Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Đặng Văn Tỉnh

 Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. Bài cũ :

GV kiểm tra sách vở của học sinh.

3. Bài mới:

GV bắt nhịp HS hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

- GV giới thiệu bài

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.

- Mời đại diện lên giới thiệu về nội dung từng bức ảnh

- Thảo luận cả lớp:

? Bác sinh ngày tháng năm nào?

? Quê Bác ở đâu?

? Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?

?Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?

*Hoạt động 2: Kể chuyện” Các cháu vào đây với Bác”

- GV giới thiệu và kế chuyện

? Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?

? Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Chia nhóm và thảo luận nhóm 4

4. Củng cố dăn dò

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.

+ HS hát

+ HS quan sát và thảo luận

+ Đại diện nhóm phát biểu

+ 19/5/1890

+ Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

+ Hồi nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung. Trong cuộc đời hoạt động của mình Bác đã nhiều lần đổi tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chi Minh.

+ Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.

+ HS nghe

+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu các cháu thiếu nhi.

+ Các cháu thiếu nhi cần thưc hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.

+ HS đọc năm điều Bác Hồ dạy.

+ HS chia nhóm và thảo luận về nội dung của từng điều.

+ Đại diện các nhóm trình bày

+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài

 

doc 18 trang ducthuan 2150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiêt 1)
I. MỤC TIÊU:
1. HS biết:
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác hồ.
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. HS hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
Vở bài tập. Các bài thơ, bài hát, truyện tranh ảnh về Bác Hồ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ :
GV kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới:
GV bắt nhịp HS hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Mời đại diện lên giới thiệu về nội dung từng bức ảnh
- Thảo luận cả lớp:
? Bác sinh ngày tháng năm nào?
? Quê Bác ở đâu?
? Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
?Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
*Hoạt động 2: Kể chuyện” Các cháu vào đây với Bác”
- GV giới thiệu và kế chuyện
? Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
? Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Chia nhóm và thảo luận nhóm 4
4. Củng cố dăn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
+ HS hát
+ HS quan sát và thảo luận
+ Đại diện nhóm phát biểu
+ 19/5/1890
+ Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
+ Hồi nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung. Trong cuộc đời hoạt động của mình Bác đã nhiều lần đổi tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chi Minh..
+ Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
+ HS nghe
+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu các cháu thiếu nhi.
+ Các cháu thiếu nhi cần thưc hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
+ HS đọc năm điều Bác Hồ dạy.
+ HS chia nhóm và thảo luận về nội dung của từng điều.
+ Đại diện các nhóm trình bày
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
 HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
- Hoàn thành các bài học trong ngày
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài: “Cậu bé thông minh”, bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời của nhân vật. 
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của một cậu bé.
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu truyện. 
- Biết cách đọc, viết , so sánh số có 3 chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ; tranh 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
*Tiếng Việt
- HS luyện đọc diễn cảm và luyện kể
chuyện bài : Cậu bé thông minh.
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
* Toán
1. Điền dấu ( >; <; = ) thích hợp vào chỗ .....
405 ... 504 670 ... 607
53 + 100 .... 135 855 .... 859 – 4
