Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. 1. Hoạt động khởi động - HS hát bài: “Em là mầm non của Đảng”

a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm

b) Giới thiệu bài

- GV ghi tên bài

- Một học sinh đọc tên các chủ điểm.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ Khám phá

2.1- Luyện đọc

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành :

 a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS.

+ Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin

+ Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Vua hạ lệnh.vùng nọ/ nộp một.không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1)

+ Xin ông về tâu Đức Vua/.săc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3)

- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.

+ Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua?

+ Trái nghĩa với bình tĩnh là gì?

+ GV giải thích thêm: “bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp (lo sợ, làm lạ, xin sữa, )

- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Bình tĩnh, tự tin

- Bối rối, lúng túng

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

 

docx 36 trang ducthuan 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
Tiết 1 	SINH HOẠT DƯỚI CỜ
	---------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 Tiêng anh
	 ( GV chuyên soạn – giảng)
	--------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và g iữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Nghe : HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ. 
- Nói :Nói với bạn về câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
	 Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II. DỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
2. HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động 
- HS hát bài: “Em là mầm non của Đảng”
a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm
b) Giới thiệu bài 
- GV ghi tên bài
- Một học sinh đọc tên các chủ điểm.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Khám phá
2.1- Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
+ Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin
+ Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Vua hạ lệnh..vùng nọ/ nộp một...không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1)
+ Xin ông về tâu Đức Vua/...săc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3)
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+ Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua? 
+ Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? 
+ GV giải thích thêm: “bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp (lo sợ, làm lạ, xin sữa, )
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Bình tĩnh, tự tin
- Bối rối, lúng túng
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
2.2 *HĐ tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? 
+ Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào? 
+ Vì sao họ lại lo sợ? 
=> GV: Dân chúng lo sợ, nhưng cậu bé lại muốn gặp vua. 
+ Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua? 
+ Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì? 
+ Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó? 
+ Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào? 
 => GV: Bằng cách đối đáp khôn khéo, thông minh, cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? 
+ Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không? 
 + Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được? 
+ Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục? 
=> GV chốt : Câu chuyện ca ngợi sự tài trí, thông minh của một cậu bé
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
- Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Rất lo sợ
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng. 
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
- Bố cậu mới đẻ em bé. 
- Đức vua quát cậu và nói rằng bố cậu là đàn ông thì không thể đẻ được.
- Cậu bé hỏi lại tại sao đức vua lại ra lệnh cho dân làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
3. HĐ Luyện tập
3.1* Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
3.2. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Đoạn 1: Nhà vua hạ lệnh cho mội làng phải làm gì?
+ Đoạn 2: Khi gặp nhà vua, cậu bé đã nói gì, làm gì ? Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói?
+ Đoạn 3: Lần thử tài thứ 2, vua yêu cầu cậu bé làm gì? Đức vua quyết định ra sao sau lần thử tài thứ 2?
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân (1 đoạn)
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
4. HĐ vận dụng 
- Thi nói lại lời của cậu bé khi gặp Vua
