Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thuyền

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thuyền

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT

1.Năng lực

- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).

- Bài tập cần làm: 1, 2, 3 (Không làm)

- Biết đọc, viết các số có 4 chữ số ( trường hợp các cữ số đều khác 0).

- Biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong dãy số.

- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000)

- Bài tập càn làm: 1; 2; 3a, 3b; 4.

2.Phẩm chất:Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

3.Vận dụng: Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày

- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập

- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt, trình bày câu lời giải.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bộ đồ dùng dạy – học Toán 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 72 trang ducthuan 06/08/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
Ngày soạn: 05/12/2021
Ngày giảng: 6/12/2021
SÁNG
Tiết 1. Chào cờ
Tập trung chào cờ
Tiết 2: Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ+LUYỆN TẬP
I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT
1.Năng lực
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3 (Không làm)
- Biết đọc, viết các số có 4 chữ số ( trường hợp các cữ số đều khác 0).
- Biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000)
- Bài tập càn làm: 1; 2; 3a, 3b; 4.
2.Phẩm chất:Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Vận dụng: Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bộ đồ dùng dạy – học Toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Giới thiệu số có 4 chữ số 
- Ghi lên bảng số: 1423
- HS lấy ra 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông rồi xếp thành 1 nhóm như SGK. 
- Yêu cầu hS lấy tiếp 4 tấm bìa như thế, xếp thành nhóm thứ 2.
- HS lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 3.
- HS lấy tiếp 3 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 4.
- HS nêu số ô vuông của từng nhóm.
- GV ghi bảng như SGK.
 1000 400 20 3
 1
 10
+ Nếu coi là 1 đơn vị thì có mấy đơn vị?
100
+ Nếu coi là 1 chục thì có mấy chục?
+ Nếu coi là một trăm thì có mấy 
100000
trăm?
+ Nếu coi là một nghìn thì có mấy nghìn?
- GV nêu : Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị viết là: 1423; đọc là: "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba" .
- HS chỉ vào số và đọc số đó. 
- Nêu: 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- Chỉ bất kì một trong các chữ số của số 1423 để HS nêu tên hàng.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS quan sát mẫu - câu a.
+ Hàng nghìn có mấy nghìn?
+ Hàng trăm có mấy trăm?
+ Hàng chục có mấy chục?
+ Hàng đơn vi có mấy đơn vị?
- HS viết số vào bảng con
- HS đọc số đó.
- HS viết số ở câu b vào SGK.
- HS đọc số
- Nhận xét, đánh giá: 3 442
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. 
- HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá: 5 947; 9 174; 2 835
Bài 1: Viết ( theo mẫu) (Phần Luyện tập trang 94)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Đọc số
Viết số
Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy
8527
Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai
9462
Môt nghìn chín trăm năm mươi tư
1954
Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm
4765
Một nghìn chín trăm mười một
1911
Năm nghìn tám trăm hai mươi mốt
5821
- HS đọc lại 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá 
Viết số
Đọc số
1942
Một nghìn chín trăm bốn mươi hai
6358
Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám
4444
Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn
8781
Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt
9246
Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu
7155
Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm
Bài 3: Số?
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656.
b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126.
c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500.
Bài 4: Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
- Y/c HS tự làm bài 
- Nhận xét, đánh giá
- Gọi HS đọc các số vừa điền trên tia số
4. HĐ vận dụng trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- HS nêu số ô vuông của từng nhóm: 
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị.
+ Hàng chục có 2 chục.
+ Có 4 trăm.
+ Có 1 nghìn.
- Nghe
- Nhắc lại cấu tạo số và cách viết, cách đọc số có bốn chữ số .
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu tên các hàng của số 1423
- Nêu
- Quan sát, lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc số: "Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt".