320 – 20 ..... 300 + 2 534 ... 500+ 34
120 – 20 ... 100 + 1 998.... 900 +90 + 8
2. a) Tìm số lớn nhất gồm ba chữ số khác nhau.
b) Tìm số bé nhất có ba chữ số khác nhau.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Chốt lại kiến thức đã học
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS thực hiện 
- HS nhận xét bình chọn cá nhân 
kể đúng và hay nhất
+ HS làm bài và chữa bài
+ Lớp nhận xét, chữa bài.
- Về nhà ôn bài.
SINH HOẠT TẬP THỂ
BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ, hs nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
 2.Kỹ năng: phân biệt được các loại đường bộ vá biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn.
 3.Thái độ: Thực hiện đúng qui định về giao thông đường bộ.
II. MỤC TIÊU
- GV:Bàn đồ GTĐB Việt Nam, tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, dụng cụ trò chơi "Ai nhanh ai đúng "
- HS: sưu tầm tranh ảnh về các loại đường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV giới thiệu về môn học ATGT 
3. Bài mới: Hôm nay chúng ta học ATGT bài "Giao thông đường bộ "
 - GV ghi tựa 
*Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ.
-HS quan sát 4 bức tranh và nêu nội dung của từng bức tranh? 
-GV cho HS nhận xét các con đường trên
GV kết luận: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm có: Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường làng xã,dường đô thị.
*Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- Các em đã đi trên đường tỉnh, đường huyện, theo em điều kiện nào đảm bảo ATGT cho những con đường đó?
- Tại sao đường quốc lộ, có đủ điều kiện nói trên lại xảy ra tai nạn giao thông ?
GV kết luận: Những điều kiện an toàn cho các con đường.
-Đường phẳng,đủ rộng để các xe tránh nhau .
-Có giải phân cách các vạch kẻ đơừng chia các làn xe chạy.
-Có cọc tiêu, biển báo hiệu GT.
-Có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng.
*Hoạt động 3: Qui định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- Người đi trên đường nhỏ ra đường quốc lộ phải đi như thế nào?
- Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào?
4. Củng cố: 
-Hôm nay chúng ta học ATGT bài gì ?
-Em hãy kể tên các loại đường mà em đã được học?
-Em hãy nêu nội dung bài học ở SGK?
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài – chuẩn bị bài ATGT tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe 
-HS nhắc 
-HS nêu 
 Tranh 1: Giới thiệu trên đường quốc lộ.
 Tranh 2: Giới thiệu trên đường phố. 
 Tranh 3: Giới thiệu trên đường tỉnh.
 Tranh 4: Giới thiệu trên đường xa.
-HS nêu nhận xét từng bức tranh 
- ..mặt đường phẳng, trải nhựa, có biển báo hiệu giao thông, có cọc tiêu, có vạch kẻ phân làn xe có đường dành cho xe thô sơ hoặc lề đường rộng là điều kiện để đi lại được an toàn.
- .đường quốc lộ được làm mới có chất lượng tốt, xe đi lại nhiều chạy nhanh. Nhưng vì ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông nên hay xảy ra tai nạn.
- Phải đi chậm, quan sát kỹ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên đường quốc lộ chạy qua mới vượt qua đường hoặc đi cùng chiều.
- ..người đi bộ phải đi sát lề đường,không chơi đùa, ngồi ở lòng đường, không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất, chỉ nên đi qua ở nơi qui định (có vạch đi bộ qua đường, có biển chỉ dẫn người đi bộ qua đường)
- Giao thông đường bộ.
- .đường quốc lộ, đường tỉnh.đường huyện.đường làng xã, đường đô thị.
- ..HS nêu ở SGK
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Luyện đọc lại bài: “ Hai bàn tay em”. Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và rất đáng yêu-> Biết yêu quí và bảo vệ đôi tay
2. Luyện cách cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
 1. Tiếng Việt:
* Gọi HS luyện đọc thuộc lòng bài : Hai bàn tay em
- GV theo dõi nhận xét
2. Toán:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
890
891
990
992
- G/v gọi h/s nêu yêu cầu và tự làm bài.
- Gv kẻ bài lên bảng
- Đọc lại bài sau khi làm xong.
Bài 2: Điền dấu >; <; =: 
 872 . 827 400 + 500 . 900
 909 990 610 -10 610 + 1
482 400 + 80 + 2 999 - 9 999 - 99 
- G/v tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
? Bài tập 3 yêu cầu gì?
254 + 315 786 - 362 567 + 401 888 - 68
- G/v gọi h/s nêu yêu cầu 