	------------------------------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU
Tiết 5: Đạo đức
- GV chuyên soạn giảng
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 6 TOÁN
ĐỌC, VIẾT , SO SÁNH, CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 
 - Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. 
	- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.CHUẨN BỊ	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT1, 2
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu chương trình Toán 3
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
+Gv đọc 1 vài số có 3 chữ số
+GV viết vài số có 3 chữ số
- HS lắng nghe
- Hs viết các số đó trên bảng con
- Hs đọc số tương ứng
- Giới thiệu bài:.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về đọc, viết số và thứ tự các số.	
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
=> Lưu ý HS trình bày thao hàng ngang (không cần kẻ bảng)
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Ghi ngay kết quả vào vở
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
- Giáo viên treo bảng phụ.
- HS so sánh kết quả
a)
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
b)
400
399
398
397
396
395
394
393
392
391
 + Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
- Vì theo cách đếm 310; 311; 312.
 Hoặc: 310 + 1 = 311 311 + 1 = 312
 312 + 1 = 313 ...
 + Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319.
 + Tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399?
- Vì 400 - 1 = 399; 399 - 1 = 398
 Hoặc: 399 là số liền trước của 400.
 398 là số liền trước của 399. 
 + Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391.
Bài 3: Làm cá nhân – N2 - Lớp
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
 + Tại sao điền được 303 < 330?
- Vì 2 số đều có hàng trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục < 3 chục nên 
303 < 330.
+ Nêu cách so sánh hai số có 3 chữ số?
So sánh theo hàng. Từ hàng cao đến hàng thấp
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp
+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
- 735.
+ Vì sao 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?
- Vì có số hàng trăm lớn nhất.
+ Số bé nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao? - Chữa bài
- 142. Vì có số hàng trăm bé nhất. 
+ Dựa vào đâu em tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số?
- So sánh hai số có 3 chữ số
Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành
3. HĐ vận dụng 
- Đọc các số: 456; 227; 134; 506; 609; 780.
- Giáo viên ghi bảng: 178; 596; 683; 277; 354; 946; 105; 215; 664; 355.
- 2 Học sinh viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Lớp nhận xét.
- Về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Tiết 7 Tin học
Bài 1. Làm quen với máy tính
	------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
TOÁN:
CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn .
	Rèn kỹ năng tính và giải toán có liên quan đến phép cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) 
	Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1a, c. 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu
- HS: Bảng con
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- TC: Làm đúng - làm nhanh
- Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất.
- Viết các số sau dưới dạng tổng các trăm, các chục, các đơn vị: 
659; 708; 910 
- 3 dãy làm 3 câu.
+ Nêu thứ tự các hàng (từ trái sang phải) trong số có 3 chữ số?
- Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng.
- 3 HS đại diện 3 dãy nêu
2. HĐ Luyện tập
* Mục tiêu: Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn .
* Hình thức tổ chức: (GV ghi hình thức thực hiện lên bảng)
- BT1, 3: Cá nhân - Lớp
- BT2, 4: Cá nhân - Cặp đôi - Lớp
- BT5: BT chờ (dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
* Cách tiến hành:
Bài 1a và 1c: 
- Nhắc HS làm nhanh có thể làm cả ý b
- Cho HS chia sẻ bằng TC “Truyền điện”
Bài 2:
+ Để đặt , tính đúng em cần lưu ý điều gì ?
Bài 3:
- Đánh giá, nhận xét 1 số bài.
- Nhận xét bài làm của HS. Lưu ý uốn nắn câu lời giải cho phù hợp.
=> Câu hỏi chốt bài: Bài toán thuộc dạng toán gì? Với dạng toán này ta chọn phép tính gì?
Bài 4:
- Gơi ý cho HS phát hiện bài toán thuộc dạng toán “Bài toán về nhiều hơn”, lựa chọn phép tính cộng.
Bài 5: (BT chờ)
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp)
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Đặt đúng vị trí các chữ số ở mỗi hàng rồi thực hiện từ phải qua trái .
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp
Giải
 Số học sinh khối lớp hai là : 
 245 - 32 = 213 ( học sinh)
 Đáp số : 213học sinh
- Bài toán về ít hơn. Chọn phép tính trừ