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc số
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. 
- Nhận xét
- Đọc
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét
- Đọc lại BT
- Đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào SGK
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- Tự làm bài 
- Chữa bài
- Nhận xét
- Đọc bài 
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Tập viết
ÔN CHỮ HOA M
I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT
1.Năng lực
- Viết đúng chữ hoa M, viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng.
2.Phẩm chất:Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Vận dụng: Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
- HSNK: Viết đúng mẫu chữ và trình bày sạch đẹp.
- GDHS rèn chữ viết đúng mẫu, giữ gìn vở sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ hoa M, mẫu chữ tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh .
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con: Lê Lợi, Lời nói.
- Nhận xét, đánh giá
 B. HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
 *Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu 
* Luyện viết từ ứng dụng 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động cách mạng rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
- Yêu cầu HS tập viết từ ứng dụng trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người phải biết sống đoàn kết để tạo nên sức mạnh.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con Một, Ba
3. Hướng dẫn viết vào vở: 
- HD HS viết bài, nhắc lại tư thế viết
- Yêu cầu viết bài
4. Chấm chữa bài 
- Chấm 4-5 bài 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
5. HĐ vận dụng trải nghiệm : 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà xem trước bài mới 
- 2HS lên bảng, lớp viết vào bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Các chữ hoa có trong bài: M, T, B.
- Quan sát, lắng nghe
- Viết vào bảng con: M, T, B 
- Đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi. 
- Lắng nghe 
- Tập viết từ ứng dụng trên bảng con.
 - Đọc câu ứng dụng: 
 Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Lắng nghe
- Luyện viết vào bảng con: Một, Ba. 
- Nghe, nhắc lại tư thế viết bài
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4. Tập làm văn
NGHE - KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN. NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1giảm)
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2)
2.Phẩm chất:Chăm chỉ có trách nhiệm.
3.Vận dụng :Vận dụng vào trong học tập
- HSNK: Dựa vào gợi ý bài 2 kể được thành một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục HS biết yêu quê hương, bảo vệ môi trường để giữ gìn quê hương mình tươi đẹp hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ chép sẵn gợi ý kể chuyện và gợi ý bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
- HS kể lại câu chuyện “Giấu cày”
- HS đọc lại bài giới thiệu về tổ em
- Nhận xét, đánh giá
B.HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện và gợi ý kể.
- Y/c HS quan sát các tranh minh họa và đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Kể chuyện lần 1
- Kể lại câu chuyện
+ Truyện có những nhân vật nào ?
+ Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu chàng ngốc đã làm như thế nào?
+ Về nhà anh chàng khoe với vợ điều gì? 
+ Chị vợ ra xem kết quả ra sao? 
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Kể lại câu chuyện (lần 3)
- Y/c HSNK kể lại câu chuyện
- Cho HS tập kể theo nhóm đôi
- Cho HS thi kể trước lớp 
- Nhận xét, đánh giá
+ Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào?
Bài 2: 
- Y/c HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK.
- Gọi HS thực hiện mẫu trước lớp
- Y/c HS tập kể theo nhóm đôi
- Y/c HS trình bày trước lớp 
VD: Em kể về thành thị
- Nghỉ hè, em được cùng mẹ lên thành phố thăm nhà cô. 
- Thành phố có nhiều nhà cao tầng san sát, có nhiều cửa hàng, có siêu thị, có vin com, có công viên và nhiều trò chơi cho trẻ em. Đường rộng, đẹp, có vỉa hè dành cho người đi bộ, có đèn tín hiệu giao thông và có nhiều xe cộ đi lại tấp nập. Người ở thành phố thường đi làm trong các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học, các cửa hàng, siêu thị, nhà máy, xí nghiệp,.. Người ở thành phố rất tình cảm, nhân hậu và lịch sự.
- Em thích nhất vin com vì có rất nhiều mặt hàng bày bán rất đẹp mắt lại còn có cả khu vui chơi dành cho trẻ em nữa.
- Nhận xét, đánh giá
3.HĐ vận dụng trải nghiệm: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tập kể lại theo yêu cầu bài tập 1, 2 và chuẩn bị bài sau.
- 1HS kể chuyện
- 1HS đọc bài viết