? Nêu cách đặt tính
- Yêu cầu h/s làm vào vở.
Bài 4: Khối 3: 	
 156hs 23hs
 Khối 2: 
 ? hs
? Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt và phân tích bài để tìm hướng giải.
- HS tự giải bài, nhận xét.
Bài 5: Tìm x: 
a. x - 222 = 764 b. x + 101 = 648
? Nêu yêu cầu đề bài?
? Nêu tên gọi thành phần phép tính?
? Nêu cách tìm số hạng? Số bị trừ?
3. Môn Mĩ thuật
- Gọi HS nêu lại nội dung bài học.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chốt lại kiến thức đó học
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc thuộc bài thơ.
- HS nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- 2 h/s lên bảng làm bài.
- NX bài
- 1 HS lên bảng, lớp vào vào vở.
- HS nêu yêu cầu.
- 2 em nêu cách đặt tính.
- 4 em làm bảng, lớp làm vở.
- HS đọc đề, tóm tắt.
- HS giải bài, nhận xét
- HS nêu
- HS làm bài, 2 em chữa bài trên bảng.
- HS nêu lại nội dung bài học.
 THỦ CÔNG
GẤP TẦU THUỶ HAI ỐNG KHÓI
(Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
1. Kiến thức: Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
2. Kĩ năng: Học sinh gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG
- Mẫu tàu thủy hai ống khói Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. Giấy thủ công. Kéo thủ công, bút màu, hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
1. ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng HS
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài -> Ghi đầu bài 
-Cho HS xem 1 chiếc tàu thủy đồ chơi và nói: Trong thực tế, tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo rất phức tạp. 
+ Tác dụng của tàu thủy là gì?
b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
Cho HS xem mẫu tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy, hỏi:
+ Em có nhận xét gì về các bộ phận của chiếc tàu thủy này? 
c. Hướng dẫn mẫu:
(Theo tranh quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói)
GV nêu và làm mẫu theo các bước sau:
B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
B2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
B3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói (như SGK tr 191,192,193)
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác gấp tầu thủy 2 ống khói.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Gấp và trình bày sản phẩm tàu thủy có 2 ống khói.
+ 2 HS nhắc lại đầu bài
+ Cả lớp quan sát.
+ Tàu thủy dùng để chở hành khách, vận chuyển hàng hóa trên sông, biển.....
Cả lớp quan sát rồi trả lời: 
+ Tàu thủy có 2 ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
- 2 HS lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại hình vuông ban đầu.
HS quan sát GV làm
- 2 HS lên bảng thực hiện lại các bước gấp. 
- Cả lớp tập gấp bằng giấy nháp. 
HS chuẩn bị bài: Gấp và trình bày sản phẩm tàu thủy có 2 ống khói
TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn dạy)
MĨ THUẬT
( Có GV bộ môn dạy)
 Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2019
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Ôn luyện các tiết học buổi sáng.
- Học sinh hoàn thành các bài tập buổi sáng.
2. Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1. Tiếng Việt:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
 GV lưu ý HS: Người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
 Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
 Gọi học sinh nối tiếp chữa bài.
 GV và học sinh nhận xét chốt lời giải.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
 Gọi HS đọc khổ thơ. 
 GV cho HS nối tiếp nhau nêu kết quả. 
Gọi HS nhận xét và sửa sai ( nếu có)
GV tổng kết chốt ý: Bằng khả năng quan sát rất tài tình nên các tác giả đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta, để từ đó viết được những câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 
Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Gọi HS nhận xét và sửa sai ( nếu có)
GV tiểu kết chốt ý.
C. Củng cố - dặn dò
GV nhận xét - tổng kết tiết học.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS làm các bài tập còn lại.
- HS nhắc lại tên đầu bài.
+ 2 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
Cả lớp làm bài tập
 + HS nối tiếp chữa bài.
 Hoa sen đã nở
 Rực rỡ đầy hồ.
 Thoang thoảng gió đưa
 Mùi hương thơm ngát.
