Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tham gia được các hoạt động chào năm mới của trường, lớp

- Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá.

- Tham gia được Hội chợ Xuân

* Năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể, trao đổi với bạn để thực hiện mua sắm trong Hội chợ Xuân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động làm các sản phẩm để trao đổi trong Hội chợ Xuân: Sử dụng các sản phẩm trao đổi đường để trang trí nhà cửa.

- Phẩm chất trách nhiệm: Sử dụng đồng tiền để mua sắm khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2;

- Một số đồng tiền hoặc hình ảnh đồng tiền với các mệnh giá khác nhau;

- Một số mặt hàng gần gũi với đời sống của HS

2. Đối với học sinh

- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán);

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau

 

docx 44 trang ducthuan 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2022 
Hoạt động tập thể - Sinh hoạt dưới cờ
Trải nghiệm sáng tạo
CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tổng kết chủ đề “ Chào năm mới”
Tích hợp Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ: LỚP EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NHẬN DIỆN - KHÁM PHÁ
`Giới thiệu môi trường sống quanh em.
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tham gia được các hoạt động chào năm mới của trường, lớp
- Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá. 
- Tham gia được Hội chợ Xuân
* Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể, trao đổi với bạn để thực hiện mua sắm trong Hội chợ Xuân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Phẩm chất 
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động làm các sản phẩm để trao đổi trong Hội chợ Xuân: Sử dụng các sản phẩm trao đổi đường để trang trí nhà cửa. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Sử dụng đồng tiền để mua sắm khi cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2;
- Một số đồng tiền hoặc hình ảnh đồng tiền với các mệnh giá khác nhau; 
- Một số mặt hàng gần gũi với đời sống của HS
2. Đối với học sinh
- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán);
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, 
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
– Trước khi tham gia lễ tổng kết, GV yêu cầu HS nhớ lại những hoạt động mình đã thực hiện trong chủ đề “Chào năm mới” và yêu cầu mỗi HS cần nhớ ít nhất một điều trong lễ tổng kết.
- GV tổ chức cho HS tham gia lễ tổng kết chủ đề “Chào năm mới” theo kế hoạch của nhà trường.
– Sau khi về lớp, GV mời một số HS chia sẻ những điều mình đã ghi nhớ được và cảm nghĩ của các em về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề“Chào năm mới”.
– GV khen ngợi những HS chăm chú và ghi nhớ được nhiều thông tin sau khi dự lễ tổng kết.
*. Tích hợp giáo dục địa phương.
1. Nhận diện – khám phá
a. Mô tả môi trường sống quanh em.
Em hãy quan sát, nhớ lại và cho biết môi trường nơi em sống có những gì?
- Rừng, cây, cỏ
- Sông, suối, hồ nước
- Núi, đồi
- Chim, thú
- Không khí
b. Kể tên những địa điểm quanh em có môi trường chưa xanh – sạch – đẹp.
- GV nhận xét.
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS nhớ lại những hoạt động mình đã thực hiện trong chủ đề “Chào năm mới”
- HS tham gia lễ tổng kết chủ đề “Chào năm mới” theo kế hoạch của nhà trường.
- HS chia sẻ những điều mình đã ghi nhớ được và cảm nghĩ của các em.
- HS mô tả về môi trường sống tại nơi em ở.
- HS kể.
Toán
Tiết 96: BẢNG NHÂN 2 (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 2 và thành lập Bảng nhân 2.
- Vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên:thẻ giấy ghi số: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20; 10 thẻ 2 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 2
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức chơi trò chơi Bắn tên
 - Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 2.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu
?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
?. Khi thực hiện phép tính có đơn vị đo cần lưu ý gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả
- GV trợ giúp HS hạn chế
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét chung
- HS đọc yêu cầu
. tính
. Ghi kết quả kèm đơn vị đo
