Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

HĐ1: HD Luyện đọc

B1: Gv đọc diễn cảm toàn bài

- GV tóm tắt nội dung bài.

B2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc từng câu

- Giáo viên chú ý sửa sai.

- Luyện đọc từ khó: Dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng, rớm lệ.

- Giải nghĩa từ khó: Đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.(SGK)

+ Đọc từng đoạn

 - Luyện đọc câu khó: (BP)

- Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là.//

- Dạ, không! // Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen.// (giọng nhẹ nhàng, tha thiết).

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

-Thi đọc giữa các nhóm.

+ Đọc toàn bài.

HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?

- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?

* Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt ?

- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?

- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?

- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?

* Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?

- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?

*Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?

Chốt : Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc

HĐ3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm Đ2 - 3; hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn người chuyện và lời nhân vật.

- GV yêu cầu HS đọc phân vai theo nhóm ở đoạn 2 và 3.

- GV và cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất.

 B. Kể chuyện

1. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện : Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện kể toàn bộ câu chuyện.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung từng tranh.

2. HD học sinh kể chuyện theo tranh:

 - GV yêu cầu HS kể theo cặp.- GV gọi HS kể trước lớp

- GV khuyến khích HS kể cả câu chuyện.

- GV và HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt và những HS kể được toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét.

 