 Lá sen thơm mát
 Đọng hạt sương đêm.
 Gió rung êm đềm
 Sương long lanh chạy.
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS đọc khổ thơ.
 + HS nối tiếp nhau nêu kết quả. 
 ( Trăng được so sánh với lưỡi liềm, con thuyền cong mui, hạt cau phơi, quả chuối vàng tươi, cánh võng.)
+ HS đọc yêu cầu.
+HS thảo luận nhóm 4 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như dấu á ( cánh diều, .....)
b) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như đàn ngựa tung bờm phi nước đại.
c) Những giọt sương sớm lung linh như những hạt ngọc ( bóng đèn pha lê .... ).
d) Tiếng ve đồng loạt cất lên như dàn đồng ca mùa hạ.
+ HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài.
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Nên thở như thế nào?
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức-kĩ năng:
- Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.
- Biết được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người.
2. Thái độ:
- Biết được phải thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình minh hoạ trang 6, 7 SGK.
- Gương soi đủ cho các nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định: 
2. Bài cũ:
GV nhận xét đánh giá, xếp loại.
3. Bài mới:
GVgiới thiệu bài và ghi tên đầu bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: 
Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
b. Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình.
- GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi -> yêu câu HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
1. Quan sát phía trong mũi em thấy có những gì?
2. Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ trong mũi?
3. Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi em thấy trên khăn có những gì?
4. Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
GV tiểu kết và rút ra kết luận như trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc theo SGK.
a. Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quan sát H 3, 4, 5 trang 7 SGK và thảo luận câu hỏi:
“ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói, bụi?”
Bước 2: Làm việc với cả lớp.
Gọi 2 cặp nên trình bày ý kiến của mình trước lớp.
Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi:
1. Thở không khí trong lành có lợi gì?
2. Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
GV tiểu kết và rút ra kết luận
4. Củng cố dăn dò.
GV nhận xét giờ học.
+2 HS nêu ghi nhớ bài cũ.
2 HS nhắc lại tên đầu bài.
+ HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình.
+ Có lông mũi.
+ Có dịch nhày.
+ Bụi bẩn.
+ Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe còn thở bằng miệng thì khô họng gây ra viêm họng vì vậy thở bằng mũi là tốt nhất.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét và bổ xung.
 2 HS nhắc lại kết luận.
+ HS quan sát hình và thảo luận theo cặp câu hỏi trong phiếu học tập.
+ Bức tranh 3 thể hiện không khí trong lành, bức tranh 4-5 thể hiện không khí có nhiều khói buị.
+ 2 cặp lên hỏi đáp trước lớp.
+ Cả lớp nhận xét và bổ xung.
+ Không khí trong lành chứa nhiều khí ô-xi, ít khí các-bô-nic và khói bụi....Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh.
+ Không khí chứa nhiều khí các - bô- nic, khói, bụi ...là không khí bi ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Mái trường thân yêu của em
* Hoạt động 1: Mời bạn đến thăm trường tôi
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS biết giới thiệu về trường, lớp của mình.
- HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường, lớp
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Tổ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu về trường, lớp , thầy cô giáo và HS trong nhà trường.
- Ảnh chụp quang cảnh lớp, trường trong những ngày lễ hội hay các buổi sinh hoạt tập thể .
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Khởi động: Cả lớp hát đồng thanh bài hát: Mái trường mến yêu
? Nêu nội dung bài hát?
+ Bài hát nói về truyền thống học tập của các bạn học sinh trường tiểu học Văn Khê.
+ Ca Ngợi công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.
- GV tiểu kết và giới thiệu bài
2. Nội dung sinh hoạt
Hoạt động 1: Kể những điều em biết về mái trường tiểu học Văn Khê
Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi về mái trường của mình yêu cầu học sinh trả lời ( Nếu HS không biết thì GV phải cung cấp)
? Trường em nằm ở đâu? ( - Nằm cạnh khu di tích lịch sử Bia bà.
 - Thuộc phường La Khê.
 - Quận Hà Đông)
? Trường có bao nhiêu lớp học? Bao nhiêu học sinh? ( có 30 lớp, khoảng gần 1700 HS. Ngôi trường gồm 4 dãy nhà 3 tầng, với các phòng học được trang bị vi tính hiện đại.)
? Trường có tất cả bao nhiêu thầy cô giáo? Cô hiệu trưởng tên là gì? ( Trường có khoảng 50 thày cô giáo. Cô hiệu trưởng tên là Trần Thị Mai Hương.)
? Có mấy cô hiệu phó? Cô tên là gì? ( Trường có hai cô hiệu phó đó là cô Ngô Lan Anh và cô Teo Thị Thanh Mai)
? Cô tổng phụ trách là ai? ( Trần Hà Vân)
? Trường thành lập từ năm nào? ( Trường Tiểu học Văn Khê được thành lập vào năm 1989. Đây là trường công lập dành cho con em trong khu vực làng La Khê trước đây. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhà trường không ngừng phấn đấu, trưởng thành. Tất cả các thầy cô giáo đều có chuyên môn cao, đầy tâm huyết, luôn trau dồi tri thức và đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực để tạo được niềm tin yêu từ phía phụ huynh và học sinh..)
? Trường có phong trào thi đua dạy và học như thế nào? ( Trong những năm học qua có rất nhiều thầy cô giáo tham gia thi giáo viên giỏi và đạt kết quả cao. Về thi học sinh giỏi các cấp có rất nhiều các bạn hưởng ứng tham gia và đạt nhiều giải cao)
* Hoạt động 2: Điều em muốn nói, việc em muốn làm
- Ở hoạt động 2 cô yêu cầu các con làm việc cá nhân trong thời gian là 3 phút rồi trả lời cho cô câu hỏi: Em đã và đang làm gì để thể hiện tình cảm yêu thương đối với mái trường thân yêu của mình?
Thời gian 3 phút bắt đầu.
- Đã hết thời gian HS nêu ý kiến của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
- Hôm trước cô đã dặn các con về nhà chuẩn bị các bài thơ, ca dao tục ngữ, bài hát, múa, ca ngợi về mái trường . Các con hãy lên thể hiện tài năng của mình nào. 
IV. Củng cố, dặn dò
? Các con phải làm gì để thể hiện tình yêu của mình đối với mái trường thân yêu? ( Chăm ngoan, học giỏi; vâng lời thầy cô giáo; thực hiện tốt nề nếp của lớp; biết giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp .)
- Về nhà sưu tầm và tìm hiêu thêm về mái trường của mình và chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2019
ÂM NHẠC
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
THỂ DỤC
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Ôn luyện các tiết học buổi sáng.
- Học sinh hoàn thành các bài tập buổi sáng.
2. Biết cộng , trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ )
- Biết giải bài toán về “ tìm x”, giải toán có lời văn ( có một phép trừ).
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A . Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
328 + 447 592 + 270 216 + 359 666 + 82
- G/v gọi h/s nêu yêu cầu 
? Nêu cách đặt tính
GV hướng dẫn phép tính mẫu:
 3 2 8 - 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 thẳng cột đơn vị
+ 4 4 7 nhớ 1 chục. 2 + 4 bằng 6 nhớ 1 bằng 7 
 7 7 5 viết 7 thẳng cột hàng chục. 3 + 7 bằng 7 
 viết 7 thẳng cột hàng trăm.
- G/v gọi h/s nêu yêu cầu và tự làm bài.
? Phép tính 1 và phép tính 3 có nhớ ở hàng nào?
? Phép tính 2 và phép tính 4 có nhớ ở hàng nào?
Bài 2: Tính nhẩm:
220 + 30 508 + 60 360 – 160 600 + 80 785 - 85 999 - 99
- G/v yêu cầu hs tự làm và đọc kết quả.
Bài 3: Buổi sáng bán: 	
 175 m 52 m
 Buổi chiều bán: 
 ? m
? Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt và phân tích bài để tìm hướng giải.
? Bài toán này thuộc dạng toán gì?
Bài 4: Đố vui: 
HS tự làm: 8
 + 5 
 8 4 
Phép tính đúng: 28 + 56 = 84
C. Củng cố:
 G/v hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS nêu yêu cầu, nêu cách đặt tính.
- Theo dõi làm mẫu
- HS làm bài vào vở
- 2 h/s lên bảng làm bài.
- NX bài
- Hàng đơn vị
- Hàng chục
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 h/s lên bảng làm bài.
- NX bài
- HS đọc đề, tóm tắt.
- HS giải bài, nhận xét
- HS tự làm bài
 SINH HOẠT TẬP THỂ
Học bài hát : Mái trường mến yêu
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời bài hát: Mái trường mến yêu, hát đúng giai điệu.
- Có ý yêu trường lớp, giữ gìn trường xanh – sạch – đẹp.