- HS tự làm bài, kiểm tra chéo rồi chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS tự làm bài và báo cáo khi hoàn thành
3. HĐ ứng dụng 
- Nêu lại cách đặt tính và tính phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính (từ phải sang trái)
- VN thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 	 TẬP ĐỌC
HAI BÀN TAY EM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	-Đọc: Đoc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. 
	- Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy Hai bàn tay đẹp, rất có ích và đáng yêu.
	- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
	- Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn phải yêu quý đôi bàn tay của bản thân, biết làm những việc có ích từ đôi bàn tay.
	- Hình thành NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Cả lớp đứng lên vận động, múa + hát bài: “Hai bàn tay của em”
- Lắng nghe 
2. HĐ Khám phá
2.1 Luyện đọc
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ
* Cách tiến hành :
a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý HS đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó : 
 Hai bàn tay em/
 Như hoa đầu cành//
 Hoa hồng hồng nụ//
 Cánh tròn ngón xinh .//
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (Nụ, nằm ngủ, siêng năng, )
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
+ Tìm từ gần nghĩa với từ siêng năng
+ Đặt câu với từ thủ thỉ
- 1 nhóm đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
 2.2-HĐ Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài thơ: Hai bàn tay đẹp, rất có ích và đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài)
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
- Hai bàn tay bé được so sánh với gì ? 
- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé ? 
=> GV: Hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp. Tác giả đó sử dụng hình ảnh so sánh khi tả bàn tay của bé.
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? 
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Được so sánh với những nụ hồng, những ngón tay xinh 
- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu .
- Buổi tối: hai hoa ngủ cùng bé 
- Buổi sáng: tay giúp bé đánh răng ....
- Hình ảnh tay viết làm chữ nở hoa trên giấy cho em thấy điều gì ?
- Tay còn là người bạn như thế nào với bé ?
- Khi bé học hai bàn tay siêng năng chữ đẹp như hoa nở từng hàng trên giấy . 
- Như là người bạn tâm tình, thủ thỉ với bé.
=> Chốt: Bé rất yêu đôi bàn tay của mình vì nó rất đẹp, có ích và đáng yêu
- Em thích nhất khổ thơ nào ? vì sao? 
=> HS phát biểu suy nghĩ của mình, VD: 
Khổ 1: vì bàn tay bé tả đẹp như nụ hồng.
Khổ 2: vì tay bé luôn ở cạnh nhau , cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết và tình cảm .
Khổ 3: vì tay bé thật có ích giúp bé đánh răng , trải tóc , 
Khổ 4: vì tay làm cho chữ nở hoa trên giấy 
Khổ 5: Tay như người bạn tâm tình cùng bé 
3. HĐ Luyện tập
3.1*Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4)
4. HĐ vận dụng 
- VN tiếp tục HTL bài thơ
- Sử dụng đôi bàn tay để luyện chữ đẹp và làm các việc có ích cho mọi người
	----------------------------------------------------------------
Tiếng anh
( GV chuyên soạn giảng)
---------------------------------------------------------------------
Thể dục
( GV chuyên soạn giảng)
------------------------------------------------------------------------------------------------Buổi chiều	Tiết 5	CHÍNH TẢ 
CẬU BÉ THÔNG MINH 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập 2a/, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ cái đó vào ô trống trong bảng (BT3).
	-Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
	- NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn văn, phiếu học tập ghi nội dung BT 3
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giới thiệu bài:
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”
- Chuẩn bị dụng cụ học chính tả : sách, vở, thước, bút chì, bảng con, phấn, 
 2. HĐ Khám phá
Chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - GV đọc đoạn chép một lượt.
- 1 Học sinh đọc lại.
 - Đoạn văn cho ta biết chuyện gì?
- Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách yêu cầu cậu làm 3 mâm cỗ từ một con sẻ nhỏ.
 - Cậu bé nói như thế nào?
- Học sinh trả lời.
 - Cuối cùng, nhà vua xử lý ra sao?
- Trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài.
 b. Hướng dẫn trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
- Có 3 câu.
 - Trong đoạn văn có lời nói của ai?
- Của cậu bé.
 - Lời nói của nhân vật được trình bày như thế nào?
- Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
 - Trong bài, có từ nào cần viết hoa? 