docx 38 trang ducthuan 06/08/2022 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
SÁNG
	GIÁO DỤC TẬP THỂ 
 Chào cờ
______________________
TOÁN
Thực hành đo độ dài
(Hoạt động trải nghiệm- dạy ngoài lớp học) 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.. Biết dùng mắt ước lượng độ dài của chân tường lớp học, chiều cao của tường lớp em (một cách tương đối chính xác). 
- Rèn cho HS kĩ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, đo độ dài chính xác và ước lượng độ dài.
- Giáo dục HS vận dụng bài học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG Thước có vạch chia cm, thước mét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC:
- Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài
theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và ngược lại
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GT trực tiếp
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- YC HS tự vẽ các đoạn thẳng có đội dài cho trước
- GV bao quát hướng dẫn HS vẽ.
- YC HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi HS nêu cách vẽ.
=> GV chốt những cách vẽ độ dài đoạn thằng có độ dài cho trước.
Bài 2 
a. Thực hành cá nhân.
- GV yêu cầu HS tự đo chiều dài cái bút của em.
GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- YC HS báo cáo kết quả.
- GV gọi HS lên kiểm tra lại.
- YC HS nêu cách đo. 
b, c. GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV chia 3 tổ, mỗi tổ thành 2 nhóm, mỗi tổ dùng 1 thước 1m để đo chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học, chiều rộng bàn giáo viên. GV trực tiếp kiểm tra kết quả đo của một số nhóm.
- GV xuống kểm tra, chốt kết quả đúng.
=> GV chốt: Dùng thước áp sát vào vật cần đo, xê dịch sao cho vạch ghi số 0 của thước trùng với đầu bên trái của vật, đầu còn lại của vật ứng với vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của vật.
Bài 3: (a,b) (HĐ trải nghiệm- dạy ngoài trời)
- HDHS: dùng thước mét thẳng dựng thẳng đứng áp sát vào bức tường hoặc nằm dọc theo chân tường để HS hình dung được độ cao (hoặc chiều dài) của 1 m khoảng ngần nào, từ đó chia phần còn lại thành các khoảng 1m để ước lượng cho chính xác.
- GV yêu cầu HS thực hành ước lượng độ cao bức tường lớp và chiều dài chân tường của lớp học, độ rộng cửa lớp, chiều dài ghế đá, chiều dài bậc cầu thang 
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV kiểm tra kết quả ước lượng của HS bằng cách đo thực tế.
-Tuyên dương những HS ước lượng chính xác.
3. Củng cố, dặn dò
- YC HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, cách đo độ dài đoạn thẳng.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Thực hành đo độ dài (Tiếp)
- 2 HS đọc.
- Gấp hoặc kém nhau 10 lần.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS tự vẽ cá nhân; 3 HS lên bảng vẽ 3 đoạn thẳng.
- Nhận xét.
- HS nêu cách vẽ trước lớp, chẳng hạn:
Chấm 1 điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
- HS nhận xét.
- HS nêu cách vẽ khác. 
- HS đọc bài, nêu yêu cầu. 
- HS thực hành dùng thước có vạch chia cm để đo.
- HS nêu kết quả.
- 2 HS lên kiểm tra lại kết quả của bạn.
- HS nêu cách đo: Dùng thước áp sát vào cái bút, xê dịch sao cho vạch ghi số 0 của thước trùng với đầu bên trái của cái bút, đầu còn lại của cái bút ứng với vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của bút.
- HS thực hành theo nhóm: lần lượt từng em đo, đọc kết quả đo của mình, cả nhóm thống nhất kết quả đo chính xác nhất.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS giải thích cách đo.
- HS nêu cách đo độ dài 1 vật. 
- HS nêu yêu cầu. 
- HS thực hành cá nhân. 
- HS nêu kết quả ước lượng của mình.
- HS nêu lại.
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Giọng quê hương
I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc:
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài (đôn hậu, thành thực, trung kỳ, bùi ngùi).
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4). Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh
- GDHS lòng yêu quê hương đất nước
B. Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ
- Rèn kĩ năng nói, nghe nói cho học sinh
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Tranh minh hoạ (KC)
- BP ghi câu văn HD HS luyện đọc (HĐ 1)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: HD Luyện đọc
B1: Gv đọc diễn cảm toàn bài 
- GV tóm tắt nội dung bài.
B2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
+ Đọc từng câu 
- Giáo viên chú ý sửa sai.
- Luyện đọc từ khó: Dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng, rớm lệ. 
- Giải nghĩa từ khó: Đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.(SGK)
+ Đọc từng đoạn 
 - Luyện đọc câu khó: (BP) 
- Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...// 
- Dạ, không! // Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen...// (giọng nhẹ nhàng, tha thiết).
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