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
+ Trong câu chuyện có chàng ngốc và vợ 
+ Chàng đã kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa ở ruộng bên.
+ Chàng khoe với vợ là mình đã kéo cây lúa lên cao hơn cây lúa của nhà bên cạnh.
+ Chị vợ ra xem thấy cả ruộng lúa nhà mình bị héo rũ. 
+ Vì cây lúa bị kéo lên đứt rễ nên bị héo. 
- Lắng nghe
- 1HSNK kể lại 
- Tập kể theo cặp.
- Thi kể
- Nhận xét
+ Chàng ngốc đã kéo lúa lên làm cho lúa chết hết lại tưởng sẽ làm cho lúa tốt hơn.
- Đọc
- HS thực hiện
- Thực hiện yêu cầu
- Kể trước lớp
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5. Đạo đức
ĐOÀN KẾT THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 1)
 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em,bạn bè cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc màu da ngôn ngữ 
- HS trẻ em có quyền tự do kết giao lưu ban bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng
2.Phẩm chất:Chăm chỉ có trách nhiệm.
3.Vận dụng :Vận dụng vào trong học tập
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt trình bày.
 - GDHS đoàn kết với bạn bè trong nước và quốc tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các bài hát , câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi thế giới, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi thế giới và thiếu nhi Việt Nam.
- Bản đồ địa lí thế giới (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. HĐ Khởi động
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kì I
 B.HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Phân tích thông tin 
- Chia nhóm, phát cho các nhóm các bức tranh hoặc mẫu thông tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế và yêu cầu các nhóm thảo luận nêu ý nghĩa và nội dung các hoạt động đó.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá: Các bạn thiếu nhi các nước đang cùng nhau múa hát, cùng nhau trao đổi học tập thể hiện tình hữu nghị giữa các nước. 
3. Hoạt động 2: Du lịch thế giới. 
- Giới thiệu một vài nét về văn hóa, cuộc sống, về học tập, mong ước của trẻ em 1 số nước trên TG và trong khu vực: Lào, Thái Lan, Cam - pu - chia, Trung Quốc, ... 
+ Em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì?
- Nhận xét, kết luận: Thiếu nhi các nước đều yêu thương con người, yêu hòa bình, thích được giao lưu khám phá,...
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận, liệt kê những việc mà các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Mời đại diện nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
- Kết luận: Viết thư làm quen, kết bạn, cùng nhau thi đua học tập, ... cũng là những việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước.
5.HĐ vận dụng trải nghiệm: 
 - Sưu tầm tranh, ảnh, truyện, bài báo ... về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và thiếu nhi quốc tế.
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Các nhóm quan sát các ảnh, thông tin và thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét
- Lắng nghe GV giới thiệu về các nước trên thế giới và trong khu vực.
+ Đều yêu thương con người, yêu hòa bình, ...
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm lần lượt nêu những việc làm của mình để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới.
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
- Thực hiện theo yêu cầu của cô.
 Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
*********************
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
*********************
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2021
Ngày soạn: 05/12/2021
Ngày giảng: 7/12/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ + CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bồn chữ số
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số 
- Bài tập cần làm: 1, 2 (Bài 3 trang 95 không làm)
- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
- Bài tập cần làm: 1, 2(Bài 3 ,4 trang 96 không làm)
2.Phẩm chất:Chăm chỉ có trách nhiệm.
3.Vận dụng :Vận dụng vào trong học tập
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, diễn đạt câu đầy đủ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài học như SGK (không ghi số).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
- Đọc cho HS viết bảng con các số: 1258, 8647, 2874, 2839.
- Nhận xét.
B.HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
2. Giới thiệu số có bốn chữ số, trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục, hàng trăm. 
- HS quan sát bảng, hướng dẫn HS cách đọc số có 4 chữ số trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục, hàng trăm. 
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá: 7800; 3690; 6504; 4081; 5005;
