Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015 (Bản hay)

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện”Một chuyến đi bổ ích”

Mục tiêu:

 HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ; có thá độ biêt ơn với các thương binh và gia đình liệt sĩ

Cách tiến hành:

- Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý lắng nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (GV treo bảng phụ

1- Ngày 27/7, HS lớp 3A đi đâu ? (có ghi trước 3 câu hỏi).

2- Các bạn đến trại điều dưỡng làm gì?

3- Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ cần có thái độ như thế nào?

- GV kể truyện - có tranh minh hoạ cho truyện.

*Kết luận: GV tổng kết các ý kiến lại và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ.

- Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện.

- HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:

1- Đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng.

2- Để thăm sức khoẻ và nghe các cô chú kể chuyện .

3- Cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ-

- Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi

- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- 1 đến 2 HS nhắc lại kết luận.

-Hs lắng nghe.

Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi

Mục tiêu:

 HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?

-GV ghi ý kiến các nhóm lên bảng (Không trùng lặp)

 Kết luận: Về các việc HS có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.

- Tiến hành thảo luận cặp đôi.

- Đại diện mỗi nhóm trả lời.

 Ví dụ:

 + Chào hỏi lễ phép.

 + Thăm hỏi sức khoẻ.

 + Giúp làm việc nhà.

 + Giúp các con của các cô chú học bài.

 + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ.

-Hs lắng nghe.

 