+ Đọc toàn bài.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
* Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt ?
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?
* Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? 
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
*Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?
Chốt : Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc
HĐ3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm Đ2 - 3; hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn người chuyện và lời nhân vật. 
- GV yêu cầu HS đọc phân vai theo nhóm ở đoạn 2 và 3.
- GV và cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất. 
 B. Kể chuyện
1. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện : Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện kể toàn bộ câu chuyện.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung từng tranh.
2. HD học sinh kể chuyện theo tranh:
 - GV yêu cầu HS kể theo cặp.- GV gọi HS kể trước lớp 
- GV khuyến khích HS kể cả câu chuyện.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt và những HS kể được toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét.
- Theo dõi, phát hiện giọng đọc.
- HS chú ý nghe. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. 
- HS đọc CN, ĐT. 
- HS đọc SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện.
- HS luyện đọc CN, ĐT. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 3.
- Thi đọc theo nhóm trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- 1 HS đọc bài + TLCH
- Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói.
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên.
+ Bầu không khí trong quán ăn vui vẻ lạ thường.
- Thuyên và Đồng quên tiền, 1 trong 3 người thanh niên xin trả giúp tiền 
- Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai.
- Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được biết Thuyên và Đồng, anh muốn làm quen với hai người.
+ Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ của mình. 
+ HS trả lời.
+ Giọng quê hương là đặc trưng cho mỗi miền quê và rất gần gũi với từng người dân ở vùng quê đó.
+ Giọng quê hương giúp cho những người cùng quê gắn bó, gần gũi với nhau hơn .
- HS chú ý nghe 
- HS đọc đoạn 2 + 3 theo vai: người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên 
- 1 HS nêu yêu cầu - HS quan sát từng tranh minh hoạ.
- HS nêu nhanh từng sự việc trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
- Từng cặp HS nhìn tranh tập kể một đoạn của câu chuyện. 
- 3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh.
- HS kể toàn bộ câu chuyện. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Quê hương em có giọng nói đặc trưng không? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào?
- GV giáo dục HS yêu quê hương đất nước.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài: “Thư gửi bà”
______________________________
CHIỀU TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa G (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Tiếp tục củng cố cách viết chữ viết hoa G.
- Rèn cho HS kĩ năng: Viết đúng, đẹp các chữ hoa Ô, G, T, V, X; Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Gióng và câu ứng dụng.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Mẫu chữ viết hoa Ô, G, T, V, X. (HĐ1)
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.(HĐ1)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS viết các từ: Gò Công, Gà, Khôn
- Nhận xét, đánh giá 
2. Bài mới
HĐ1: HD HS viết chữ hoa 
- Q/s và nêu quy trình viết chữ Ô, G, T, V, X.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở các tiết trước.
- GV viết lại mẫu chữ hoa, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa cho từng HS.
2, HD viết từ ứng dụng
 - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
* Em biết gì về Ông Gióng ?
- GV GT: Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ông Gióng. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
3,HD viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
*Nêu nghĩa câu ứng dụng
- GV:Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là một đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Tây trước đây.
- Nêu cách viết của các con chữ trong câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS viết: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết 
- Yêu cầu HS viết bài, sau đó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
(Lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu).
- GV nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp.
- HS q/s.
- HS nêu.
- 1, 2 HS nhắc lại quy trình viết chữ Ô, G, T, V, X.
- HS lắng nghe và q/s.
- 3HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. Nx, s/c.
- 1 HS đọc: Ông Gióng.
- HS nêu
- Chữ Ô, G, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
-HS nêu: 
HS viết bảng con
- 1, 2 HS đọc 