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá: 
a) 5616; 5617; 5618; 5619; 5620; 5621
b) 8009; 8010; 8011; 8012; 8013; 8014
c) 6000; 6001; 6002; 6003; 6004; 6005
PHẦN CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ(Trang 96)
2. Hướng dẫn HS viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị 
- Viết lên bảng số: 5247
+ Số 5247 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Hướng dẫn HS viết số 5247 thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. 
- Y/c HS viết tiếp các số 9683; 3095; 7070; 8102; 6790; 4400; 2005 thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức bài học.
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu
- Yêu cầu tự làm bài vào vở. 
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá
a) 1952 = 1000 + 900 + 50 +2 
 6845 = 6000 + 800 + 40 + 5
 5757 = 5000 +700 + 50 +7 
 4700 = 4000 + 700 + 0 + 0
b) 2002 = 2000 + 2
 4700 = 4000 + 700
 8010 = 8000 + 10
 7508 = 7000 + 500 + 8
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét đánh giá.
a) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567
 3000 + 600 + 30 + 2 = 3632
b) 9000 + 10 + 5 = 9015
 4000 + 400 + 4 = 4404
4.HĐ vận dụng trải nghiệm: 
- Đọc các số sau: 6017; 5105; 3250.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Vài học sinh nhắc lại.
- Quan sát bảng, lắng nghe hướng dẫn để nắm vững cách đọc số có bốn chữ số, trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục, hàng trăm; so sánh với cách đọc số có ba chữ số.
- Đọc
- Làm bài vào vở
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu bài
- Làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra	
- Một học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
- Thực hiện
- Viết số
- Trả lời
- Viết vào bảng con
- Nhận xét, giải thích
- Viết các số (theo mẫu)
- Quan sát, lắng nghe
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
 - Nêu yc
- Làm bài
- 2HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc các số
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Chính tả (Nghe - viết)
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Năng lực
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng bài tập 2 a.
2. Phẩm chất; Tính cẩn thận,chăm chỉ
3. Vận dụng; Viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp.
- HSNK : Viết đúng, chính xác, trình bày sạch đẹp đoạn chính tả.
- Giáo dục học sinh biết yêu những cảnh đẹp của quê hương, có ý thức giữ gìn cảnh đẹp ở quê hương mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung của bài tập 2a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
- Đọc cho HS viết: lưỡi, những, trong, cha, trọn.
- Nhận xét, đánh giá.
 B.HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe - viết 
- Đọc đoạn chính tả.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả
+ Vầng trăng đang nhô lên được miêu tả đẹp như thế nào?
+ Bài chính tả gồm mấy đoạn?
+ Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào? 
+ Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và luyện viết các tiếng khó vào bảng con.
- Y/c HS nhắc lại tư thế ngồi viết chính tả
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lại bài
* Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng thi làm bài
- Nhận xét, đánh giá:
Cây gì gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền
Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người?
Là cây mây
Cây gì hoa đỏ như son
Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền
Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên
Ríu ran đến đậu đầy trên các cành.
Là cây gạo
- Gọi HS đọc lại các câu đố đã điền đúng
- Tổ chức cho HS thi giải đố
4.HĐ vận dụng trải nghiệm: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học
- Dặn HS về nhà xem trước bài mới.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Đọc
+ Trăng óng ánh trên hàm răng, ...
+ Gồm 2 đoạn.
+ Viết lùi vào 1ô và viết hoa.
+ Những chữ đầu câu.
- Thực hiện yêu cầu
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Nghe, viết bài vào vở
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Đọc
- Thực hiện yêu cầu
- Thi làm bài
- Nhận xét
- Đọc
- Thi giải đố
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Âm nhạc ( GVBM)
**********************************************
Tiết 4. Tiếng Anh ( GVBM)
**********************************************
CHIỀU:
Tiết 5. Tin học ( GVBM)
**********************************************
Tiết 6. Tự nhiên – Xã hội
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌCKÌ I ( Tiết 2)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Năng lực
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình em.
2. Phẩm chất; Tính cẩn thận,chăm chỉ