doc 35 trang ducthuan 06/08/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
NGÀY SOẠN: 29 / 11 /2014
Thứ hai ngày 01 tháng 12 năm 2014
Đạo đức
Bài 8: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Ghi chú: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
* Giáo dục kĩ năng sống:
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ: SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1- Khởi động 
2- Kiểm tra bài cũ 
3- Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện”Một chuyến đi bổ ích”
Mục tiêu:
 HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ; có thá độ biêt ơn với các thương binh và gia đình liệt sĩ
Cách tiến hành:
- Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý lắng nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (GV treo bảng phụ 
1- Ngày 27/7, HS lớp 3A đi đâu ? (có ghi trước 3 câu hỏi). 
2- Các bạn đến trại điều dưỡng làm gì?
3- Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ cần có thái độ như thế nào?
- GV kể truyện - có tranh minh hoạ cho truyện. 
*Kết luận: GV tổng kết các ý kiến lại và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ. 
- Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện. 
- HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: 
1- Đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng. 
2- Để thăm sức khoẻ và nghe các cô chú kể chuyện . 
3- Cần biết ơn, kính trọng øcác anh hùng thương binh liệt sĩ- 
- Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
- 1 đến 2 HS nhắc lại kết luận. 
-Hs lắng nghe.
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi
Mục tiêu:
 HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. 
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
-GV ghi ý kiến các nhóm lên bảng (Không trùng lặp)
 Kết luận: Về các việc HS có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. 
- Tiến hành thảo luận cặp đôi. 
- Đại diện mỗi nhóm trả lời. 
 Ví dụ: 
 + Chào hỏi lễ phép. 
 + Thăm hỏi sức khoẻ. 
 + Giúp làm việc nhà. 
 + Giúp các con của các cô chú học bài. 
 + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ. 
-Hs lắng nghe.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Cách tiến hành
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu thảo luận. 
Phiếu thảo luận
 Em hãy viết chữ Đ vào ô c trước hành vi đúng , chữ S váo ô c trước hành vi sai. 
c Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai,Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp con chú học bài. 
c Trêu đùa chú thương binh đi đường
c Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ các liệt sĩ. 
c Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ. 
c Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân. 
- GV lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận: 
 a. Đ; b. S; c. Đ; d. S; e. Đ
- Yêu cầu HS giải thích vì sao việc làm ở câu b và d lại sai. 
*Kết luận: Bằng những việc làm đơn giản, thường gặp, hãy cố gắng thực hiện. 
4.Củng cố dặn dò: NX tiết học. Chuẩn bị tiết sau viết bài.
- Các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu của nhóm.
- Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời. 
- Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến, nhận xét. Trả lời: vì hành động đó thể hiện sự không kính trọng, lễ phép đối với thương binh, liệt sĩ. 
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
Tốn
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
* Ghi chú các bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (cột 1, 2, 4).
 Giúp hs: Rèn luyện kĩ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính
II.Đồ dùng dạy học: SGK
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng làm bài. Nhận xét, chữa bài 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành 
 Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính
 Cách tiến hành:
* Bài 1
- 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài, y/c hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại
- Chữa bài 
* Bài 2
- 1 hs nêu y/c của bài
- Y/c hs đặt tính và tính
- Lưu ý hs phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương
* Bài 3
- Gọi 1 hs đọc đề bài
- Y/c hs cả lớp tự làm bài
- Chữa bài 
* Bài 4
- Y/c hs đọc cột đầu tiên trong bảng
- Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài 
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò: Về nhà luyện tập thêm các bài toán có lliên quan đến phép nhân và phép chia. Về nhà làm bài. Nhận xét tiết học
-1hs nêu y/c của bài
- Hs làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
-Hs lắng nghe.
- 1 hs nêu y/c của bài
- Hs cả lớp làm vào vở, 4 hs lên bảng làm bài
-1 hs đọc đề bài
- Hs cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
 3) Giải
Số máy bơm để bán là:
 36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
 36 – 4 = 32 (chiếc)
 Đáp số: 32 chiếc
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- Hs làm vào vở, 2hs lên bảng làm bài 
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
Môn TNXH
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
* Ghi chú: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Quan sát và tìm kiếm thơng tin về các hoạt động cơng nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
- Tổng hợp các thơng tin liên quan đến hoạt động nơng nghiệp và thương mại nơi mình đamg sống.
* Giáo dục BVTNMT BĐ: Khai thác hình ảnh trong sgk về cơng nghiệp dầu khí: gới thiệu cho hs biết một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng của biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: LÀM VIỆC THEO CẶP
+ Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: Một số cặp trình bày, cặp khác bổ sung.
 GV có thể giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đều gọi là hoạt động công nghiệp.
 * Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM
+ Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và lợi ích của các hoạt động đó
+ Cách tiến hành: Làm việc với cả lớp
Bước 1: từng cá nhân quan sát hình trong SGK
Bước 2: Mỗi HS nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình
Bước 3: Một số em nêu lợi ích của các hoạt động công nghiệp.
 GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và các sản phẩm từ các hoạt động đó như:
- Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu chạy máy 
- Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt 
- Dệt cung cấp vải, lụa 
Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt, gọi là hoạt động công nghiệp.
*Hoạt động 3: LÀM VIỆC THEO NHÓM
+ Mục tiêu: Kể tên một số cợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm và thảo luận theo yêu cầu trong SGK
Bước 2: 
 GV nêu gợi ý:
- Những hoạt động như trong hình 4, 5 trang 61 SGK thường được gọi là hoạt động gì ?
- Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu ?
- Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.
Căn cứ vào trả lời của HS, GV kết luận
*Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại
* Hoạt động 4: CHƠI TRÒ CHƠI BÁN HÀNG
+ Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hoạt động mua bán.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một vài người bán, một số người mua.
Bước 2: 
-Gv nhận xét.
4.Củng cố dặn dò: NX tiết học. Chuẩn bị tiết sau viết bài
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Một số cặp trình bày, cặp khác bổ sung
-Hs lắng nghe.
- Từng cá nhân quan sát hình trong SGK
- Mỗi HS nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình
-Một số em nêu lợi ích của các hoạt động công nghiệp.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
- HS thảo luận theo yêu cầu trong SGK
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
- Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
Môn Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ E (1 Tiết)
I.Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
* Ghi chú: Với HS khéo tay: kẻ, cắt, dán được chữ E. các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II. Giáo viên chuẩn bị:
 Mẫu chữ E. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Giáo viên nhận xét
2. Giới thiệu bài 
Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
 Giáo viên giới thiệu mẫu chữ E, hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét về chữ E
 Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
 Bước1: Kẻ chữ E .
Hình chữ nhật cĩ chiều dài 5 ơ, rộng 2,5 ơ.
 Bước 2: Cắt chữ E
 Bước 3: Dán chữ E
 Hoạt động 3: Học sinh thực hành cắt, dán chữ E
 Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E
 Giáo viên nhận xét, nhắc lại các bước kẻ, cắt chữ E theo quy trình. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đở học sinh cịn lúng túng. Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày, đánh giá nhận xét sản phẩm.
 Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
 Cũng cố dặn dị:
 Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học sinh. Dặn dị học sinh mang đồ dùng làm thủ cơng để học bài “ Cắt, dán chữ Vui vẽ ”
Học sinh quan sát nhận xét.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu 
Học sinh nhắc lại quy trình cắt dán chử E
Học sinh thực hành kẻ, cắt , dán chữ E
Học sinh trưng bày sản phẩm cĩ sản phẩm đẹp và sáng tạo được khen
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM TRONG NGÀY:..............................................................
	Thứ ba ngày 02 tháng 12 năm 2014
Tập đọc - Kể chuyện
 ĐÔI BẠN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thơn và tình cảm thủy chung của người thành phố với ngững người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
*Ghi chú: HS khá giỏi trả lời được CH 5.
-KNS: Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.
B - Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
* Ghi chú: HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
-KNS: Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra nội dung bài trước
Nhận xét 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài
2/Luyện đọc:
a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b/ Hướng dẫn đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu. Đọc từng đoạn trước lớp. Đọc từng đoạn trong nhóm.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi: Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
-Giảng: Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
- Hỏi: Mến thấy thị xã có gì lạ ?
- Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ?
- Hỏi: Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố ?
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này : Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
 Kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài 
 Mục tiêu :
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Cách tiến hành :
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét 
-Học sinh thực hiện
 -Nghe GV giới thiệu bài.
-Học sinh lắng nghe và theo dõi
-Học sinh nối tiếp nhau đọc
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời: Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe GV giảng.
- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- HS thảo luận và trả lời: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Khi Mến ở thị xã chơi, Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
