Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU:
- HS biết thể hiện tính tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
- HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
* Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Biết kể về những côn việc tham gia hằng ngày việc lớp việc trường thết thực như các hoạt động ngoại khóa, học tập, vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu HĐ4.
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố KT và KN Tích cực tham gia việc lớp việc trường
- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường? Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
- Làm lại bài tập 3 (tiết 1)
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Xử lí tình huống (BT4)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét - bổ sung.
* GV kết luận:
a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
b) Em nên xung phong giúp các bạn học.
c) Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
d) Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
*Hoạt động 3: (13-15’): Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường (BT5)
- GV nêu yêu cầu: Hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
- HS đọc phiếu HS đăng kí.
- GV xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS.
- Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
* Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Biết kể về những côn việc tham gia hằng ngày việc lớp việc trường thết thực như các hoạt động ngoại khóa, học tập, vệ sinh môi trường.
- HS liên hệ thực tế biết kể, bày tỏ hành vi khi tham gia việc lớp, việc trường
- GV chốt những ý kiến đúng.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động tiếp nối
- GV kết luận: Tham gia làm việc lớp việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS.
- HS hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết.
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện tốt những điều đã học.
TUẦN 13: Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2019 Toán: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. II. CHUẨN BỊ: - Máy chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bảng chia 8 - 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 8. - 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở nháp: Một người có 58kg gạo. Sau khi bán 18kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào 8 túi. Hỏi mỗi túi đựng mấy ki-lô-gam gạo? - Nhận xét. *Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn a. GV nêu ví dụ: Đoạn thẳng AB: 2 cm. Đoạn thẳng CD: 6 cm. Đoạn thẳng CD gấp mấy lần đoạn thẳng AB? - HS thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần). - GV nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. - Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau: + Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB. + Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. b. GV nêu bài toán: - HS phân tích bài toán. - Tìm tuổi của con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ? - HS trình bày bài giải. *Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành HD HS làm bài tập 1, 2, 3 (a, b) HS giỏi có thể làm tiếp các bài còn lại * Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu): - HS tự làm bài. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm. - Nhận xét, nêu cách làm. - GV chốt kết quả đúng: 2; 1/2; 5; 1/5. Củng cố Số lớn gấp mấy lần số bé; Số bé bằng một phần mấy số lớn. * Bài tập 2: Tính số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới? - Cả lớp làm vào vở BT. - 1HS lên bảng tóm tắt - giải bài toán. - Nhận xét, chốt kết quả đúng: Số sách ngăn trên bằng 1/4 số sách ngăn dưới. Củng cố giải toán dạng Số bé bằng một phần mấy số lớn. * Bài tập 3 (a, b): Số ô vuông màu xanh bằng một phần mấy số ô vuông màu trắng? - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm. - HS nhận xét, nêu cách làm. - GV chốt kết quả đúng: a) 1/5; b) 2/6; c) 1/2. Củng cố số bé bằng một phần mấy số lớn. *Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - 2 HS nhắc lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. Tập đọc - Kể chuyện: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN (2 tiết) I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc: - Bước đầu biết thể hiện tình cảm , thái độ của nhân vật qua lời đối thoại . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp ( Trả lời được các CH trong SGK ) * Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Kể một số doanh nhân và nhân vật tiêu biểu của quê hương Đông Sơn. B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện *GD QUỐC PHÒNG - AN NINH: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc VN trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. II. CHUẨN BỊ: - Máy chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: TẬP ĐỌC: (1,5 tiết) Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu bài Cảnh đẹp non sông - 2 HS đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. Hoạt động 1: (18-20’): Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp 2 câu. + Luyện đọc từ khó phát âm (mục I). - Đọc từng đoạn trước lớp: + 4 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (đoạn 2 chia đôi). + Chú ý đọc đúng câu 15. - Đọc từng đoạn trong nhóm: - HS đọc trước lớp: + Một HS đọc đoạn 1. + Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2. + Một HS đọc đoạn còn lại. Hoạt động 3: (10-12’): Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 (SGK): Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua; GV giới thiệu qua về anh hùng Núp. - HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2, 3 (SGK): 2. Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi; 3. Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà; Giải nghĩa từ càn quét, lũ làng, Sao Rua, mạnh hung, người Thượng. - HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 4 (SGK): Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, ... Mọi người xem những món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem, ... Giải nghĩa từ Bok. * Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Kể một số doanh nhân và nhân vật tiêu biểu của quê hương Đông Sơn. - HS liên hệ thực tế: Nguyễn Chích, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Lợi. -GV chốt ý và giải thích thêm về Nguyễn Chích, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Lợi. *GD QUỐC PHÒNG - AN NINH: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc VN trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. - HS kể về những tấm gương nhỏ tuồi mưu trí, dũng cảm bảo vệ Tổ Quốc. - Kim Đồng, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc... - HS nêu ý chính của bài. *GVchốt lại: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. Hoạt động 4: (12-14’): Luyện đọc lại - GV đọc đoạn 3. - HS thi đọc đoạn 3. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. KỂ CHUYỆN: (0,5 tiết) Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện. Hoạt động 2: (17-19’): Hướng dẫn HS kể bằng lời của nhân vật - Một HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn mẫu. - HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể. - HS tập kể chuyện theo cặp. - 3- 4 HS thi kể trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất . Hoạt động tiếp nối (2-3’): - GV nhận xét tiết học. Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. Đạo đức: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết thể hiện tính tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. - HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. * Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Biết kể về những côn việc tham gia hằng ngày việc lớp việc trường thết thực như các hoạt động ngoại khóa, học tập, vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu HĐ4. - Máy chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố KT và KN Tích cực tham gia việc lớp việc trường - Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường? Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường? - Làm lại bài tập 3 (tiết 1) - Nhận xét. *Hoạt động 2: (10-12’): Xử lí tình huống (BT4) - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét - bổ sung. * GV kết luận: a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. b) Em nên xung phong giúp các bạn học. c) Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. d) Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em. *Hoạt động 3: (13-15’): Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường (BT5) - GV nêu yêu cầu: Hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia. - HS đọc phiếu HS đăng kí. - GV xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS. - Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp. * Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Biết kể về những côn việc tham gia hằng ngày việc lớp việc trường thết thực như các hoạt động ngoại khóa, học tập, vệ sinh môi trường. - HS liên hệ thực tế biết kể, bày tỏ hành vi khi tham gia việc lớp, việc trường - GV chốt những ý kiến đúng. *Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động tiếp nối - GV kết luận: Tham gia làm việc lớp việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS. - HS hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết. - GV nhận xét tiết học. - Thực hiện tốt những điều đã học. Luyện Tiếng Việt: ÔN TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. - Kĩ năng đọc hiểu. Trả lời các câu hỏi: “Luyện tập TV” Trang 46 - Kĩ năng kể câu chuyện: Người con của Tây Nguyên. II. TÀI LIỆU: - Sách “Luyện tập Tiếng Việt”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng - 1 HS đọc mẫu. - GV nhắc lại cách đọc: - HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc một đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm: - Các nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc đúng và hay. - HS đọc cả bài. Nhận xét. Hoạt động 2: (8-10’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu - HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi “Luyện tập TV” Trang 46. - HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý đúng. - HS nêu nội dung câu chuyện: Người con của Tây Nguyên. *GV chốt nội dung bài: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp. Hoạt động 3: (13-15’): Củng cố kĩ năng kể - GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “ Người con của Tây Nguyên”. - HS kể chuyện theo nhóm. - HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi gợi ý. - HS kể cả câu chuyện. Hoạt động nối tiếp: (1-3’): - GV nhận xét tiết học. Về tiếp tục tập kể câu chuyện. Rút kinh nghiêm ... ..... ... . .................................................................... Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2019 Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Giải bài toán có lời văn (hai bước tính). - Củng cố kĩ năng xếp hình. II. CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn - 2 HS nêu cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Một HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp: Lớp 3B có 28 HS, trong đó có 7 HS giỏi. Hỏi lớp 3B có số HS giỏi bằng một phần mấy số HS cả lớp? - Nhận xét. *Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành HD HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 * Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu): - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm nêu kết quả, nêu cách thực hiện. - GV chốt kết quả đúng: 3; 1/3; 8; 1/8; 5; 1/5; 10; 1/10. Củng cố số lớn gấp mấy lần số bé; Số bé bằng một phần mấy số lớn. * Bài tập 2: Tìm số trâu bằng một phần mấy số bò? - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét, nêu cách giải: Bước 1: Tìm số con bò. Bước 2: Tìm số lần số con bò gấp số lần số con trâu. Bước 3: Trả lời. - GV chốt lời giải đúng: Số con trâu bằng 1/5 số con bò. Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính liên quan đến so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. * Bài tập 3: Tìm số con vịt ở trên bờ? - Cả lớp làm vào vở BT. - 1 HS lên bảng chữa bài, GV chấm nhanh một số bài. - HS nhận xét, nêu cách giải: Bước 1: Tìm số con vịt đang bơi. Bước 2: Tìm số con vịt ở trên bờ. - GV chốt lời giải đúng: Còn 42 con vịt ở trên bờ. Củng cố giải toán bằng 2 phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số. * Bài tập 4: Xếp hình theo mẫu: - Các nhóm thi xếp hình theo mẫu. - 5 nhóm xong trước nhất và đúng là nhóm thắng cuộc. - HS đọc tên hình vừa xếp được. Củng cố kĩ năng xếp hình. *Hoạt động 3: (1-2’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập. Chính tả: Nghe - viết: ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/ uyu. - Tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu dễ lẫn: Ruồi, dừa, giếng. * GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết các từ ngữ trong BT2. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt tr/ ch - 2 HS lên bảng viết: Trung thành, chung sức, chông gai, trông nom. - Cả lớp viết vào bảng. - Nhận xét. *Hoạt động 2: (18-20’): Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài viết, 1HS đọc lại . - HS tìm hiểu nội dung bài viết: Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào? * Giáo dục HS yêu mến phong cảnh Hồ Tây. Có ý thức giữ gìn vệ sinh khu vực hồ để cảnh quan thêm đẹp. - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày: Bài viết có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó? - HS luyện viết những chữ dễ viết sai: toả sáng; rập rình. b. GV đọc cho HS viết bài. c. Chấm chữa bài. - HS đổi chéo vở soát bài, chữa lỗi. - GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét và chữa lỗi. *Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả * Bài tập 1: Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống: - HS làm bài cá nhân vào vở BT. - 2 HS lên bảng thi làm bài. - HS nhận xét, chốt lời giải đúng: đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay. - Nhiều HS đọc lại bài theo lời giải đúng. * Bài tập 2a: Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng: - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm nêu kết quả. - GV chốt lời giải đúng: con ruồi, quả dừa, cái giếng. - 3 - 4 HS đọc lại bài làm đúng. *Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động tiếp nối - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt). - Xem lại các bài tập. Luyện Tiếng Việt: ÔN TIẾT 2: NÓI VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC (TUẦN 13) I. MỤC TIÊU: - Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý (BT1). - Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). *Các KNSCB được giáo dục trong bài: - Tư duy sáng tạo. - Tìm kiếm và xử lí thông tin. *GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta. II. TÀI LIỆU: - Sách “Luyện tập TV” Trang 46 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 2: (30-35'): Củng cố viết đoạn văn Bài 17: HS đọc yêu cầu bài: - GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập. - GV gợi ý cách viết. - HS viết bài. GV chấm một số bài. - HS đọc bài văn. - Cả lớp nhận xét, bình chọn người viết hay nhất. - HS hoàn thành bài viết vào vở luyện. Hoạt động nối tiếp(2-3'): - GVnhận xét giờ học. Luyện Toán: ÔN TIẾT 1+2 TUẦN 13 I. MỤC TIÊU: - Rèn luyện kĩ năng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; - Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn (hai bước tính). II. CHUẨN BỊ: Sách ôn luyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn - 2 HS nêu lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn - GV nhận xét. Hoạt động 2: (28 - 30’): Luyện tập, thực hành Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu): Số lớn 30 56 56 12 30 20 Số bé 6 8 7 3 5 4 Số lớn gấp mấy lần số bé? 5 Số bé bằng một phần mấy số lớn? 1/5 - Tổ chức trò chơi: Tiếp sức. - GV hướng dẫn HS cách chơi. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo 2 nhóm, mỗi nhóm 10 em. - Đại diện mỗi nhóm nêu lại cách làm. - GV chốt kết quả đúng: 5; 1/5; 7; 1/7; 8; 1/8; 4; 1/4; 6; 1/6; 5; 1/5. - GV công bố nhóm thắng cuộc. *Củng cố số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn; Bài tập 2: Có 7 con gà trống, số gà mái nhiều hơn số gà trống là 21 con. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái? - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, nêu lại cách làm: Bước 1: Tính số gà mái. Bước 2: Tính số gà mái gấp số lần số gà trống. Bước 3: Trả lời. - GV chốt lời giải đúng: Số gà trống bằng 1/4 số gà mái. *Củng cố giải toán có lời văn dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài tập 3: Một bến xe có 32 ô tô, sau đó có 1/8 số ô tô rời bến. Hỏi ở bến xe còn lại bao nhiêu ô tô? - HS làm cá nhân vào vở ôn luyện. - 1 HS lên bảng chữa bài, GV chấm 1 số bài. - HS nhận xét, nêu lại cách giải: Bước 1: Tính số ô tô rời bến (32 : 8 = 4 ô tô). Bước 2: Tính số ô tô còn lại trong bến (32 - 4 = 28 ô tô). *Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Hoạt động tiếp nối (2-3’): - 2 HS nêu lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - GV nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2019 Toán: BẢNG NHÂN 9 I. MỤC TIÊU - Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. - Củng cố tính giá trị của biểu thức. II. CHUẨN BỊ: Máy chiếu III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn - 2 HS nêu lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Chữa bài tập 2 (BTT trang 70). - Nhận xét. *Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9 - GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. - GV gắn các tấm bìa, HS lập các phép tính: 9 x 1 = 9 ... 9 x 10 = 90. - HS học thuộc bảng nhân 9. *Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tâp, thực hành HD HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 * Bài tập 1: Tính nhẩm: - HS vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm. - HS làm việc cá nhân vào vở BT. - HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm. - GV chốt đáp án đúng và cách nhẩm nhanh nhất. Củng cố bảng nhân 9. * Bài tập 2: Tính: - Cả lớp làm vào vở BT, 4 HS lên bảng làm. - Nhận xét, nêu lại cách thực hiện: Tính từ trái sang phải. - GV chốt kết quả đúng: a) 71; 54; b) 38; 9. Củng cố tính giá trị của biểu thức. * Bài tập 3: Tính số HS lớp 3B? - HS làm việc cá nhân. - 1 HS lên bảng giải. - HS nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau. - GV chốt lời giải đúng: Lớp 3B có 27 bạn. Củng cố giải toán dạng gấp một số lên nhiều lần liên quan đến bảng nhân 9. * Bài tập 4: Đếm thêm 9 rồi điền số thích hợp vào ô trống: - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm nêu kết quả. - Nhận xét, nêu quy luật của dãy số. - GV chốt kết quả đúng. Củng cố đếm thêm 9. *Hoạt động 4: (2-4’): Hoạt động nối tiếp - Cả lớp đọc lại bảng nhân 9. - GV nhận xét tiết học. - Học thuộc bảng nhân 9 và xem lại các bài tập. Tập đọc: CỬA TÙNG I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm , ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn . - Hiểu ND : Tả vẽ đẹp kỳ diệu của cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta (Trả lời được các CH trong SGK ) *GDBVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự giác bảo vệ môi trường. *GD QUỐC PHÒNG – AN NINH: Nêu sự kiện chiến đấu hi sinh của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mĩ. II. CHUẨN BỊ: Máy chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kỹ năng kể - 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời một nhân vật trong truyện. - GV nhận xét. *Hoạt động 2: (12-14’): Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc từng câu - luyện đọc 1 số từ HS dễ mắc lỗi (mục I). - Đọc từng đoạn trước lớp: + 4 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (đoạn 2 chia đôi). + Hướng dẫn HS đọc đúng các câu: 1,7, 8. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. *Hoạt động 3: (8-10'): Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi 1 (SGK): Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi; Giải nghĩa từ Bến Hải. - HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi 2 (SGK): Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm; Giải nghĩa từ Hiền Lương. - HS đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi 3, 4 (SGK): 3. Thay đổi ba lần trong một ngày: Bình minh; buổi trưa; Chiều tà; 4. Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển; Giải nghĩa từ đồi mồi, bạch kim. * Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp diệu kì của Cửa Tùng. Từ đó thêm yêu mến phong cảnh Cửa Tùng, có ý thức bảo vệ môi trường để phong cảnh nơi đây ngày càng thêm đẹp. - HS nêu ý chính của bài. - GV chốt lại: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. *Hoạt động 4: (10-12’): Luyện đọc lại - GV đọc đoạn 2. - HD HS đọc đúng đoạn văn. - 3HS thi đọc 3 đoạn của bài; - Một HS đọc cả bài. - Bình chọn người đọc hay nhất. *Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp - 1 HS nói lại nội dung bài văn. - GV nhận xét tiết học. Luyện từ và câu: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ. - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn. * Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Kể một số làng nghề của quê hương Đông Sơn. *GD QỐC PHÒNG- AN NINH: Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của VN. II. CHUẨN BỊ: Máy chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép so sánh hoạt động với hoạt động - 2 HS làm miệng BT1, BT3 (tiết LTVC tuần 12). - Nhận xét. *Hoạt động 2: (12-15'): Phân loại từ địa phương * Bài tập 1: Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng: - HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: + Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan. + Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm. - 3 HS đọc lại bài làm đúng. * Lồng ghép nghị quyết 09-NQ/HU Đông Sơn: Kể một số làng nghề của quê hương Đông Sơn. - HS liên hệ: Làng đúc Đồng ở Làng Chè, Nhề rèn ở Đông Tân, Tạc tượng đá ở An hoạch... - GV chốt ý và mở rộng thêm về làng nghề toàn Tỉnh thanh Hóa. * Bài tập 2: Điền các từ thế, nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng: - HS làm bài cá nhân. - HS tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: kết quả đúng lần lượt là :gì, thế, à, gì, nó, tôi. *Hoạt động 3: (12-15'): Điền dấu câu * Bài tập 3: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong bài văn sau: - 1 HS đọc đoạn văn: Cá heo ở vùng biển Trường Sa. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm nêu bài làm, nói rõ dấu câu được điền vào ô trống. - HS nhận xét, chữa bài vào vở BT. * Bài tập 4: Chép lại câu nói của anh chiến sĩ nựng cá heo trong bài văn trên, nhớ dùng dấu câu cho đúng . - HS làm bài cá nhân. - Nêu kết quả bài làm. - GV chốt lời giải đúng: Có đau không, chú mình? Lần sau, khi ... *Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động tiếp nối - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại các bài tập. Tự nhiên và Xã hội: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó. - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. * Các KNSCB được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém. - Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác. * GDBVMT: Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, ... II. CHUẨN BỊ: - Máy chiếu. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về một số hoạt động ở trường - 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi: + Ở trường, công việc chính của HS là gì? + Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập. - GV nhận xét. *Hoạt động 2: (15-17’): Quan sát theo cặp Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, sau đó hỏi và trả lời câu hỏi với bạn. Bước 2: - Một số cặp HS lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao; làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây; giúp gia đình thương binh, liệt sĩ, ... * GDBVMT: Tham gia các hoạt động làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, ... là góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. *Hoạt động 3: (15-17’): Thảo luận theo nhóm Bước 1: HS thảo luận nhóm BT2 (BTTNVXH). Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV giới thiệu lại các hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học. Bước 3: - GV nhận xét về ý thức, thái độ của HS trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Khen ngợi những HS tích cực tham gia, có ý thức kỷ luật, có tinh thần đồng đội. * Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh; giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội; biết quan tâm và giúp đỡ mọi người,... *Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp - Khuyến khích HS tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình. - GV nhận xét tiết học. Luyện Toán: ÔN TIÊT 3+4 I. MỤC TIÊU: - So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có một phép nhân 9). - Tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. - Giải bài toán có lời văn (hai bước tính). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở ôn luyện III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố các bảng nhân đã học - 2 HS lên bảng đọc bảng chia 8; - Nhận xét. Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 3 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang 45 Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S - HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 2: HS đọc đề bài toán - HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố giải toán có lời văn. Bài 3: Khoanh vào chữ .... - Cả lớp làm bài vào vở ôn tập. - HS nêu kết quả. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét. - Chốt ý đúng: . *GVKL: Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn và ngược lại. Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 4 Bài 5: Khoanh vào chữ.... - HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 6: Viết số thích... - Cả lớp làm bài vào vở ôn tập. - HS nên kết quả. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố phép nhân 9. Bài 7: HS đọc đề bài toán. - HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng giải bài toán. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố giải toán có lời văn. Bài 8: Khoanh vào chữ đặt trước...: - HS tự làm bài. - HS nêu kết quả, nêu cách làm. - Nhận xét. *GVKL: Củng cố phép nhân 9. Hoạt động nối tiếp(1-3’): - GV nhận xét tiết học. Luyện Tiếng Việt: ÔN TIẾT 3+4 I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Biết phân biệt iu/uyu; d/r/gi; dấu hỏi/ dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách “Luyện tập TV”. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: Hoạt động 1: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết 1 lần. - 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn nói điều gì? - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: - HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: ...................... b) GV đọc cho HS viết bài vào vở ôn. - GV theo dõi, uốn nắn. c) Chấm chữa bài: - HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi. - GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày. Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 4 trang 47: Gạch dưới từ viết sai chính tả - HS tự làm vào vở. - 1 HS nêu kết quả. - Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc lại từ. - Lời giải: a. Khúc khuỷu; tỉu nghỉu; *GVKL: Củng cố tiếng có vần oc/ ooc. Bài 5: Điền vào chỗ trống : - HS tự làm vào vở. - 1 HS nêu kết quả. - Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc lại từ. - Lời giải: a. Cải tử hoàn sinh Cãi chày cãi cối b. Bên lở bên bồi Lỡ chuyến đò. *GVKL: Củng cố từ có tiếng cải- cãi; lỡ- lở. Bài 6: Nối...: - Tổ chức trò chơi : Tiếp sức. - HS 2 nhóm tham gia trò chơi. Bình chọn nhóm thắng cuộc. - Lời giải: Dành dụm; rành rọt; giành giật. Hoạt động nối tiếp (2-3’): - GV nhận xét tiết học. HS xem lại bài tập. Rút kinh nghiêm ... ..... ... . .................................................................... Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2019 Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có một phép nhân 9). - Tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. II. CHUẨN BỊ: Vở BT III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bảng nhân 9 - 4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9. - Chữa bài tập 3 (BTT trang 71). - Nhận xét. *Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành HD HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (dòng 3, 4) HS giỏi có thể làm làm tiếp các bài còn lại * Bài tập 1: Tính nhẩm: - HS làm việc cá nhân. - HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Củng cố : a) Bảng nhân 9. b) Tính chất đổi chỗ của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. * Bài tập 2: Tính: - Cả lớp làm vào vở, 4 HS lên bảng làm, nêu cách làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 36; 45; b) 81; 90. Củng cố cách hình thành bảng nhân 9. * Bài tập 3: Tính số xe ô tô của công ti đó? - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng giải, nêu cách giải: Bước 1: Tính số xe của 3 đội còn lại. Bước 2: Tìm số xe của 4 đội. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: Công ti đó có 37 xe ô tô. Củng cố giải toán dạng gấp một số lên nhiều lần liên quan đến bảng nhân 9. * Bài tập 4 (dòng 3, 4): Viết kết quả phép nhân vào ô trống (theo mẫu): - GV giải thích mẫu. - HS làm việc cá nhân. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. - Nhận xét, nêu cách làm. - GV chốt kết quả đúng. Củng cố bảng nhân 8, 9. *Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp - HS chơi trò chơi Truyền điện Bảng nhân 9. - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập. Tập làm văn: VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: Biết viết một lá thư ngắn theo gợi ý. * Các KNSCB được giáo dục trong bài: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa. - Thể hiện sự cảm thông. - Tư duy sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư như SGK. III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết về cảnh đẹp đất nước - 4 HS đọc bài viết về cảnh đẹp nước ta (tiết TLV tuần 12). - Nhận xét. *Hoạt động 2: (28-30’): Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn a. GV hướng dẫn HS phân tích đề bài: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Em hãy viết thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. - 1 HS đọc các gợi ý. - HD HS phân tích đề: + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai? + Mục đích viết thư là gì? + Những nội dung cơ bản trong thư là gì? + Hình thức của lá thư như thế nào? - HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. b. Hướng dẫn HS làm mẫu - nói về nội dung thư theo gợi ý . -1 HS khá giỏi nói về phần lí do viết thư - tự giới thiệu. c. HS viết thư. - HS viết thư vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ từng em. - 5 - 7 HS đọc thư . - Nhận xét, chấm điểm những lá thư viết hay. *Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Về viết lại lá thư cho sạch, đẹp ; gửi qua đường bưu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2019_2020.doc