Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ).
* Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.
* Làm BT 1, 2, 3, 4 .
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ ghi tóm tắt BT 3
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2021 TOÁN: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỨ SỐ (CÓ NHỚ 1 LẦN) I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). - Tính được độ dài đường gấp khúc. * Làm BT 1 ( cột 1, 2,3 ) ; BT 2 ( cột 1, 2, 3 ) ; BT 3 (a ) ; BT 4. * Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phấn màu, bảng kẻ đường gấp khúc BT4 - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn 2 cột, 1 cột ghi các phép tính cộng hoạc trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ), 1 cột ghi kết quả của các phép tính. - Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng. - HS thi đua nêu phép tính và két quả của phép tính. - Lắng nghe - Ghi vở tên bài - Phương pháp quan sát - Bài tập 2. HĐ hình thành kiến thức mới (10 phút): *Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) *Cách tiến hành: Cá nhân - Cả lớp a. Giới thiệu phép cộng: 435 + 127 - Giáo viên viết: 435 + 127 = ? + Phép cộng này có gì khác với phép cộng đã học? + Khi thực hiện phép cộng mà ở hàng đơn vị có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 em cần lưu ý điều gì? + Nêu cách thực hiện. - 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính - Lớp thực hiện vào bảng con. - 1 học sinh nêu miệng cách tính. - Có nhớ ở hàng đơn vị - Nhớ 1 sang hàng chục. 435 + 127 562 - Thực hiện từ phải sang trái b. Giới thiệu phép cộng: 256 + 162 - Giáo viên viết: 256 + 162 = ? - Em có nhận xét gì khi cộng 2 phép tính trên? => Kết luận: Đây là các phép cộng có nhớ. - 1 học sinh làm bảng. Lớp làm bảng con 256 + 162 418 - 1 học sinh nêu miệng cách tính. - Nhận xét: + Phép cộng 435 + 127 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục. + Phép cộng: 256 + 162 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm. 3. HĐ Luyện tập (20 phút): *Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm . *Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp) + Khi thực hiện phép tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào? Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp) + Bài tập 2 có điểm gì giống BT 1? + Bài tập 2 có điểm gì khác BT 1? Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) + Khi đặt tính các phép tính của BT3 ta cần chú ý điều gì? + Khi thực hiện tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào? Bài 4: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) - GV đưa bảng phụ vẽ đường gấp khúc cho HS quan sát. + Để tính độ dài 1 đường gấp khúc, ta làm thế nào? - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp - Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp - Giống: Đều là phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần (M1, M2) - Khác: BT 1 là nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục; ở BT 2 là nhớ từ hàng chục sang hàng trăm (M3, M4) - HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm. - Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS làm bài cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Độ dài đường gấp khúc ABC là 126 + 137 = 243 (cm) Đáp số: 243 cm - Cộng độ dài của tất cả các đoạn thẳng nằm trên đường gấp khúc lại với nhau. - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp vấn đáp, quan sát - Bài tập - Bài tập 4. HĐ ứng dụng (1 phút): 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Khuyến khích HS về nhà tìm cách thực hiện các phép tính có nhớ 2 lần. VD: 245 + 368; 356 + 268;... - Về nhà thực hiện các phép cộng các số có 3 chữ số (tự ghi các số có 3 chữ số bất kì và cộng chúng lại với nhau) - HS thực hiện - Phương pháp viết - Bài tập * Rút kinh nghiệm: ....... ........ Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021 TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Biết thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ). * Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * Làm BT 1, 2, 3, 4 . II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ghi tóm tắt BT 3 - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: Giáo viên treo bảng phụ ghi 1 số phép tính - Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng. - HS nháp bài, thi đua nêu kết quả của phép tính. - Lắng nghe - Ghi vở tên bài - Phương pháp vấn đáp - Bài tập 2. HĐ Luyện tập (30 phút): *Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm . *Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp) + Khi thực hiện phép tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào? Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) + Khi đặt tính các phép tính của BT2 ta cần chú ý điều gì? + Khi thực hiện tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào? Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) - GV đưa bảng phụ ghi tóm tắt bài toán. - Yêu cầu HS đối chiếu câu lời giải của mình và báo cáo. Lưu ý những HS có câu trả lời chưa phù hợp Bài 4: (Cả lớp) - Thi “Truyền điện” - Tổng kết TC, tuyên dương những em nhẩm nhanh và đúng. Bài 5: Bài tập chờ (dành cho HS hoàn thành sớm) - GV kiểm tra khi HS báo cáo kết quả - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp - Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm. - Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS làm bài cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Số lít dầu cả hai thùng có là: 125 + 135= 260 (l) Đáp số: 260l dầu - HS nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính. - HS tự hoàn thành kẻ theo mẫu và báo cáo với GV khi đã hoàn thành. - Phương pháp vấn đáp - phương pháp quan sát, vấn đáp, viết. - Bài tập, Câu hỏi - Bài tập 4. HĐ ứng dụng (1 phút): 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về nhà trình bày bài tập 4 vào vở - Thực hiện các phép tính các số có 3 chữ số bát kì. - Phương pháp viết - Bài tập * Rút kinh nghiệm: ....... ........ Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: BÀI 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. *Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. * GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn cơ quan hô hấp. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Các hình trong SGK. Bảng phụ ghi kết luận về cơ quan hô hấp - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá 1. HĐ khởi động (5 phút) - Giới thiệu chương trình TNXH 3 - Giới thiệu bài mới - HS hát 2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) *Mục tiêu: - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. *Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu - YC cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực và hít thở hết sức, sau đó nín thở. - Nêu cảm giác của mình sau khi nín thở lâu? - Đại diện một số hs nên thực hiện như H1 - Em NX sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức? - So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và khi thở sâu? Nêu ích lợi của việc thở sâu? *KL: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì thổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài. * Hoạt động 2 : Làm việc với SGK. - Gv yêu cầu các em quan sát H2, 1 em hỏi 1 em trả lời => Gợi ý: Em hãy nêu tên và chỉ trên hình vẽ các bộ phận của cơ quan hô hấp - GV kết luận chung. - Cả lớp cùng thực hiện động tác bịt mũi, nín thở - HS thực hiện, lớp quan sát - Hít sâu lồng ngực nở ra to, thở ra hết sức lồng ngực xẹp.. - HS nêu - Giúp ta có nhiều ô xi - Lắng nghe - Làm việc theo cặp - HS quan sát hình vẽ trong SGK - 1 em hỏi 1 em trả lời - Chia sẻ kết quả trước lớp (lên bảng hỏi và đáp) - Lớp nhận xét . - Phương pháp quan sát - Phương pháp quan sát - Bài tập - Bài tập => KL: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí (treo bảng) - 1 số HS nhắc lại. - Ghi nhớ nội dung. 3. HĐ ứng dụng (5 phút) + Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở? + Muốn giữ gìn cơ quan hô hấp ta phải làm gì? - Sẽ bị tắc thở dẫn đến chết người - Vệ sinh răng miệng, giữ ấm cổ họng, vùng ngực, không ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng dẫn đến tổn thương vòm họng, => Về nhà thực hiện nội dung ở trên - Phương pháp vấn đáp - Câu hỏi * Rút kinh nghiệm: ....... ........ Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: BÀI 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng - Nói được ích lợi của việc hít thở không khí rong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các-bo-níc, nhiều khói, bụi đỗi với sức khoẻ con người * Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. * GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn cơ quan hô hấp. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Các hình trong SGK. - HS: Gương soi 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá 1. HĐ khởi động (5 phút): - TC: Ai dài hơi hơn? => Người dài hơi là người biết điều chỉnh hơi thở của mình. Chúng ta phải thở đúng cách để có 1 cơ quan hô hấp khỏe mạnh - Giới thiệu bài mới: - HS hát 1 hoặc vài câu hát mà không lấy lại hơi, ai dài hơi nhất là người chiến thắng - Phương pháp quan sát - câu hỏi 2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) * Mục tiêu: - Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. - Biết được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. *Cách tiến hành : a. Thảo luận nhóm: - GV yêu cầu HS quan sát mũi của mình + Các em nhìn thấy gì trong mũi ? + Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ? + Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ? +Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? - HS lấy gương ra soi quan sát lỗ mũi của mình - Nước mũi - Bụi bẩn - Chất bẩn sẽ bị giữ lại ở lỗ mũi. Thở bằng miệng không chỉ làm cho bụi bặm lọt vào phổi mà còn làm khô họng, dẫn đến viêm họng. - Phương pháp vấn đáp - Câu hỏi *KL : Khi thở bằng mũi, các bụi bẩn trong không khí sẽ bị các lông mũi và chấy dịch mũi giữ lại bên ngoài. Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. - Lắng nghe b. Làm việc với SGK Bước 1 : Làm việc theo cặp + Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ? + Khi được thở ở không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? +Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ? Bước 2 : Làm việc cả lớp +Thở không khí trong lành có lợi gì ? +Thở không khí có nhiều khói bụi, có hại gì ? - Quan sát H3, 4, 5 theo cặp - HS thảo luận theo cặp để tìm câu tr ả lời. - Phương pháp quan sát, vấn đáp - Câu hỏi - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác nhận xét * KL: Không khí trong lành là không khí chữa nhiều khí ô - xi, ít khí các - bo - níc và khói bụi,..Khí ô - xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí cac - bo - níc, khói, bụi,..là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ - 1 số HS nhắc lại. - Ghi nhớ nội dung. 3. HĐ ứng dụng (5 phút) + Em cần làm gì để giữ gìn cơ quan hô hấp? - HS trả lời - Về thực hiện như nội dung bài học, phổ biến cho mọi người cùng thực hiện. - Phương pháp vấn đáp - Câu hỏi * Rút kinh nghiệm: ....... ........
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.docx