-Hs lắng nghe.
- Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc một đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu 
 Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.
* Hoạt động 5: Kể mẫu ( 2 phút )
 Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành :
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
* Hoạt động 6: Kể trong nhóm 
 Mục tiêu :
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
* Hoạt động 7: Kể trước lớp 
 Mục tiêu :
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Gọi HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : 
+ Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
+ Đón bạn ra chơi: Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi trong thành phố, ở đâu Mến cũng thấy lạ. Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến, trên phố người và xe đi lại nườm nượp. Đêm đến đèn điện sáng như sao sa..
-Hs lắng nghe.
- Kể chuyện theo cặp.
- HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
-Hs lắng nghe.
Củng cố, dặn dò 
-Hỏi: Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn) ?
-Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
-Hs lắng nghe.
Toán
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
- Làm quen với biểu thức và tính giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
* Ghi chú các bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học: sgk
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng làm bài. Nhận xét, chữa bài 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Giới thiệu về biểu thức 
 Mục tiêu:
- Bước đầu cho hs làm quen với biểu thức 
 Cách tiến hành:
- Gv viết lên bảng 126 + 51 y/c hs đọc
- Giới thiệu :126 + 51 được gọi là 1 biểu thức. Biểu thức 126 cộng 51
- Viết tiếp lên bảng 62 - 11 và giới thiệu : 62 trừ 11 cũng gọi là 1 biểu thức, biểu thức 62 trừ 11
- Làm tương tự với các biểu thức còn lại
 Kết luận: Biểu thức là 1 dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau
* Hoạt động 2 : Giới thiệu về giá trị của biểu thức 
 Mục tiêu:
 Bước đầu cho hs làm quen với giá trị của biểu thức 
 Cách tiến hành:
- Y/c hs tính 126 + 51 
- Giới thiệu :Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức126 + 51
- Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là bao nhiêu ?
- Y/c hs tính 125 + 10 - 4
- Giới thiệu:131 được gọi là giá trị của biểu thức 125 +10 - 4
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành 
 Mục tiêu:
 Hs tính giá trị các biểu thức đơn giản
 Cách tiến hành:
* Bài 1
- Gọi hs nêu y/c của bài
- Viết lên bảng 284 + 10
- Y/c hs đọc giá trị biểu thức 284 + 10 là bao nhiêu ?
- Hướng dẫn hs trình bày bài giống mẫu, sau đó y/c các em làm bài 
- Chữa bài 
* Bài 2
- 1hs nêu y/c 
- Hướng dẫn hs tìm giá trị của biểu thức sau đó tìm số chỉ giá trị của biểu thức đó và nối với biểu thức 
- Chữa bài 
*Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài. Nhận xét tiết học 
- Hs đọc, 126 cộng 51
- Hs nhắc lại 
-Hs lắng nghe.
- 126 + 51 = 177
- Là 177
- Trả lời :125 + 10- 4 = 131
-Hs lắng nghe.
-Hs nêu y/c của bài
- 284 + 10 = 294
- Là 294
- Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài 
- 1hs nêu y/c 
- Hs tự làm bài, sau đó 2hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
-HS theo dõi
-HS theo dõi
RÚT KINH NGHIỆM TRONG NGÀY:...................................................................
	......
Thứ tư ngày 03 tháng 12 năm 2014
Tập đọc
VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
-Biết ngắt ngỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. (trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra nội dung bài trước
Nhận xét 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài
2/Luyện đọc:
a/ Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b/ Hướng dẫn đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu. Đọc từng đoạn trước lớp. Đọc từng đoạn trong nhóm.
3/ : HD tìm hiểu bài
 Mục tiêu :
HS trả lời được câu hỏi. 
Hiểu được nội dung bài thơ.
Cách tiến hành :
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Nhờ đâu em biết điều đó ?
- Hỏi: Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu ?
- Hỏi: Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ?
- GV có thể giảng thêm : Mỗi làng quê ở nông thôn Việt nam thường có đầm sen. Mùa hè, sen nở, gió đưa hương sen bay đi thơm khắp làng. Ngày mùa, những người nông dân gặt lúa, họ tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm cho đường làng trở lên rực rỡ, sáng tươi. Ban đêm ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh trăng sáng trong.
-GV: Về quê, bạn nhỏ không những được thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn được tiếp xúc với những người dân quê. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về họ ?
4/ : Học thuộc lòng bài thơ 
 Mục tiêu : HS học thuộc lòng bài thơ 
Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ chép sẵn bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng, yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS tự nhẩm lại bài thơ.	
- Nhận xét 
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn doØ 
- Hỏi: Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần về quê chơi ?
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau.
-Học sinh thực hiện
-HS theo dõi
 -Nghe GV giới thiệu bài.
-Học sinh lắng nghe và theo dõi
-Học sinh nối tiếp nhau đọc
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Nhờ sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp những điều lạ ở quê và bạn nói " Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu" mà ta đã biết điều đó.
