Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 25 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 25 (Bản hay)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố,. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 42 trang ducthuan 05/08/2022 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 25 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25:
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
HỘI VẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố,... 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Học sinh hát.
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Tiếng đàn”. Yêu cầu trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành: 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ 2 câu đầu đoạn 2 đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến, thoắt hóa của Quắm Đen. 3 câu tiếp theo đọc chậm hơn, nhấn giọng những từ tả cach vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của Cản Ngũ, sự chán ngán của người xem.
+ Đoạn 3, 4: giọng sôi nổi, hồi hộp.
+ Đoạn 5: giọng nhẹ nhàng, thoải. mái. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Ngay nhịp trống đầu,/ Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.// Anh vờn bên trái/ đánh bên phải,/ dứ trên, /đánh dưới, thoắt biến,/ thoắt hóa khôn lường.// Trái lại,/ ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ,/ chậm chạp.// Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng,/ để sát xuống mặt đất,/ xoay xoay chống đỡ.../ /Keo vật xem chừng chán ngắt.//
 (...)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ khôn lường, tứ xứ. 
d. Đọc đồng thanh
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,...).
- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật?
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng? 
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 
+ Bài đọc nói về việc gì?
+ Chúng ta học được điều gì qua bài đọc?
=> Giáo viên chốt nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem ...
+ Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ.
+ Ông Cản Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc. 
+ Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm. 
- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao: Đọc đúng đoạn văn: Đọc với giọng nhẹ nhàng, thoải mái:
+ Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình/ nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân. // Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống/ nắm lấy khố Quắm Đen,/ nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.//
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 5.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước. Học sinh M3 + M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa.
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa kết hợp gợi ý với nội dung 5 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách.
+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa.
+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản.
+ Cách 3: Kể khá sáng tạo.
* Tổ chức cho học sinh kể: 
- Học sinh tập kể.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu. 
*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì?
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh đọc gợi ý.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ kết hợp nội dung bài kể lại câu chuyện
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1.
- Cả lớp nghe.
- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể.
- Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể).
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nêu suy nghĩ của mình về hội thi vật trong truyện.
- Giới thiệu cho các bạn nghe về hội vật ở nơi mình sinh sống hoặc hỗi vật đã được tham gia hoặc chứng kiến.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾP)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Nhận biết về thời gian, (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã). 
- Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của học sinh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem thời giờ.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy – lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa. Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- TBVN mời các bạn đọc thơ bài 
“Đồng hồ quả lắc”.
- Trò chơi: “Đố bạn”: TBHT điều hành: Quay mặt đồng hồ, gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (30 phút):
* Mục tiêu: 
- Nhận biết về thời gian, (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã). 
- Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của học sinh.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Trò chơi: “Đố bạn”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên củng cố cách đọc đúng thì giờ.
Bài 2: (Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên củng cố xem giờ trên mặt đồng hồ.
Bài 3: (Trò chơi: “Xì điện”)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên củng cố cách tính khoảng thời gian dựa vào mặt vẽ đồng hồ.
- Học sinh tham gia chơi.
a) An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút
b) An đến trường lúc 7 giờ 12 phút
c)10 giờ 24 phút An đang học trên lớp. (...)
- Học sinh tham gia chơi.
+ Đồng hồ H –B. 
+ Đồng hồ I – A.
+ Đồng hồ K – C. (...)
- Học sinh tham gia chơi.
a) Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
c) Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.
3. HĐ ứng dụng (3 phút) 
4. HĐ sáng tạo (2 phút) 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Mời bạn chia sẻ”: Hãy dùng mặt đồng hồ để quay kim đến lúc bắt đầu và lúc kết thúc các công việc sau:
a) Em đánh răng rửa mặt.
b) Em ăn cơm trưa.
c) Em tự học vào buổi tối.
- Trả lời các câu hỏi sau:
a) Em đánh răng và rửa mặt trong bao lâu?
b) Em ăn cơm trưa trong bao lâu?
c) Em tự học ở nhà vào buổi tối trong bao lâu?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
HỘI VẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình, gò lưng lại, trống, chân,... 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả và biết viết hoa các tên người: Cản Ngũ, Quắm Đen.
- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?
- Giáo viên đọc: nhún nhẩy, dễ dãi, bãi bỏ,...
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh viết.
- Lắng nghe.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- 1 học sinh đọc lại.
- Ông Cản Ngũ đứng như cây trồng giữa sới. Quắm Đen thì gò lưng, loay hoay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
- Viết cách lề vở 1 ô li.
- Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình, gò lưng lại, trống, chân,... 
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
+ Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen? 
b. Hướng dẫn trình bày:
+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí, phụ âm l/n; ch/tr; ưt/ưc.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ đánh giá, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (5 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a.
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: Trò chơi “Thi tìm từ ngữ chỉ hoạt động”
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh thi đua.
+ a) Gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bắng tr hoặc ch có nghĩa như sau:
+) Màu hơi trắng?
+) Cùng nghĩa với từ siêng năng?
+) Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió?
- Chữa bài và tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên tuyên dương bạn thắng cuộc. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh thi đua làm bài nhanh -> Báo cáo.
*Dự kiến đáp án: 
+ Trăng trắng.
+ Chăm chỉ.
+ Chong chóng.
6. HĐ ứng dụng (3 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. 
- Về nhà tìm 1 bài văn hoặc đoạn văn viết về một trò chơi dân gian và luyện viết cho đẹp hơn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TOÁN:
TIẾT 122: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Quay nhanh, đọc đúng”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi: Học sinh quay đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ (giờ hơn, giờ kém):
1 giờ 25 phút 7 giờ kém 5
9 giờ 55 phút 2 giờ 30 phút (...)