3. Vận dụng;Vận dụng vào cuộc sống, có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng góp phần bảo vệ môi trường.
- THBVMT: GD HS có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng góp phần bảo vệ môi trường.
- THTV: Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt câu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh sưu tầm về các bài đã học.
- Vở BT TNXH.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.HĐ Khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
* Hoạt động 1: HĐ nhóm 4
- Chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm quan sát các tranh hình 1, 2, 3, 4 trang 67 và thảo luận:
- Hình nào thể hiện hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc,...?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận
- Nhận xét, chốt: Hình 1. TT liên lạc; Hình 2. HĐ công nghiệp; Hình 3. HĐ thương mại; Hình 4. HĐ nông nghiệp.
- Y/c HS liên hệ nơi em đang sống
+ Em hãy nêu lợi ích của các hoạt động phát thanh truyền hình?
+ Em hãy nêu một số HĐ nông nghiệp nơi em đang sống? Các HĐ đó mang lại lợi ích gì?
+ Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh em? Các HĐ đó mang lại lợi ích gì?
- GV nhận xét, kết luận: Nhờ có các HĐ phát thanh truyền hình mà chúng ta có thể nắm bắt được các thông tin ở khắp các nơi trong nước cũng như nước ngoài. Các HĐ nông nghiệp ở địa phương đem lại lợi ích rất lớn cho con người. Các HĐ CN ở Lạng Sơn như khai thác than ở Na Dương, sản xuất xi măng ở Đồng Bành, sản xuất gạch ngói ở Hợp Thành Cao Lộc,... Các HĐ thương mại như chợ Đồng Kinh, chợ Tân Thanh, siêu thị Thành Đô, ....
* Hoạt động 2. Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm trước lớp.
- Chia lớp 4 nhóm, y/c các nhóm dán tranh đã sưu tầm trên phiếu A0, cử đại diện giới thiệu trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu trước lớp về các tranh đã sưu tầm được.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều tranh phong phú và kĩ năng trình bày, diễn đạt tốt.
- GDBVMT: 
- Các HĐ công nghiệp mang lại lợi ích lớn, tuy nhiên các công ti, nhà máy, xí nghiệp cần có hệ thống xử lí các chất thải hợp lí trước khi xả ra ngoài để tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Các trung tâm thương mại là những nơi trao đổi mua bán sầm uất, hằng ngày lượng rác thải ra ngoài môi trường rất lớn, vì vậy các chất thải cần được gom và tiêu hủy đúng quy cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.
3.HĐ vận dụng trải nghiệm: 
- Để góp phần giữ cho môi trường xanh sạch đẹp, hằng ngày em đã làm gì?
- Nhận xét tiết học, khen những HS tích cực trong giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
- Từng cặp kiểm tra, báo cáo GV
- Nghe, nhận nhiệm vụ
- Tiến hành thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS liên hệ với địa phương em đang sống.
- HS liên hệ với địa phương em đang sống.
- HS liên hệ với địa phương em đang sống.
- Lớp nhận nhiệm vụ
- Dán tranh sưu tầm được và giới thiệu trong nhóm, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Cử đại diện giới thiệu trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
- HS phát biểu liên hệ những việc đã làm ở nhà, ở trường,...
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 7.L. Toán
LUYỆN TẬP 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1.Năng lực
- Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật, tính chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
2.Phẩm chất:Tính cẩn thạn,chăm chỉ,trung thực.
3.Vận dụng :Vận dụng vào trong học tập
- HSNK: Vận dụng làm thành thạo các bài tập 3, 4.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt câu, trình bày câu lời giải cho HS.
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK,vở, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, tính chu vi hình vuông?
- GV, HS cùng nhận xét.
B.HĐ Khám phá kiến thức mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm bài
 Bài 1. Tính chu vi hình chữ nhật
- Y/c HS tự làm vào vở
- Nhận xét, chốt lại:
a) Chu vi hình chữ nhật là:
( 30 +20 ) x 2 = 100 ( cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
( 15 + 8 ) x 2 = 46 ( cm)
- Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật
 Bài 2. HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Tính chu vi của khung tranh chính là tính gì?
- Y/c HS làm vào vở
- Nhận xét, kết luận
Bài giải
Chu vi của khung tranh là:
50 x 4 = 200 ( cm)
Đáp số: 200 cm
 Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán
- Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm thế nào?
- Nhận xét, sửa và chốt: 
Bài giải
Cạnh của hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
 Đáp số: 6 cm
- Củng cố cách tính cạnh hình vuông.
 Bài 4. HS đọc đề bài.