- HS làm bài cá nhân – kiểm tra chéo trong cặp
- HS chia sẻ
2kg x 6 = 12kg
2kg x 10 = 10kg
2cm x 8 = 16cm
2dm x 9 = 18dm
2l x 7 = 14l
2l x 5 = 10l
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài 3a: Nêu phép nhân thích hợp vào mỗi tranh vẽ
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi nêu tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh
- Chia sẻ kết quả
Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết phép nhân thích hợp. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
- Điền phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ
- HS làm theo cặp đôi nói cho nhau nghe tình huống phù hợp với từng bức tranh
*Mỗi chậu hoa có 2 bông hoa hồng, có 5 chậu hoa. Vậy 2 được lấy 5 lần. 
*Mỗi bạn có 2 chiếc vợt bóng bàn, có 3 bạn. Vậy 2 được lấy 3 lần
- HS chia sẻ kết quả
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Học sinh lắng nghe.
Bài 3b: Kể một tình huống có sử dụng phép nhân 
2 x 4 trong thực tế 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp câu trả lời
- GV đánh giá phần chia sẻ của HS
- HS đọc đề suy nghĩ bài làm
- Thảo luận cặp đôi 
- Báo cáo kết quả trước lớp
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
3. Hoạt động vận dụng
Trò chơi: Kết bạn
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi
- Giáo viên tổng kết trò chơi
- Học sinh tham gia chơi: Kết thành vòng tròn
HS: Kết mấy? Kết mấy?
Quản trò: Kết 4. Kết 4
HS: tìm cách để kết thành nhóm 4
Quản trò: Mỗi người có 2 chân, 4 người có mấy chân?
HS: Nếu phép nhân để tìm tất cả số chân
- HS chơi nhiều lần
- HS nêu thêm tình huống có phép nhân trong thực tế
- Học sinh lắng nghe.
4. Củng cố bài học
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? 
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Tiếng Việt
BÀI 3: HỌA MI HÓT(Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc với tốc độ phù hợp, biết nghỉ hơi sau mỗi đoạn. 
- Hiểu nội dung bài: Sự thay đổi của các sự vật trên bầu trời và mặt đất khi nghe tiếng hót của họa mi, tiếng hót của họa mi là tín hiệu báo hiệu mùa xuân về.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết được sự thay đổi của các sự vật khi nghe tiếng hót họa mi. 
- Có tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi 1HS nhắc lại tên bài học tiết trước: “Mùa nước nổi”. 
- Gọi HS đọc bài “Mùa nước nổi”
- Nói về một số điều mà em thấy thú vị trong bài “Mùa nước nổi”
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm:
+ Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong tranh?
+ Những hình ảnh đó thể hiện cảnh, mùa nào trong năm?
+ Em thích nhất hình ảnh nào trong bức tranh?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thay đổi kì diệu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đang đổi mới.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: luồng sáng, rực rỡ, trong suốt, gợn sóng, vui sướng, 
- Luyện đọc câu dài: Da trời/ bỗng xanh hơn,/ những làn mây trắng trắng hơn,/xốp hơn,/ trôi nhẹ nhàng hơn; 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.17.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.8.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Yêu cầu 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.17.
- YC HS trả lời câu hỏi 2 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.8
- Tuyên dương, nhận xét.
Yêu cầu 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.17.
- YC HS trả lời câu hỏi 3 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.8
- Tuyên dương, nhận xét.
5. Củng cố bài học
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS trả lời.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- 1,2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ.
- 2, 3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: a, b, c.
C2: Đáp án đúng: a,b,d.
C3: Bình hoa này trong suốt.
C4: Thứ tự tranh: 4-3-2-1.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- HS chia sẻ.
Luyện tập Tiếng Việt
Ôn theo sách buổi 2
Ngoại ngữ ( 2 tiết)
( Giáo viên Tiếng Anh dạy)
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2022
 Giáo dục thể chất
 ( Giáo viên chuyên biệt dạy )
Tiếng Việt. Bài 3 (Tiết 3)
CHỮ HOA R
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ viết hoa R cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Rừng cây vươn mình đón nắng mai.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa R.