- Đức Vua, Hôm, Cậu, Xin.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên viết từ khó.
- Học sinh viết bảng con: chim sẻ, sứ giả, sắc, sẻ thịt, luyện.
 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs
- Đọc các từ trên bảng.
 3. HĐ Luyện tập
3.1*viết chính tả 
*Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nhìn bảng chép bài.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3.2* HĐ làm bài tập 
*Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n (BT2a).
- Ghi nhớ tên của 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái (BT3).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: l hay n?
- Nhận xét, đánh giá
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp
+ hạ lệnh - nộp bài - hôm nọ
Bài 3:
- Treo bảng phụ
- GV chốt kết quả
- Học sinh đọc thầm, thảo luận cặp đôi, ghi kết quả vào vở
- 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp, hoàn thành bảng lớp.
- Lớp nhận xét
- HS đọc lại tên chữ để ghi nhớ, HTL
 3. HĐ vận dụng 
 - Trò chơi: Tiếp sức “Tìm chữ có phụ âm l/n”
- Nhận xét tuyên dương
- 2 đội học sinh (4hs/1 đội) nối tiếp tìm chữ có phụ âm l/n
- Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn.
- Về nhà thử tìm hiểu tên của các chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
	-----------------------------------------------------------------
Tiết 6 Đọc thư viện
Đọc to nghe chung
	---------------------------------------------------------------------
Tiết 7: 	TNXH
	GV chuyên soạn giảng
--------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỨ SỐ (CÓ NHỚ 1 LẦN)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
	- Rèn kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số. 
	- Năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
	- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. 
	- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực ,có trách nhiệm với toán học.
* Làm BT 1 ( cột 1, 2,3 ) ; BT 2 ( cột 1, 2, 3 ) ; BT 3 (a ) ; BT 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
- GV: Phấn màu, bảng kẻ đường gấp khúc BT4
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn 2 cột, 1 cột ghi các phép tính cộng hoạc trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ), 1 cột ghi kết quả của các phép tính.
- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS thi đua nêu phép tính và két quả của phép tính.
- Lắng nghe
- Ghi vở tên bài
2. HĐ Khám phá
*Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) 
*Cách tiến hành: Cá nhân - Cả lớp
a. Giới thiệu phép cộng: 435 + 127
- Giáo viên viết: 435 + 127 = ?
+ Phép cộng này có gì khác với phép cộng đã học?
+ Khi thực hiện phép cộng mà ở hàng đơn vị có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 em cần lưu ý điều gì? 
+ Nêu cách thực hiện.
- 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính
- Lớp thực hiện vào bảng con.
- 1 học sinh nêu miệng cách tính. 
 435
+ 127
 562 
- Có nhớ ở hàng đơn vị
- Nhớ 1 sang hàng chục. 
- Thực hiện từ phải sang trái
b. Giới thiệu phép cộng: 256 + 162
- Giáo viên viết: 256 + 162 = ?
- Em có nhận xét gì khi cộng 2 phép tính trên?
=> Kết luận: Đây là các phép cộng có nhớ.
- 1 học sinh làm bảng. Lớp làm bảng con
- 1 học sinh nêu miệng cách tính.
 256
+ 162
 418
- Nhận xét:
+ Phép cộng 435 + 127 
 là phép cộng có nhớ 1 lần từ 
hàng đơn vị sang hàng chục.
 + Phép cộng: 256 + 162 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm.
 3. HĐ Luyện tập 
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm .
*Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp)
+ Khi thực hiện phép tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào?
Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp)
+ Bài tập 2 có điểm gì giống BT 1?
+ Bài tập 2 có điểm gì khác BT 1? 
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
+ Khi đặt tính các phép tính của BT3 ta cần chú ý điều gì?
+ Khi thực hiện tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào?
Bài 4: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
- GV đưa bảng phụ vẽ đường gấp khúc cho HS quan sát.
+ Để tính độ dài 1 đường gấp khúc, ta làm thế nào?
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Giống: Đều là phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần (M1, M2)
- Khác: BT 1 là nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục; ở BT 2 là nhớ từ hàng chục sang hàng trăm (M3, M4)
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
- Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
 Độ dài đường gấp khúc ABC là
 126 + 137 = 243 (cm)
 Đáp số: 243 cm
- Cộng độ dài của tất cả các đoạn thẳng nằm trên đường gấp khúc lại với nhau.
 4. HĐ vận dụng 