- Giải thích cho HS hiểu chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi của hình chữ nhật.
- Muốn tính chiều dài của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm vào vở
- Nhận xét, chốt lại
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là
60 – 20 = 40 ( m)
Đáp sô: 40 m
- Giới thiệu thêm về cách tính chu vi hình chữ nhật khi biết nửa chu vi của nó (với HSNK).
4.HĐ vận dụng trải nghiệm: 
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật làm thế nào?
- Muốn tính chu vi hình vuông làm thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị giờ sau.
- HS nêu
- Lớp nhận xét
- Nghe
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lớp tự làm bài vào vở rồi kiểm tra chéo kết quả của nhau và báo cáo.
- Đọc bài toán
- Biết: cạnh khung tranh hình vuông dài 50 cm.
- Hỏi: chu vi khung tranh là ?m
- Chính là tính chu vi hình vuông có cạnh 50 m.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc
- HS phát biểu rồi tự làm vào vở, 1 HS lên bảng giải.
- HS đọc rồi phân tích đề bài.
- Nghe, ghi nhớ
- lấy 60 - 20 = 40 (m)
- Lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nghe, ghi nhớ
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe, ghi nhớ
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2021
Ngày soạn: 5/12/2021
Ngày giảng: 8/12/2021
Tiết 3. Tập làm văn
	ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút)trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì một. 
- HS điền đúng dấu phẩy ở BT 2.
- HSNK: Đọc lưu loát, tốc độ đọc hơn 60 tiếng/phút. Làm được chính xác bài tập 2.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc HTL.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Kiểm tra tập đọc:
- Từng em lên bốc thăm bài đọc.
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Bài tập 2: 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc HS nhớ viết hoa sau khi đã điền dấu chấm.
- Cho một HS làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, kết luận: 
Người nhát nhất
Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu nói với mẹ:
- Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con lại nói thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt lấy tay con.
 - Có đúng người bà trong chuyện này rất nhát không?
- Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
2. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò giờ sau.
- Bốc thăm chọn bài kiểm tra, thực hiện theo yêu cầu đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi lien quan đến nội dung bài đọc.
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS trả lời: bà không nhát...
- Cậu bé không hiểu tưởng bà nhát, thật ra là khi qua đường bà phải nắm chặt lấy tay cháu để đảm bảo an toàn vì sợ cháu qua đường gặp nguy hiểm.
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Chính tả
ÔN TẬP HỌC KÌ I ( Tiết 8) 
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài chính tả theo yêu cầu
- Viết được bức thư ngắn (khoảng 7-10 câu) để thăm hỏi một người thân hoặc người bạn cũ. 
- HSNK: Viết được bức thư câu văn đủ ý, rõ ràng, thể hiện được tình cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài
a. Nghe, viết bài: Anh Đom Đóm
b. Gọi HS đọc đề bài TLV
- HDHS viết một đoạn văn theo yêu cầu trong SGK
- HS tự viết đoạn văn
- HS đọc đoạn văn
- Nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa bài viết cho HS
- HS sửa lại bài
- HS đọc lại bài viết đã sửa.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chưa đạt chuẩn viết lại bài, chuẩn bị sách TV tập 2 và đọc trước bài Hai Bà Trưng.
- Nghe
- Nghe viết chính tả
- Đọc
- Lắng nghe
- Tự viết bài
- Đọc
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Sửa lại bài theo hướng dẫn của GV
- Đọc
- Nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh( GVBM)
Tiết 6. Tự nhiên và Xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. 
- Biết giữ gìn BVMT và tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- THBVMT: GDHS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mọi lúc, mọi nơi.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu theo ý hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các hình trang 70 và 71 SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh, hệ thống lại kiến thức đã học. 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh 
- HS quan sát các hình trang 70 và 71 sách giáo khoa, sau đó nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. 
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi theo gợi ý:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ? 
+ Chúng ta cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp
- Kết luận: Phân và nước tiểu là chất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2021_2022_ngu.doc