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Cách tiến hành:
Bài toán 1 (bài toán đơn): 
 Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
+ Bài toán cho biết có mấy lít mật ong?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta làm như thế nào?
+ Đơn vị được tính của bài toán này là gì?
=>Giáo viên chốt kết quả đúng
Bài toán 2 (bài toán hợp có 2 phép tính): 
Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
+ Bài toán cho biết gì, tìm gì?
- Giáo viên nêu tóm tắt: 7 can: 35 lít.
 2 can: ? lít.
- Yêu cầu 1 học sinh làm phiếu lớn, lớp làm vào vở nháp.
+ Biết 7 can chứa 35 lít, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít ta làm như thế nào?
+ Biết mỗi can chứa 5 lít, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm phép tính gì?
=> Giáo viên nhận xét và khái quát các bước khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
B1. Tìm giá trị một phần ta thực hiện phép chia.(Đây là bước rút về đơn vị)
B2. Tìm giá trị nhiều phần ta thực hiện phép nhân.
* Lưu ý: Học sinh M1+ M2 nhận biết đúng dạng toán và thực hiện giải bài toán theo các bước.
- 2HS đọc yêu cầu bài toán.
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
- Tìm mỗi can có mấy lít mật ong.
- Học sinh làm vào vở nháp.
- Học sinh nêu.
- Học sinh chia sẻ bài giải trước lớp:
 Bài giải
 Mỗi can có số lít mật ong là:
 35 : 7 = 5 (l)
 Đáp số: 5l mật ong
- 1 học sinh đọc bài toán.
- Trả lời để tìm hiểu nội dung bài toán.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
- Học sinh chia sẻ bài giải trước lớp:
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Lấy 35lít chia cho 7 can thì mỗi can được 5 lít.
- Làm phép nhân, lấy 5 lít của 1 can nhân 2 can.
Bài giải
Mỗi can có số lít mật ong là:
35 : 7 = 5 (l)
Số lít mật ong ở 2 can là:
5 x 2= 10 (l)
Đáp số: 10l
3. HĐ thực hành (15 phút).
* Mục tiêu: Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị:
- B1. Tìm số viên thuốc trong một vỉ.
- B2. Tìm số viên thuốc trong 3 vỉ.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị:
- Bước 1: Tìm số viên thuốc trong một bao.
- Bước 2: Tìm số viên thuốc trong 5 bao.
Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.	
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp: 
Tóm tắt:
4 vỉ có : 24 viên thuốc
3 vỉ có : ...? viên thuốc
Bài giải
Số viên thuốc trong mỗi vỉ là:
24 : 4 = 6 (viên)
Số viên thuốc trong 3vỉ là:
6 x 3 = 18 (viên)
Đáp số: 18 viên thuốc
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Tóm tắt
7 bao : 28 kg
5 bao: ...? kg
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo đựng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
Số ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
 Đáp số: 20 kg gạo
- Học sinh tự xếp hình rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
4. HĐ ứng dụng (2 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài tập sau: 7 người thợ làm được 56 sản phẩm. Hỏi một phân xưởng có 22 người làm được bao nhiêu sản phẩm?
- Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: 8 xe ô tô chở được 1048 thùng hàng. Hỏi 5 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu thùng hàng?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP ĐỌC: 
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ,...
 	- Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Lầm lì, nổi lên, Man-gát, điều khiển, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt,... 
 	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*THQPAN:
- Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. Thêm ảnh chụp hoặc vẽ về voi.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”.
- TBHT điều hành: Gọi 3 bạn lên bảng thi đọc bài “Hội vật”. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.
* Cách tiến hành :
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý học sinh đọc với giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập ở đoạn 2.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
 Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào những khán giả/ đã nhiệt liệt cổ vũ,// khen ngợi chúng.// ( )
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ gan dạ, cổ vũ.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (Lầm lì, nổi lên, Man-gát, điều khiển, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt,...) 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. 
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Tìm những chi tiết tả công việv chuẩn bị cho cuộc đua?
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương?
+ Nêu nội dung của bài?
*Giáo viên kết luận: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Mười con voi dàn hàng ngang trước vạch xuất phát, mỗi con voi có 2 người ăn mặc đẹp ngồi trên lưng, 
+ Chiêng trống vừa nổi lên 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay bụi cuốn mù mịt... 
+ Ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt khen ngợi chúng.
*Nội dung: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ đọc nâng cao (7 phút)
*Mục tiêu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng; phất âm đúng: Lầm lì, nổi lên, man-gát, điều khiển, huơ vòi, nhiệt liệt,...
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Giáo viên mời một số học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2.
- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc đoạn 2. 
- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
- Học sinh đọc lại toàn bài.
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
5. HĐ ứng dụng (1 phút) 
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. 
- Nêu một số nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
- Kể về một lễ hội ở địa phương nơi mình ở.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
- Ôn luyện về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao? 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm 
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Hai tờ phiếu kẻ bảng giải bài tập 1.	
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Hái hoa dân chủ”: 
- TBHT điều hành:
+ Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật?
+ Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật?
+ (...)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng về phép nhân hoá: bước đầu nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận. 
- Củng cố về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
*Cách tiến hành: 
Việc 1: Ôn về phép nhân hoá
Bài tập 1: (Nhóm 5 -> Cả lớp)
- Giáo viên giao nhiệm vụ.
+ Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ?
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
+ Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
- Dán bảng phiếu học tập.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành bài tập. 
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Việc 2: Ôn câu hỏi Vì sao?
Bài tập 2: (Cá nhân -> Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: (Cá nhân -> Cả lớp)
- Giáo viên đánh giá, nhận xét một số bài
- Giáo viên và 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_theo_cv2345_tuan_25_ban_hay.docx