+ HS nêu
- Các chữ G, l, g, T, V, h, X cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ G cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ô, T cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ông Gióng, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- HS viết vở tập viết.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại cách viết chữ hoa G, Ô, X.
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài sau.
__________________________
TOÁN+
Ôn tập : Bảng đơn vị đo độ dài
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho HS về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài. Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
- Rèn HS chuyển đổi các đơn vị đo độ dài nhanh, chính xác và thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ chép BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- HS đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài trong bảng.
=>Chốt: - Có 7 đơn vị đo độ dài: km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Hai đơn vị đo độ dài đứng liền nhau hơn, kém nhau 10 lần.(Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1 chữ số).
HĐ2: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
a, 7dm 8 cm = ..... cm
b. 12 dam 6m = ... m 
c.4m 4cm = ...cm
*d, 569m =....hm ....dam....m 
 *e. 360cm =...m...dm...cm
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
- Nhận xét, chốt kq đúng.
=> Chốt về đổi đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé ta phải thêm 0 (mỗi đơn vị đo độ dài thêm vào 1 số 0). Đổi đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn ta phải bớt 0 
( mỗi đơn vị đo độ dài bớt đi 1 số 0).
Bài 2:Tính
a. 36 dam x 3 - 69 dam
b. 84 hm : 2 + 139 hm
d. 8 hm - 7 dam - 8 m
- Khi thực hiện các phép tính với số đo độ dài ta làm như thế nào?
=> Chốt: Khi thực hiện tính với các số đo độ dài ta phải chuyển về cùng đơn vị đo, thực hiện tính như với số tự nhiên, ghi thêm đv đo vào sau kết quả
Bài 3: Một khúc gỗ dài 2m 4dm. Nếu muốn cắt khúc gỗ đó ra thành các đoạn, mỗi đoạn dài 4 dm thì cắt được bao nhiêu đoạn? (BP)
+ B1: Đọc và xác định yc bài toán.
- Gọi HS đọc đề bài.
+ B2: Tóm tắt đề toán
- Gọi HS tóm tắt đề toán.
+ B3: Phân tích bài toán, chỉ ra bước giải.
- Muốn biết khúc gỗ có thể cắt ra được mấy đoạn ta làm thế nào?
+ B4: Trình bày bài giải.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài
+ B5: Kiểm tra lại bài giải.
- YC HS đổi chéo vở kiểm tra.
- GV nhận xét, kết luận.
=> Chốt: Cách giải toán liên quan đến đơn vị đo độ dài. Khi cắt một vật nào đó số lần cắt ít hơn số đoạn cắt ra là 1
HĐ3:Củng cố, dặn dò: 
- Đọc bảng đơn vị đo độ dài ? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
- Nhắc HS học thuộc tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé. 
- HS nêu, nx b/s (nếu cần).
- HS đọc.
- HS nêu , nx.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lên chữa bài.
-HS giải thích cách làm
- NX, chốt kq đúng. 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, 4 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
- Thực hiện tính như với các số tự nhiên, viết thêm đơn vị đo vào sau kết quả
- HS đọc đề.
- HS tóm tắt.
- HS nêu.
- HS giải bài toán.
Bài giải
2m 4dm = 24 dm
Số đoạn cắt được là: 
24 : 4 = 6 (đoạn)
 Đáp số: 6 đoạn
- Nhận xét, HS đổi chéo vở .
____________________________
TIẾNG ANH
 Đ/c Hòa dạy
___________________________________________________________________
SÁNG 	Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020
CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Quê hương ruột thịt
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết chính xác, trình bày bài Quê hương ruột thịt theo đúng hình thức văn xuôi. Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài.Tìm và viết được tiếng có vần khó oai/oay (BT2); tiếng có âm đầu dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: l/n (BT3/a).
- Rèn kĩ năng viết chữ đều và đẹp.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta.
 *GDBVMT: HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng lớp viết sẵn ND bài tập 3/a.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KTBC: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi (1 HS)
 - HS + GV nhận xét 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Hướng dẫn hs nghe, viết:
- GV đọc bài.
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ? 
- GV: Quê hương là nơi chị Sứ sinh ra và lớn lên, vì vậy chị rất yêu quý quê hương mình cũng như cảnh đẹp của quê hương mình.
* Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, em cần có ý thức như thế nào đối với cảnh đẹp cũng như đối với môi trường xung quanh ?
GD: các em có ý thức bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước, môi trường xung quanh
- Chỉ ra những chữ được viết hoa ?
 + Tìm những tiếng khó viết trong bài ?
- Luyện viết tiếng khó: chốn này, trái sai, da dẻ, ngày xưa 