- HS: Vở Tập viết; vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa R.
+ Chữ hoa R gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa R.
- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết vở nháp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa R đầu câu.
+ Cách nối từ R sang ư.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa R và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố bài học
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết vở nháp.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiếng Việt. Bài 3 (Tiết 4)
HỒ NƯỚC VÀ MÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây.
- Biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý để đoán nội dung câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 1: Đoán nội dung từng tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Trong tranh có những có sự vật gì? 
+ Các sự vật đang làm gì?
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự vật diễn ra như thế nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Nghe và kể lại từng đoạn của câu chuyện
- GV kể mẫu trước 2 lần.
- GV HD HS kể lại câu chuyện theo từng đoạn. Hoạt động theo cặp đôi.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Vận dụng
- HDHS viết 2-3 câu kể về bài học mình nhận được thông qua câu chuyện Hồ nước và mây.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố bài học.
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, nhận xét.
Toán
Tiết 97: BẢNG NHÂN 5 ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 5 và thành lập Bảng nhân 5
- Vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học:NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
- Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: thẻ giấy ghi số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45; 10 thẻ 5 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5
- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1: Hình thành bảng nhân 5
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ chức chơi trò chơi Truyền bóng
 - Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 2.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
- Yêu cầu quan sát tranh trong SGK: nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh
- Yêu cầu chia sẻ
- GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân
- GV nhận xét
- GV kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng
- HS quan sát và trao đổi nhóm đôi: mỗi hàng có 5 bạn đang tập thể dục, 3 hàng có 15 bạn
- HS chia sẻ
- HS trả lời: 5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân 
5 x 3 = 15
- HS lắng nghe
- HS mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Hình thành kiến thức
Thành lập bảng nhân 5
*GV cho HS trải nghiệm trên vật thật
- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bàn.
- Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: 
?. Có mấy chấm tròn?
?. Năm chấm tròn được lấy mấy lần?
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5 x 1 = 5 (ghi lên bảng phép nhân này).
- Hướng dẫn học sinh lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần học sinh lập được phép tính mới giáo viên ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5.
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3,..., 10.
- Học sinh đọc bảng nhân 5 vừa lập được
*HS trải nghiệm trên vật thật
- Quan sát hoạt động của giáo viên 
- Học sinh trả lời:
?. Có 5 chấm tròn
?. Năm chấm tròn được lấy 1 lần.
- Học sinh đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.
- Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6,..., 10 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nghe giảng.
- Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần
- Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
- Đọc bảng nhân.
- Thi đọc thuộc bảng nhân 5
3. Thực hành, luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập
- TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
- Mời các đại diện nhóm nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- HS thực hiện nghiêm túc YC
- HS chia sẻ, tương tác cùng bạn. Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp nêu kết quả.
- HS lắng nghe
4. Vận dụng
Trò chơi: Xì điện
 GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi.
- HS tham gia chơi
5. Củng cố bài học
?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? 
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
Tự nhiên và xã hội + Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT. BÀI 13
Tiết 39: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Tích hợp Giáo dục địa phương
CHỦ ĐỀ: LỚP EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên. 
- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên. 
*Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Phẩm chất 
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 
- Có ý thức gữ an toàn khi tiếp xúc với các cây và con vật ngoài thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo án.
Giấy A0, A2. 
Phiếu tự đánh giá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt Động Của Giáo Viên
1. Hoạt Động Mở Đầu
- GV Giới Trực Tiếp Vào Bài Thực Hành: Tìm Hiểu Môi Trường Sống Của Thực Vật Và Động Vật (Tiết 1)
2. Hoạt Động Hình Thành Kiến Thức
*Hoạt Động 1: Chuẩn Bị Đi Tìm Hiểu, Điều Tra
A. Mục Tiêu	
- Nêu Được Một Số Đồ Dùng Cần Mang Khi Đi Tìm Hiểu, Điều Tra Môi Trường Sống Của Thực Vật, Động Vật. 
- Biết Được Một Số Cách Để Thu Thập Thông Tin Khi Đi Tìm Hiểu, Điều Tra Thực Vật Và Động Vật. 
B. Cách Tiến Hành
Bước 1: Làm Việc Cá Nhân
- GV Yêu Cầu HS Quan Sát Hình Các Đồ Dùng SGK Trang 74 Và Trả Lời Câu Hỏi: Em Cần Chuẩn Bị Những Gì Khi Đi Tìm Hiểu, Điều Tra Về Thực Vật Và Động Vật Xung Quanh?
Bước 2: Làm Việc Nhóm
- GV Hướng Dẫn HS Trong Mỗi Nhóm Cùng Thảo Luận Để Trả Lời Câu Hỏi: 
+ Những Đồ Dùng Nào Cần Mang Khi Đi Tham Quan?
+ Vai Trò Của Những Đồ Dùng Đó Là Gì? 
Bước 3: Làm Việc Cả Lớp
- GV Mời Đại Diện Một Số Nhóm Trình Bày Kết Quả Làm Việc Của Nhóm. 
- GV Yêu Cầu HS Trả Lời Câu Hỏi: Để Bảo Vệ Môi Trường, Hạn Chế Rác Thải Nhựa, Chúng Ta Nên Đựng Nước Và Đồ Ăn Bằng Vật Dụng Gì? 
- GV Lưu Ý HS Đọc Bảng “Hãy Cẩn Thận” SGK Trang 76. 
*Hoạt Động 2: Đưa Ra Một Số Cách Và Nội Dung Để Thu Thập Thông Tin Về Môi Trường Sống Của Thực Vật, Động Vật
A. Mục Tiêu
- Kể Được Những Cách Thu Thập Thông Tin Về Thực Vật, Động Vật Và Môi Trường Sống Của Chúng.
- Nêu Được Nội Dung Đi Tìm Hiểu, Điều Tra Môi Trường Sống Của Thực Vật Và Động Vật. 
B. Cách Tiến Hành
Bước 1: Làm Việc Nhóm
- GV Yêu Cầu HS Trong Mỗi Nhóm Cùng Quan Sát Hình 1, Hình 2 SGK Trang 74, 75 Và Trả Lời Câu Hỏi: 
+ Các Bạn Trong Hình Đã Sử Dụng Cách Nào Để Thu Thập Thông Tin Về Thực Vật, Động Vật Và Môi Trường Sống Của Chúng?
+ Dựa Vào Mẫu Phiếu Điều Tra, Hãy Cho Biết Em Cần Tìm Hiểu, Điều Tra Những Gì?
Bước 2: Làm Việc Cả Lớp
Đại Diện Nhóm Trình Bày Kết Quả Làm Việc Của Nhóm:
- Cách Thu Thập Thông Tin Về Thực Vật, Động Vật Và Môi Trường Sống Của Chúng?
- Em Cần Tìm Hiểu, Điều Tra Những Gì?
- Em Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Tham Quan?
Bước 3: Củng Cố
- GV Hướng Dẫn HS: 
+ Cách Quan Sát Ngoài Thiên Nhiên: Quan Sát Cây, Con Vật Và Môi Trường Sống. 
+ Cách Ghi Chép Trong Phiếu Quan Sát: Ghi Nhanh Những Điều Quan Sát Được Theo Mẫu Phiếu Và Những Điều Chú Ý Mà Em Thích Vào Cột “Nhận Xét” Của Phiếu. 
- GV Lưu Ý HS:
+ Tuân Thủ Theo Nội Quy, Hướng Dẫn Của GV, Nhóm Trưởng. 
+ Chú Ý Quan Sát, Chia Sẻ, Trao Đổi Với Các Bạn Khi Phát Hiện Ra Những Điều Thú Vị Hoặc Em Chưa Biết Để Cùng Nhau Tìm Ra Câu Trả Lời Và Chia Sẻ Những Hiểu Biết Của Mình Với Các Bạn Trong Nhóm Cũng Như Học Hỏi Được Từ Các Bạn. 
+ HS Đựng Nước Vào Bình Nhựa, Đồ Ăn Đựng Trong Hộp, Hạn Chế Sử Dụng Nước Uống Đóng Chai Và Đựng Thức Ăn Bằng Túi Ni Lông. 
+ Cẩn Thận Khi Tiếp Xúc Với Các Cây Cối Và Con Vật: Không Hái Hoa, Bẻ Cành, Lá, Không Sờ Hay Trêu Chọc Bất Cứ Con Vật Nào. 
* Tích hợp giáo dục địa phương
2 TÌM HIỂU - MỞ RỘNG
2.1. Tìm hiểu lợi ích của việc giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp
Em hãy kể ra những lợi ích của việc giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.
2.2. Xác định việc làm tiết kiệm tài nguyên
a. Xem ảnh, chỉ ra các việc làm tiết kiệm tài nguyên.
b. Chia sẻ với bạn bè, thầy cô 3 lí do cần thiết tiết kiệm tài nguyên.
2.3. T ìm hiểu những việc em có thể tham gia để giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh
- Kể những việc em có thể tham gia để giữ gìn vệ sinh trường, lớp, đường phố và nơi công cộng, theo mẫu sau:
