau dọn dẹp, tai ương đâu còn.
( GV giải thích cho HS hiểu từ “tai ương”)
3. Hoạt động thực hành:
- Y/c HS quan sát các hình ảnh ở HĐ thực hành trong sách/ 28, 29, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: “Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy trên đường phố những hình ảnh sau?”
- “ Nếu để nguyên vật cản đó trên đường thì sẽ có điều gì xảy ra?”
- GV đưa từng hình ảnh, y/c HS trả lời cách xử lý của mình khi nhìn thấy vật cản trên đường phố.
- Theo em, nếu nhìn thấy vật cản trên đường phố mà làm ngơ, không dọn dẹp thì điều gì sẽ xảy ra?
- Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta không được làm ngơ mà cần dọn những vật đó sang 1 bên. Nếu vật cản quá to nặng hoặc có thể gây nguy hiểm như dây điện, các em nên nhờ người lớn giúp đỡ, không nên tự làm 1 mình để đảm bảo an toàn cho bản 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_to.doc