- GV đọc cho HS viết bài+ Kết hợp theo dõi nhắc nhở HS.
 - Đọc soát bài.
c, GV nx, s/c những lỗi sai chung.
 - Tuyên dương những em viết đẹp, có tiến bộ.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ chứa tiếng có vần oay:
 - GV y/c HS làm VBT.
+ GV chốt kq đúng:
- VD: oai: khoai, ngoài, ngoại ..
 oay: xoay, loay hoay, .
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
Bài tập 3 (a) (viết sẵn trên bảng lớp).
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 a, Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
- HS nghe, đọc thầm theo.
- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên 
- Yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường xung quanh.
- Chữ đầu đoạn và chữ cái đầu câu và tên riêng Sứ.
- HS nêu.
- HS viết bảng con
- Nhận xét, s/c.
- HS nghe viết bài vào vở.
- HS đổi vở, soát lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT
- Nhận xét, s/c ( nếu cần).
- Đại diện 2 em lên bảng chữa bài. NX, s/c.
- 1 số em đọc các từ vừa tìm được.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS trình bày bài làm của mình trước lớp. 
 3. Củng cố, dặn: 
- Nhắc HS khi viết cần phân biệt l/n để viết đúng chính tả.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau : Quê hương.
________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Các thế hệ trong một gia đình
I. MỤC TIÊU :
- HS biết các thế hệ trong một gia đình. Phân biệt được gia đình 2 hoặc 3 thế hệ.
- Biết giới thiệu với các bạn về gia đình của mình. HS biết về các mối quan hệ trong một gia đình. Gia đình là một phần của xã hội . 
- GD HS yêu quý gia đình của mình. Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia 
đình mình giữ gìn môi trường sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: 
Các hình trong SGK(HĐ2). 
Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận(HĐ2), ảnh gia đình(HĐ3).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
- Nhận xét
2. Bài mới: GV giới thiệu bài + ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu về gia đình
Bước 1: HS làm việc theo cặp.
+Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất? Ai ít tuổi nhất?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV kết luận: Trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống – ví dụ như ông, bà, bố, mẹ, anh chị em và em . Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó được gọi là các thế hệ trong một gia đình.
HĐ 2: Gia đình các thế hệ
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan 
sát các hình trang 38, 39 sgk và thảo luận 
theo câu hỏi ghi bảng phụ:
-Gia đình bạn Lan (Minh) có mấy thế hệ cùng chung sống?
- Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy?
- Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
- Đối với gia đình chỉ có 2 vợ chồng chung sống gọi là gia đình mấy thế hệ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Theo các em, trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
- Có gia đình chỉ có một thế hệ không? 
- Nếu có, hãy lấy ví dụ chứng minh.
GV kết luận: Mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ chung sống. Có gia đình có 2, 3 thế hệ, có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
HĐ 3: Giới thiệu về gia đình mình
 - Gv yêu cầu hs đưa ảnh chụp gia đình nếu học sinh nào không có thì vẽ tranh mô tả các thành viên trong gia đình mình.
-GV khen những H/s giới thiệu về gia đình đầy đủ, có sáng tạo, 
Gia đình là 1 phần của xã hội. Các em cần nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
-1 số h/s kể
- HS thảo luận trong bàn. 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Nhận xét
-H/s quan sát các tranh vẽ trang 38,39 thảo luận cặp đôi theo các yêu cầu của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Nhận xét, bổ sung
-Từng HS giới thiệu về gia đình mình 
trước lớp, vừa nói vừa chỉ vào ảnh 
hoặc tranh vẽ. Cụ thể: 
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.
+ Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ.
+ Tình cảm và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình đối với nhau.
3. Củng cố, dặn dò : 
Lồng ghép : 
- Là một thành viên trong gia đình em sẽ làm gì để giúp gia đình mình được sống trong môi trường sạch đẹp ?
=> KL : Gia đình là 1 phần của xã hội vì vậy bản thân chúng ta cũng cần nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch đẹp. Em cần làm những việc vừa sức với mình như: quét don, lau đồ đạc trong nhà, tham gia dọn vệ sinh đường đi, ngõ xóm, không vứt rác bừa bãi, 
 - HS nhắc lại nội dung chính của bài.
___________________________
TOÁN
Thực hành đo dộ dài (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài. Biết so sánh các độ dài. (Làm BT 1,2). 
- Rèn kĩ năng đo, so sánh số đo độ dài cho HS.
- Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG: Kẻ khung BT1; thước dây (BT2)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới: GTB - Ghi tên bài.