- Khuyến khích HS về nhà tìm cách thực hiện các phép tính có nhớ 2 lần. VD:
245 + 368; 356 + 268;...
- Về nhà thực hiện các phép cộng các số có 3 chữ số (tự ghi các số có 3 chữ số bất kì và cộng chúng lại với nhau) 
- HS thực hiện
	--------------------------------------------------------------------------------
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1 ).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau (sự vật với sự vật) trong câu văn, câu thơ (BT2)
	- Rèn kĩ năng sử dụng và phát triển vốn từ, có kỹ năng sử dụng từ ngữ hợp lý trong các hoàn cảnh giao tiếp.
	- NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ BT1, bảng lớp viết sẵn các câu văn, thơ BT2. Tranh minh hoạ cảnh biển xanh, vòng ngọc thạch.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Trò chơi: Truyền điện
- Tổng kết, nhận xét
 - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- Nối tiếp nhau tìm các sự vật có ở xung quanh mình.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành 
*Mục tiêu :
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1 ).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ( BT2 ).
*Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
Bài 1: 
+ Thế nào là từ chỉ sự vật?
+ Em hãy tìm thêm các từ chỉ sự vật mà em biết?
Bài 2:
+ Hai bàn tay em được so sánh với gì?
+ Tìm từ chỉ sự vật trong kết quả em vừa tìm được.
=> Hai bàn tay em và hoa đầu cành đều rất đẹp, rất xinh. Đây là so sánh “sự vật” với “sự vật”
+Vì sao tác giải lại nói: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”?
+ Cánh diều và dấu á có nét gì giống nhau mà tác giả lại so sánh chúng với nhau?
=> Vì hai vật này có hình dáng giống nhau nên tác giả mới so sánh: “Cánh diều như dấu á”.
+ Vì sao tác giả lại so sánh dấu hỏi với vành tai?
+ Em nào phát hiện ra điểm giống nhau trong các hình ảnh so sánh của 3 câu trên?
- Tại sao mỗi sự vật nói trên lại được so sánh với nhau?
- Người ta dùng từ nào để so sánh trong các ví dụ trên?
=> Chốt KT: Các sự vật có nét giống nhau được so sánh với nhau. Sự so sánh đó làm cho sự vật xung quanh chúng ta trở nên đẹp và có hình ảnh.
Bài 3: 
+ Trong các hình ảnh so sánh có ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao?
- HS tự tìm và ghi vở những từ chỉ sự vật.
- Chia sẻ kết quả trong cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: Tay em, răng, hoa nhài, tóc.
- Chỉ người, bộ phận của người, đồ vật, cây cối...(M3, M4)
- HS tìm và nêu.
- HS làm bài cá nhân.
- Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (ý a).
- “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa đầu cành” (M1)
- Hai bàn tay em, hoa đầu cành (M1, M2)
- HS tiếp tục chia sẻ kết quả ý b
- Vì mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng. Màu ngọc thạch là màu xanh gần giống với màu nước biển.
- HS tiếp tục chia sẻ kết quả ý c.
- Có cùng hình dáng, hai đầu đều cong lên.
- HS tiếp tục chia sẻ kết quả ý d.
- Có hình dáng giống nhau
- Đều là so sánh sự vật với sự vật (M3, M4)
- Vì chúng có nét giống nhau
- “như”
- Hs thảo luận trong nhóm đôi rồi nêu kết quả trước lớp.
3. HĐ ứng dụng 
- GV chú ý sửa câu, nếu HS nói chưa thành câu hoàn chỉnh.
=> Chốt: Mỗi hình ảnh so sánh trên đều có một nét đẹp riêng. Các em cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày để cảm nhận được vẻ đẹp của chúng và biết cách so sánh.
- HS quan sát các sự vật xung quanh lớp học và so sánh với các sự vật liên quan. Nêu kết quả tìm được trước lớp.
-------------------------------------------------------------------
TIN HỌC
Bài 1. Làm quen với máy tính (T2)
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ ).
	- Rèn kỹ năng tính và giải các bài toán liên quan đến các phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
	- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu	
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Đố bạn biết: Giáo viên đọc vài phép tính cộng hoặc trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) để HS nêu kết quả. 
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: 
- Biết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về “ Tìm x ”, giải toán có lời văn (có một phép trừ ).
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp.
Bài 1: 
- Khi đặt tính và thực hiện các phép tính cộng (trừ) các số có 3 chữ số với số có hai chữ số, em cần lưu ý gì?
- Thực hiện theo thứ tự nào?
Bài 2:
- Vì sao phần a tìm x lại thực hiện phép cộng ?
 - Tại sao phần b lại thực hiện phép trừ ? 
Bài 3:
=> Bài toán thuộc dạng toán nào?
- HS làm bài cá nhân
- Kiểm tra chéo
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Ta đặt sao cho: Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_ban.docx