Giữ gìn vệ sinh tại lớp
Giữ gìn vệ sinh tại trường
Giữ gìn vệ sinh tại đường phố, nơi công cộng.
Thu dọn rác sau giờ học.
Hoạt động của học sinh
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh. 
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: 
+ Những đồ dùng cần mang khi đi tham quan: ba lô, sổ ghi chép, bình nước, mũ, kính lúp, găng tay
+ Vai trò của những đồ dùng đó: bảo vệ bản thân, sức khỏe (găng tay, mũ, bình nước), đựng các vật dụng cần thiết (ba lô), quan sát và ghi chép các hiện tượng tự nhiên quan sát được (kính lúp, sổ ghi chép).
+ Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng cách: không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, dùng tối đa các đồ có thể tái sử dụng như chai, lọ, hộp nhựa đựng thức ăn, giấy gói hoặc lá gói thức ăn,...
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. 
- HS trình bày kết quả làm việc:
+ Cách thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng: quan sát thực tế (sử dụng kính lúp,...), phỏng vấn người thân, phỏng vấn người dân ở địa phương đó, phỏng vấn thầy cố giáo để thu thập thông tin). 
- Em cần tìm hiểu, điều tra về cây cối/con vật; các thực vật, động vật xung quanh chúng; môi trường sống của chúng. 
- Em cần lưu ý khi đi tham quan:
+ Khi đi tham quan, đi theo nhóm và lắng nghe hướng dẫn của thầy, cô.
+ Lưu ý giữ an toàn cho bản thân: không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ vào bất cứ con vật nào. 
- HS lắng nghe, tiếp thu/ 
- HS thực hiện kể.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Âm nhạc
TIẾT 20: ÔN TẬP BÀI HÁT HOA LÁ MÙA XUÂN
* ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được lại tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Hoa lá mùa xuân,
 - Nhớ lại 5 nốt nhạc đã học
* Năng lực
- Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Hoa lá mùa xuân. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. Biết đọc cùng với nhạc đệm và gõ đệm cho bài đọc nhạc số 3.
* Phẩm chất
– Biết đọc nhạc và vận dụng gõ đệm theo nhịp 2/4.
- Qua bài hát giáo dục học sinh cách cảm nhận cảnh đẹp của hoa lá mùa xuân thật là tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh 
- Giáo án wort soạn rõ chi tiết
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Trò chơi: Tôi trước bạn sau để ôn tập các nốt nhạc đã học
+ GV đọc nốt Đô 
+ HS sẽ đọc các nốt kế tiếp đi lên: Rê-mi-pha-sol-la
+ GV đọc nốt La
+ HS sẽ đọc các nốt kế tiếp đi xuống : Sol-la-mi-re-đô
(Chú ý khi thực hiện HS cần đọc nhanh và đúng cao độ các nốt nhạc)
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
*Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân
Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
– GV gợi ý, trao đổi với HS tìm cách thể hiện khác cũng phù hợp với nhịp điệu của bài hát như: gõ xuống bàn và kết hợp vỗ tay theo nhịp.
– GV gợi ý/ hướng dẫn một số động tác vận động tại chỗ cho bài hát như: giơ tay sang phải, sang trái; đưa 2 tay lên đầu tạo thành bông hoa; hai bạn cầm tay nhau, 
– HS thực hiện theo các hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca. Lưu ý và sửa sai cho HS; nhắc nhở HS hát kết hợp vỗ tay nhấn mạnh hơn vào phách mạnh và nhẹ hơn vào phách nhẹ để thể hiện được sắc thái.
2. Đọc nhạc Bài số 3
+ Đọc lời ca và tên nốt: .(Chú ý đọc tên nốt chưa có cao độ)
- GV cho quan sát và giới thiệu về bài đọc nhạc Bài số 3. Đọc mẫu bài đọc nhạc qua một lần.
? Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài đọc nhạc.
- GV đọc tên nốt từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo
+ Câu 1: 
+ Câu 2:
- Cho HS đọc với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay: .(Chú ý đọc tên nốt chưa có cao độ)
- GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay của Đô – Rê – Mi-Sol-La và yêu cầu HS thể hiện lại thế tay của 5 nốt
- GV đọc mẫu theo kí hiệu bàn tay từng câu và hướng dẫn HS đọc theo. 
- GV cho HS đọc cả bài theo kí hiệu bàn tay bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV tổng kết – nhận xét.
+ Đọc nhạc với nhạc đệm: .(Chú ý đọc có cao độ)
- GV mở file nhạc đệm đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc theo.