Bài 1/a: Đọc bảng sau( theo mẫu).
- GV yêu cầu 1 em đọc, GV ghi số liệu vào bảng như (SGK- T48).
- Gọi 1 em đọc phần mẫu.
b. Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam ?
- Trong 5 bạn bạn nào cao nhất ?
 Bạn nào thấp nhất ?
* Muốn biết bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất em làm thế nào ?
=> Chốt 2 cách so sánh: 
+ Đổi tất cả các số đo ra đơn vị cm và so sánh 
+ Hoặc so sánh số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1 mét và 1 số cm. Vậy chỉ cần so sánh các số đo cm với nhau
Bài 2/a: Yêu cầu thực hành chiều cao các bạn trong tổ (dùng thước dây)
- GV hướng dẫn HS cách đo chiều cao của người. VD: - Sử dụng bức tường của nhà để đo.
- Gọi tên từng bạn, bỏ giầy, dép đứng một cách tự nhiên người áp sát tường .
+ GV yêu cầu HS thực hành đo chiều cao của các bạn theo đơn vị tổ.
b, Sau khi HS đo xong, GV yêu cầu HS thảo luận xem trong tổ mình bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
GDHS ăn uống đầy đủ chất đảm bảo sức khỏe
 Chốt lại cách đo độ dài và so sánh số đo độ dài.
- HS nêu yêu cầu BT.
- 1HS đọc. 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
HS nêu
- Hương cao nhất.
- Nam thấp nhất 
- Phải so sánh số đo chiều cao của các bạn, số nào lớn nhất sẽ là bạn đó cao nhất và ngược lại. 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS chú ý nghe và q/s. 
- 1 HS thực hành đo mẫu.
- HS thực hành đo theo tổ rồi viết kết quả vào bảng. 
- Vài nhóm đọc kết quả đo và nêu xem ở tổ, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất. 
 3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà thực hành đo 1 số chiều cao, chiều dài các đồ vật như: bàn, ghế.... 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
ÂM NHẠC
Học bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết
 I. MỤC TIÊU
- Biết thêm bài hát mới của nhạc sĩ Mộng Lân
- Hát thuộc lời ca, đúng giai diệu, đúng nhịp, đều giọng. Biết hát kết hợp gõ đệm.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết biết yêu thương và giúp đở bạn bè
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn lời ca HĐ1). 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ
- Cho HS nghe lại giai điệu một trong các bài hát đã học ở tiết trước. Yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát, tác giả và hát ôn lại bài hát. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài mới:
HĐ1: Dạy bài hát Lớp chúng ta đoàn kết
- Cho HS nghe hát mẫu.
- GV treo BP. Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- Đàn giai điệu toàn bài
- Tập hát từng câu theo lối móc xích
chia bài hát làm 4 câu có chung một âm hình tiết tấu
- Cho HS hát lại nhiều lần, chú ý sửa sai (nếu có).
HĐ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo nhịp
Lớp chúng mình, rất rất vui anh em ta 
- Hướng dẫn hát gõ đệm theo tiết tấu
Lớp chúng mình, rất rất vui anh em ta 
- Nghe GV hát mẫu
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe GV đàn giai điệu
- Tập hát theo hướng dẫn của GV
- Hát ôn lại nhiều lần để thuộc giai điệu
- Hát gõ đệm theo nhịp như hướng dẫn của GV.
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
3. Củng cố –dặn dò:
- Cho HS hát lại bài kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. 
- Nhận xét tiết học.
___________________________
CHIỀU GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THKNS. Bài 4: Yêu thương và chia sẻ
Thực hành: Tôi yêu thương -tôi hành động
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Học sinh nắm được những biểu hiện thể hiện yêu thương, chia sẻ
- Học sinh hiểu được lợi ích của việc yêu thương, chia sẻ mang lại
2. Kỹ năng
- Học sinh biết cách quan tâm, thể hiện tình yêu thương chia sẻ với mọi người. Biết yêu thương, bảo vệ động vật và thiên nhiên
3.Thái độ
- Học sinh có ý thức, trách nhiệm quan tâm, chia sẻ tình yêu thương với mọi người và yêu thương, bảo vệ động vật
4. Phát triển năng lực học sinh
- Học sinh hình thành năng lực bộc lộ cảm xúc, năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh, ảnh 
2. Chuẩn bị của hoc sinh: Tâm thế bước vào tiết học 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: Bằng trò chơi
2. Dạy bài mới 
? Các em có thể chia sẻ cho cô và các bạn được biết: Khi em hỏi công việc, sức khỏe.. của bố mẹ. Các em nhận được câu trả lời như thế nào từ bố mẹ? Và biểu cảm của bố mẹ khi được các em hỏi như thế nào? Và, em cảm thấythế nào khi mình hỏi bố mẹ như vậy?
- Giáo viên nhận xét và kết uận:
 Hãy chia sẻ với người em quan tâm, yêu thương hoặc tin cậy nhất và hãy trao yêu thương, lắng nghe và chia sẻ với mọi người để hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn.
1.Trải nghiệm “Trao yêu thương nhận lại yêu thương”
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ xây dựng nội dung kịch bản, số lượng học sinh tham gia diễn xuất với chủ đề” Trao yêu thương nhận lại yêu thương”
- Sau quá trình thảo luận và hóa trang mỗi nhóm sẽ lên diễn kịch