- Quê bạn nhỏ ở nông thôn.
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu một ý: Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú; bạn được gặp trăng, gặp gió bất ngờ, điều mà ở trong phố của bạn chẳng bao giờ có; Rồi bạn lại được đi trên con đường rực màu rơm phơi, có bóng tre xanh mát; Tối đêm, vầng trăng trôi như lá thuyền trôi êm đềm.
-HS theo dõi
- HS đọc khổ thơ cuối và trả lời: Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu nhưng bây giờ mới được gặp những người làm ra hạt gạo. Bạn nhỏ thấy họ rất thật thà và thương yêu họ như thương yêu bà ngoại mình.
- Nhìn bảng đọc bài.
 Đọc bài theo nhóm, tổ.
-Tự nhẩm, sau đó một số HS đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài trước lớp.
-HS theo dõi.
- Bạn nhỏ thấy thêm yêu cuộc sống, yêu con người.
-HS theo dõi.
Chính tả ( nghe viết)
ĐÔI BẠN
I/Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/Đồ dùng dạy- học:SGK
III/ Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
1/KTBC: Gọi HS lên bảng, nghe GV đọc HS viết: (khung cửi-mát rượi-cưỡi ngựa-gửi thư-sưởi ấm-tưới cây). GV NX 
2/Dạy học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 Giới thiệu bài:
Mục tiêu: giúp HS nắm được nội dung yêu cầu của bài học.
GV ghi đề bài:
Y/C HS đọc đề bài
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS viếtt chính tả
Mục tiêu: Giúp HS nghe và viết lại chính xác một đoạn của bài “ Đôi bạn”
-GV đọc mẫu đoạn chính tả.
-Y/C 1 HS đọc lại.
+HD HS nhận xét chính tả.
- Đoạn văn gồm mấy câu và những chữ nào được viết hoa? 
-Lời nói của bố viết ra sao? 
+HD HS trình bày 
-Chữ đầu dòng phải viết như thế nào cho đúng và đẹp ?
+ HD HS viết từ khó 
-Y/C HS nêu từ khó, dễ lẫn trong khi viết tả ?
 -Y/C Hs đọc và viết các từ vừa tìm được 
GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
+ HS viết chính tả .
GV đọc cho HS viết theo đúng Y/C 
GV đọc HS Soát lỗi
-GV thu 7-10 bài chấm và NX
Hoạt động 3 HD HS làm bài tập chính tả 
Mục tiêu: Giúp HS Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch /tr; tập giải các câu đố để xá định cách viết thanh hỏi / thanh ngã .
Bài 2:(a)
Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
Y/C HS tự làm bài 
Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
GV kết luận.
(chăn trâu- châu chấu-chất chội-trật tự-chầu hẫu-ăn trầu)
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: NX tiết học. Dặn dò: Viết lại chữ sai: Chuẩn bị tiết sau viết bài: “Về quê ngoại”
-HS theo dõi .
-2 HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe 
-HS nêu.
-Hs trả lời.
-Hs trả lời.
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
-Hs đọc và viết các từ vừa tìm được .
-HS nghe đọc viết lại đoạn chính tả .
HS đổi vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
-1HS đọc.
-3 HS lên bảng làm bài HS làm vào VBT
HS NX cả lớp theo dõi và tự sửa lỗi của mình.
-HS theo dõi
TD
Bài 31: ÔN BÀI TẬP RLTT VÀ KNVĐ CƠ BẢN-ĐHĐN
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
* Ghi chú : Khi chuyển hướng thì thân người thẳng tự nhiên.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện
Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân chơi.
III/ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần cơ bản:
Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân.
Khởi động các khớp
*Chơi trò chơi “Kết bạn” giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
2/ Phần cơ bản:
*Oân tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số:
Giáo viên và cán sự lớp điều khiển cho hs tập Chia tổ tập luyện theo khu vực các tổ điều khiển cho tổ mình tập.
*Oân đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng Phải, trái:
Giáo viên tổ chức điều khiển cho học sinh tập. 
Chia tổ tập luyện theo khu vực các tổ điều khiển cho tổ mình tập.
Thi đua với nhau giữa các tổ. Lần lượt các tổ thực hiện. Giáo viên điều khiển.
Giáo viên nhận xét biểu dương tổ nào tập tốt
* Chơi trò chơi “Đua ngựa”
Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi . Giáo viên làm trọng tài giám sát cuộc chơi nhận xét tổ nào thắng biểu dương.
3/ Phần kết thúc:
Đứng vổ tay và hát.
Gv cùng học sinh hệ thống bài. Giáo viên nhận xét chung tiết học. Giao bài tập về nhà.
Hs lắng nghe.
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe.
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I .Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
 - Aùp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=” “ ”.
* Ghi chú các bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên làm bài. Nhận xét 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ 
 Mục tiêu:
 Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ 
 Cách tiến hành:
- Viết lên bảng 60 + 20 - 5
- Y/c hs đọc biểu thức này
- Y/c hs suy nghĩ để tính 
- Nêu: cả hai cách tính trên đều cho kết quả đúng, tuy nhiên để thuận tiện và tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khi tính giá trị của biểu thức có nhiều dấu tính cộng, trừ, người ta quy ước : Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
Kết luận: Biểu thức trên ta tính như sau : 60 + 20 = 80, 80 – 5 = 75
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia
 Mục tiêu:
 Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính nhân, chia
 Cách tiến hành:
- Viết lên bảng 49 :7 x 5 , y/c hs đọc biểu thức 
- Y/c hs suy nghĩ để tính 49 :7 x 5, biết cách tính tương tự như với biểu thức chỉ có các phép tính nhân, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2014_2015_ban.doc