- GV yêu cầu HS thực hiện với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV Cho HS kết hợp đọc nhạc theo nhạc đệm kết hợp vận động tự do theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc để các em đọc khớp với nhạc đệm. Sửa sai và nhắc nhở HS lắng nghe để kết hợp nhịp nhàng với âm nhạc.
-Hỏi tên các nốt nhạc đã học
- Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở)
3. Củng cố bài học.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài mới. làm bài tập VBT.
- Đọc nhạc lại bài đọc nhạc để kết thúc tiết học.
-Thực hiện
-Lắng nghe GV đọc và đọc lên xuống với các nốt còn lại.
-Quan sát, lắng nghe
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS lắng nghe, đọc theo
- HS đọc câu 1.
- HS đọc câu 2.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Quan sát, làm chậm thế tay của 5 nốt nhạc
-Vừa đọc từng câu, vừa làm thế tay 5 nốt.
-Lớp thực hiện.
-Nhận xét chéo nhau.
-Lắng nghe
- HS đọc nhạc với nhạc đệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS lưu ý những chỗ khó.
-1 HS trả lời: Nốt Đồ-rê-mi-pha-sol-la.
- Hs ghi nhớ.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
Luyện tập Toán
Ôn theo sách buổi 2
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2022
	Tiếng Việt. Bài 4(Tiết 1+2) 
BÀI 4: TẾT ĐẾN RỒI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Đọc đúng, rõ ràng của một văn bản thông tin ngắn. 
- Biết quan sát tranh.
- Hiểu nội dung bài: HS hình dung ra ngày Tết ở Việt Nam. Thông qua các sự vật quen thuộc: bánh chưng, bánh tét, tờ lịch đỏ, hoa đào, hoa mai, cành trúc, 
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi HS đọc bài Họa mi hót.
- Điều thú vị mà em học được từ bài Họa mi hót?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Khởi động
- GV chiếu một số hình ảnh về ngày Tết cho học sinh quan sát, đặt câu hỏi gợi ra sự thích thú của HS:
+ Em có thích Tết không?
+ Em thích nhất điều gì ở Tết?
+ Nói những điều em biết về ngày Tết?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Giọng điệu vui vẻ, hào hứng. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
- HDHS chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu cho đến trong năm.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thịt lợn.
+ Đoạn 3: Từ Mai và đào đến chúm chím.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hình trụ, hình khối, đặc trưng, 
- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc theo cặp. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.20.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 4 trong VBTTV/tr.9.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui vẻ, hào hứng.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động luyện tập
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.14.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.9.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- YCHS viết câu vào bài 3, VBTTV/tr.9
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
5. Củng cố bài học
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3-4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm hai.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: 3,1,4,2.
C2: a. hoa mai: rực rỡ sắc vàng.
 b. hoa đào: hồng tươi, xen lẫn lá xanh và nụ hồng chúm chím.
C3: Vào ngày Tết, hoa mai thật rực rỡ.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu nối tiếp.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Toán
Tiết 98: BẢNG NHÂN 5 ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 5 và thành lập Bảng nhân 5
- Vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học:NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
- Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: thẻ giấy ghi số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45; 10 thẻ 5 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5
- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ chức chơi trò chơi Bắn tên
 - Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 5.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 2: Tính
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu
?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
?. Khi thực hiện phép tính có đơn vị đo cần lưu ý gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét chung
- HS đọc yêu cầu
?. tính
?. Ghi kết quả kèm đơn vị đo
- HS là

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2021_2022_chu.docx