- Hai nhóm còn lại sẽ đưa ra nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung và đưa ra kết luận
- Nhóm nào có nội dung kịch bản hay nhất và diễn xuất tốt nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng
2.Hoạt động cá nhân: “Tấm thiệp nhỏ- điều con muốn nói”
- Giáo viên đưa ra hoạt động cho học sinh
- Giáo viên gợi ý học sinh ghi lại điều muốn nói của mình dành cho bố mẹ vào trong tấm thiệp và vẽ, tô màu thật đẹp cho tấm thiệp
- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ tấm thiệp của mình
- Giáo viên yêu cầu học sinh gửi tặng tấm thiệp đã làm cho bố mẹ ngay sau khi tan học.
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
Người thân là những người gần gũi và yêu thương chúng ta vô điều kiện. Do vậy chúng ta hãy trân trọng từng giây, từng phút được ở bên những người thân yêu của mình.Hãy chia sẻ, quan tâm và yêu thương người thân của mình một cách trân thành”Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương
3. Củng cố, dặn dò:
- Thông qua tiết học" Yêu thương và chia sẻ" học sinh biết quan tâm, thể hiện tình yêu thương và chia sẻ tình cảm với mọi ngơời. Biết yêu thương, bảo vệ động vật, thiên nhiên.
- Học sinh có ý thức, trách nhiệm quan tâm, chia sẻ tình yêu thương với mọi người và yêu thương bảo vệ động vật.
Học sinh chia sẻ
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nội dung và phân vai
- Học sinh lên diễn kịch
- Học sinh nhận xét nhóm bạn
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ghi điều muốn nói
- Học sinh vẽ tranh và tô màu trang trí tấm thiệp
- Học sinh gửi tặng thiệp đã làm cho bố mẹ
______________________________
TIẾNG ANH
Đ/c Hòa dạy
_________________________
TẬP ĐỌC
Thư gửi bà
I.MỤC TIÊU: 
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
 *GDKNS: Tự nhận thức bản thân; Thể hiện sự cảm thông.
- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu ( TL được các CH 1,2,3)
- HS thêm yêu quý quê hương mình.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc (SGK).
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. KTBC: Kiểm tra học thuộc lòng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài tập đọc Quê hương.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc 
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Ngắt nghỉ rõ giữa các phần của bức thư.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Hướng dẫn chia đoạn và giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại phần đầu của bức thư và trả lời câu hỏi: Đức viết thư cho ai?
- Dòng đầu thư bạn viết thế nào?
=> GV: Đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
- Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì?
=> GV: Sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
- Hãy đọc phần cuối của bức thư và cho biết: Tình cảm của Đức với bà như thế nào?
d. Luyện đọc lại bài
- GV gọi HS đọc lại bài.
- YC HS đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa? Khi đó em đã viết những gì?
- Chuẩn bị bài : Đất quý đất yêu.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- Tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi viết thư, bạn đang vừa viết vừa nhớ tới quê nhà có bà đang kể chuyện cho các cháu nghe.
- Theo dõi SGK.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- HS chia bức thư 3 phần:
+ Phần 1: Hải phòng cháu nhớ bà lắm.
+ Phần 2: Dạo này dưới ánh trăng.
+ Phần 3: Còn lại.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu cảm, câu kể.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Đức viết thư cho bà.
- Dòng đầu thư bạn viết: Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.
- Đọc đoạn 2 và trả lời: Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà: Dạo này bà có khoẻ không ạ?
- Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để bà vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
- 1 HS đọc lại bài.
- HS đọc trong nhóm.
- HS thi đọc.
- 2 đến 3 HS trả lời.
SÁNG Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020
TIN HỌC
 Đ/c Phạm Thảo dạy
___________________________
TIẾNG ANH
Đ/C Hòa dạy
__________________________
THỂ DỤC
Đ/C Dũng dạy
___________________________
MĨ THUẬT
Đ/c Luyến dạy
_________________________
Chiều LUYỆN TỪ VÀ CÂU
So sánh. Dấu chấm
I.MỤC TIÊU
- Biết thêm được một kiểu so sánh; so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2)
- Biết dùng dấu để ngắt câu trong 1đoạn văn. (BT3)
 *GDBVMT: Những câu văn, thơ ở bài thơ tả cảnh thiên nhiên. Đó là những cảnh đẹp TN trên đất nước ta.
II.ĐỒ DÙNG: 
1 tàu lá cọ. Bảng phụ chép BT1, BT3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Đặt câu có hình ảnh so sánh ngang bằng? 1 câu có hình ảnh so sánh hơn kém?
- Nêu từ chỉ sự so sánh trong câu em vừa đặt.
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: GTB
HĐ1: So sánh
Bài 1: (BP): Đoc đoạn thơ và trả lời câu h

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_ban.docx