II. ĐỒ DÙNG:
- Băng, đĩa nhạc ( Nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV cho HS luyện hát cả lớp.
- Gọi cá nhân, tổ, nhóm lên trình bày
- Gọi HSNX – GV nhận xét
- GV giáo dục HS
- GV nhận xét giờ học
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2019 
 TIẾNG ANH
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU
- Ôn luyện các tiết học buổi sáng.
- Học sinh hoàn thành các bài tập buổi sáng.
- Phụ đạo học sinh chậm.
- Bồi dưỡng học sinh khá.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A . Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
* Môn TV
- GV nêu yêu cầu: Điền đúng vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- HS luyện viết.
- Đọc đơn của mình – NX – sửa sai ( nếu có)
*Môn Toán
1. Tính hiệu của số lớn nhất gồm ba chữ số khác nhau và số bé nhất có ba chữ số khác nhau.
- Yêu cầu HS đọc để bài
? Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
- Gọi HS nhận xét và chốt KQ
2.Số 25 sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a) Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b) Viết thêm chữ số 3 vào bên trái số đó.
c) Viết xen chữ số 0 vào giữa hai chữ số 2 và 5.
- Tiến hành tương tự bài 1
C. Củng cố:
 G/v hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS làm bài và đọc KQ
- NX bài
- HS đọc đề
- HS trả lời
- HS làm bài và chữa bài.
- HS nhận xét
Đáp án:
a) Nếuviết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đóthì số đó tăng lên 10 lần.(225 đơn vị)
b)Nếu viết thêm chữ số 3 vào bên trái số đó thì số đó tăng 300 đơn vị.
( 325 – 25 = 300)
c) Nếu viết xen chữ số 0 vào giữa hai chữ số 2 và 5 thì số đó tăng thêm 180 đơn vị ( 205 – 25 = 180)
 SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp tuần 1
I . MỤC TIÊU :
- Sơ kết, đánh giá tuần 1.
- Triển khai phương hướng tuần 2.
- Sinh hoạt theo chủ điểm: Mái trường mến yêu.
II. CHUẨN BỊ :
 GV: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của HS trong tuần để nêu gương và nhắc nhở
 HS : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Sơ kết, đánh giá tuần 1
- Yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo ưu , nhược điểm của tổ mình.
- Yêu cầu lớp trưởng tổng hợp báo cáo từ các tổ để nhận xét các tổ theo nội dung:
a. Nề nếp, tác phong đạo đức: ( nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
b. Học tập (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
c. Thể dục, vệ sinh (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
d. Các hoạt động Đội (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
đ. Bình thi đua ( Cắm cờ hoặc xếp loại)
2. Triển khai phương hướng tuần 2
a. Về nề nếp, tác phong đạo đức:
- Luôn có thái độ kính thầy, yêu bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn bè
- Đi học đều và đúng giờ nếu nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nếp xếp hàng ra vào lớp. nghiêm chỉnh chấp hành tốt nếp truy bài, không nói tục, chửi bậy, không ăn quà vặt, biết bảo vệ của công.
- Thực hiện tốt nếp ăn ngủ bán trú đúng giờ, mặc đồng phục theo đúng quy định vào thứ hai và thứ sáu hàng tuần.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 10/10 và 20/10.
- Chấp hành tốt luật giao thông, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi ngồi trên xe máy hoặc xe đạp điện.
b. Học tập
- Ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Soạn sách vở và đồ dùng đầy đủ theo thời khóa biểu. 
- Ngồi trong lớp chăm chú lắng nghe cô giảng bài, không nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. Hăng hái giơ tay phát biểu và biết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
c. Thể dục và vệ sinh
- Thực hiện nghiêm chỉnh nhanh chóng nếp xếp hàng tập thể dục, múa hát và sinh hoạt tập thể dưới sân trường.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh trên sân trường.
d. Hoạt động Đội
- Thực hiện tốt mọi phong trào của Đội đề ra.
- Thực hiện tốt nếp sinh hoạt sao. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm: Mái trường mến yêu.
- GV cho HS múa, hát, vẽ tranh, kể chuyện hoặc đọc thơ về Mái trường.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò.
 TIN
( Giáo viên bộ môn soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_buoi_chieu_tuan_1_nam_hoc_201.doc