Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao Rua (Tua Rua), mạnh hung, người Thượng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
TUẦN 13: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT): NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao Rua (Tua Rua), mạnh hung, người Thượng. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Học sinh hát: Gà gáy. - 2 HS đọc bài “Cảnh đẹp non sông”. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. - Học sinh hát. - Học sinh thực hiện. - Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. Chú ý lời của các nhân vật: + Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với lũ làng. + Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi. + Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi.// Người Kinh,/ người Thượng, /con gái, / con trai,/ người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy/ giỏi lắm.// + Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu.// + Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi:// một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,/ một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,/ một cây cờ có thêu chữ,/ một huân chương cho cả làng/ và một huân chương cho Núp.// - Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: kêu là gọi, mời; coi là xem, nhìn. d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ.,...) - Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2. 3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài. - Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? +Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình? - Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? - Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + Chúng ta rút ra được điều gì qua bài đọc? => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). - Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua. - Núp kể với dân làng rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi. -Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa cho Đại hội nghe, nghe xong mọi người mừng không biết bao nhiêu đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà. - Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ và cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng và một huân chương cho Núp. - Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp -> GV nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. - 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét. 5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật. * Cách tiến hành: a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện -Chọn kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời nhân vật trong truyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: + Trong đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? - Giáo viên nhắc có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, một người dân làng Kông Hoa. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện... - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể. c. Học sinh kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì? + Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Một học sinh đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. - Học sinh đọc thầm lại đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài. Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời anh Núp. - Học sinh chọn vai, suy nghĩ về lời kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1. - Cả lớp nghe. - Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Anh hùng Núp là một người con tiêu biểu của Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./... 6. HĐ ứng dụng (1phút) 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Tìm hiểu thêm về một số người anh hùng khác của dân tộc, đất nước ta. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TOÁN: TIẾT 61: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, bài tập 2; bài tập 3 (cột a, b). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong sách giáo khoa. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả: 32 : 8 =? 48 : 8=? 24 : 8 =? 80: 8 =? 40 : 8 =? 72 : 8 =? - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. * Cách tiến hành: Hương dẫn cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn Việc 1: Ví dụ: - Giáo viên treo bảng phụ. + VD: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? - Vậy độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. + Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. Bài toán - Giáo viên nêu bài toán. - Hướng dẫn phân tích. - Giáo viên viết bài giải lên bảng lớp, hướng dẫn cách trình bày. - Giáo viên kết luận: Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - 2 học sinh đọc bài toán. - Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 =3 (lần) - 2 học sinh đọc đề toán: - Học sinh phân tích bài toán - Học sinh theo dõi, trình bày bài giải: Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là 30 : 6 = 5 (lần) Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ Đáp số: 3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. * Cách tiến hành: Bài 1 (cột 1,3,4): Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Tổ chức cho 2 đội học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để làm bài tập. - Giáo viên phỏng vấn 2 đội chơi về cách làm. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá. *Giáo viên củng cố về cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán. - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài. Bài 3 (ý a, b): (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3c: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh tham gia chơi. Đáp án: Số lớn Số bé Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé bằng một phần mấy số lớn? 8 2 4 6 3 2 10 2 5 - Học sinh giải thích cách làm. VD: 6 : 3 = 2 vậy số bé bằng số lớn. 10 : 2 = 5 vậy số bé bằng số lớn. - Học sinh nghe. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Học sinh chia sẻ kết quả. Bài giải: Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là: 24 : 6 = 4 (lần) Vậy số sách ngăn trên bằng số sách ngăn dưới. Đáp số: lần - Học sinh làm bài cá nhân. - Chia sẻ trong cặp. - Chia sẻ kết quả trước lớp: a) 5 : 1 = 5. Số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng. b) 6 : 2 = 3. Số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng. - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. c) 4 : 2 = 2. Số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng. 3. HĐ ứng dụng (2 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Lớp 3A có 36 học sinh. Số học sinh ở mỗi tổ là 12 học sinh. Hỏi số học sinh ở mỗi tổ bằng một phần mấy số học sinh của lớp 3A? - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Mẹ cho Mai 15 cái bánh. Mai đã ăn hết 12 cái bánh. Hỏi sau khi ăn thì số cái bánh Mai còn lại bằng một phần mấy số cái bánh mẹ Mai cho lúc đầu? ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu + Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường. + Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của. + Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng. 2. Kĩ năng: Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp. Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. *KNS: - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm . *GD TKNL&HQ: - Bảo vệ , sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí. - Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt. - Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí, nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh, - Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình. *GD BVMT: - Tích cực tham gia và nhắc nhỡ các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo). - Học sinh: Vở bài tập. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Khởi động (5 phút): - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng. - Hát: “Em yêu trường em” - Lắng nghe. 2. HĐ thực hành: (25 phút) * Mục tiêu: Từ câu chuyện các em phân tích các em biết được các hành vi đúng để học tập để học sinh tự đánh giá được bản thân mình. * Cách tiến hành: * Việc 1: Tìm hiểu truyện “Tại con Chích chòe”. Làm việc cả lớp - Trao đổi nhómn - Chia sẻ trước lớp + Kể chuyện: “Tại con Chích chòe”. Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau: 1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tường? Vì sao? 2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ làm như thế nào? - Giáo viên trợ giúp cho học sinh M1+M2 hoàn thành nội dung yêu cầu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. *Giáo viên kết luận: Việc làm của bạn Tường như thế là Sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung, bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tường cũng nên tham gia cùng các bạn. Có như thế, công việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt. Việc 2 Liên hệ và tự liên hệ Trao đổi cặp đôi - Chia sẻ trước lớp - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua. - Nhận xét. - Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà giáo viên nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc nhở với học sinh. + Em hiểu thế nào là “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường? - Giáo viên nhận xét. *Giáo viên kết luận: Như vậy “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường ở đây là hoàn thành tốt các công việc mà mình được giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng, có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 1. Bạn Tường làm thế là không đúng. Trong khi các bạn ai cũng hăng say làm việc thì Tường lại mãi chơi, không chịu làm việc. 2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ cùng các bạn hăng hái làm việc. Em sẽ để con Chích chòe ở nhà vì học ra học, làm ra làm, chơi ra chơi. - Các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau. - 1, 2 học sinh nhắc lại. - Tiến hành thảo luận cặp đôi, 2à4 cặp đứng lên trình bày, lớp nghe, nhận xét và bổ sung. - Thảo luận cả lớp, 3-4 học sinh trả lời. Ví dụ: “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường, tức là: + Việc gì của lớp, của trường cũng tham gia. + Làm xong việc của mình, nếu còn thời gian thì làm giúp công việc của người khác. + Làm hết tất cả công việc được giao. 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia, kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp. - Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức. - Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Nghe – viết): I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Học sinh nghe, viết đúng bài chính tả “Đêm trăng trên Hồ Tây”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu (bài tập 2); bài tập 3a. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết chính tả. - Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt. - Trình bày đúng hình thức văn xuôi. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GD BVMT: - Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn? - Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”. - Học sinh trả lời. - Lắng nghe. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - 1 học sinh đọc lại. - Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn: gió đông hây hẩy; sóng vỗ rập rình;... - Có 6 câu. - Hồ, Trăng,... (...đầu câu). - Học sinh nêu. - toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt,... - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt. + Đêm trăng Hồ Tây đẹp như thế nào? b. Hướng dẫn trình bày: + Bài viết có mấy câu? + Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó? + Những câu văn nào có dấu phẩy? Em hãy đọc lại từng câu đó? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Luyện viết từ khó, dễ lẫn. - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh. 3. HĐ viết chính tả (15 phút): *Mục tiêu: - Học sinh viết chính xác đoạn chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - Học sinh viết bài. 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập (5 phút) *Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng chính tả điền tiếng có vần iu/uyu. *Cách tiến hành: Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - Giáo viên nhận xét chữa sai. - Giáo viên chốt lời giải đúng: Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay. Bài 3a: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Tổ chức cho học sinh giải câu đố. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, chốt lại đáp án: a) con ruồi – quả dừa – cái giếng b) con khỉ – cái chổi – quả đu đủ - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh làm bài sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: + Đường đi khúc khuỷu. + Gầy khẳng khiu. + Khuỷu tay. - Lắng nghe. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. 6. HĐ ứng dụng (3 phút) 7. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai. - Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. - Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương đất nước và tự luyện chữ cho đẹp hơn. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... TẬP ĐỌC: CỬA TÙNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim. - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: sông, mênh mông, lịch sử, lũy tre làng, nước biển, xanh lơ, chiến lược, mướt màu xanh, đỏ ối, bạch kim,... - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc. Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GD BVMT: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự giác BVMT. *Tích hợp QPAN: - Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh, ảnh về Cửa Tùng, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Giáo viên đọc bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh cho học sinh nghe. - Giáo viên kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. - Học sinh nghe. - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc (15 phút) *Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp. * Cách tiến hành : a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của Cửa Tùng. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả: in đậm, mướt màu xanh, rì rào gió thổi, mênh mông, Bà Chúa, đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục, chiếc lược đồi mồi, mái tóc bạch kim. b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó: + Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải//- con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.// (nghỉ hơi sau dấu gạch nối) + Bình minh,/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.// + Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi/ cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.// - Giáo viên giảng thêm dấu ấn lịch sử là sự kiện quan trọng, đậm nét trong lịch sử. d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (sông, mênh mông, lịch sử, lũy tre làng, nước biển, xanh lơ, chiến lược, mướt màu xanh, đỏ ối, bạch kim,...) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc. 3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. *Cách tiến hành: - Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài. *Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Cửa Tùng ở đâu? + Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? + Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm? + Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? + Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì? *Giáo viên kết luận: Bài đọc tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. - 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả. - Ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển. - Thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng,... - Vì đó là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. - Thay đổi 3 lần trong ngày. chiếc lược đồi mồi cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển. 4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm đoạn 2. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn học sinh cách đọc. - Gọi vài học sinh đọc diễn cảm toàn bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - Lớp theo dõi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc. - Lớp lắng nghe, nhận xét. 5. HĐ ứng dụng (1 phút) 6. HĐ sáng tạo (1 phút) - Hãy nói một câu phát biểu cảm nghĩ của mình về Cửa Tùng. - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. - Viết một đoạn văn ngắn (hoặc vẽ tranh) về một cửa biển của quê hương đất nước. - Luyện đọc trước bài: Người liên lạc nhỏ. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................... TOÁN: I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính). 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Phiếu học tập (bài 1). Phiếu học tập, 4 hình tam giác cân kích thước bằng nhau. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_theo_cv2345_tuan_13_nam_hoc_2.docx