Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)

 - Lồng ghép GDQP&AN: kể thêm tấm gương thiếu niên mưu trí trong kháng chiến

II. Đồ dùng chuẩn bị:

1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt

2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.

A. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe thầy cô giới thiệu về một số dân tộc trên đất nước ta

Dân tộc Thái, Hmông, Tày, Hà Nhì, khơ mú, Nùng, Lào, Ba Na, Khơ me,

2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Tranh vẽ cảnh đồi núi. Cảnh đó ở vùng cao

- Trong tranh có chú bé, một ông già họ đang đi trong rừng.

7. Cùng thảo luận để tìm hiểu câu trả lời đúng:

 - Trong bài ai là người liên lạc nhỏ? “Kim Đồng”

 - Người đó làm việc gì? (Dẫn đường cho cán bộ, làm liên lạc.)

Nội dung: Câu chuyên ca ngợi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của người thiếu niên yêu nước.

* GDQP&AN: kể thêm tấm gương thiếu niên mưu trí trong kháng chiến Vừ A Dính; Nguyễn Viết Xuân; Võ Thị Sáu; Nguyễn Văn Trỗi

B. Hoạt động thực hành :

1. Đọc thầm đoạn 1 bài Người liên lạc nhỏ, chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau :

Câu hỏi 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?

 c) Dẫn đường cho cán bộ cách mạng.

Câu hỏi 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng ?

 b) Vì muốn che mắt địch để đi an toàn.

2. Đọc thầm đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi :

Câu hỏi 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? (Kim Đồng huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Ông ngồi bên tảng đá, nhìn bọn lính, như người đi đường xa mỏi chân gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát )

Câu hỏi 4: Tìm chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng ? (- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. - Già ơi! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy!)

C. Hoạt động ứng dụng:

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Hát bài hát về Anh Kim Đồng.

 

docx 18 trang ducthuan 04/08/2022 2210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2020
Sáng:
Tiết 1: 
HĐTT
_____________________________________
Tiết 2+ 3: Tiếng việt
BÀI 14A: NGƯỜI LIÊN LẠC MƯU TRÍ (T1+2)
LỒNG GHÉP GDQP&AN
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
	- Lồng ghép GDQP&AN: kể thêm tấm gương thiếu niên mưu trí trong kháng chiến
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
A. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe thầy cô giới thiệu về một số dân tộc trên đất nước ta 
Dân tộc Thái, Hmông, Tày, Hà Nhì, khơ mú, Nùng, Lào, Ba Na, Khơ me, 
2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ cảnh đồi núi. Cảnh đó ở vùng cao
- Trong tranh có chú bé, một ông già họ đang đi trong rừng.
7. Cùng thảo luận để tìm hiểu câu trả lời đúng:
	- Trong bài ai là người liên lạc nhỏ? “Kim Đồng”
	- Người đó làm việc gì? (Dẫn đường cho cán bộ, làm liên lạc.)
Nội dung: Câu chuyên ca ngợi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của người thiếu niên yêu nước.
* GDQP&AN: kể thêm tấm gương thiếu niên mưu trí trong kháng chiến Vừ A Dính; Nguyễn Viết Xuân; Võ Thị Sáu; Nguyễn Văn Trỗi
B. Hoạt động thực hành :
1. Đọc thầm đoạn 1 bài Người liên lạc nhỏ, chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau :
Câu hỏi 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? 
 c) Dẫn đường cho cán bộ cách mạng.
Câu hỏi 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng ?
 b) Vì muốn che mắt địch để đi an toàn. 
2. Đọc thầm đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi :
Câu hỏi 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? (Kim Đồng huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Ông ngồi bên tảng đá, nhìn bọn lính, như người đi đường xa mỏi chân gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát )
Câu hỏi 4: Tìm chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng ? (- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. - Già ơi! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy!)
C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Hát bài hát về Anh Kim Đồng.
______________________________________________
Tiết 4: Toán
GAM (T2)
B. Hoạt động thực hành : 
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Gói mì chính cân nặng 210g
- Quả lê cân nặng 250g
 - Quả đu đủ cân nặng 1000g
- Hoa súp lơ cân nặng 700g.
2. Tính (theo mẫu) :
Mẫu : 25g + 14g = 39g
a. 153g + 28g = 181g b. 46g - 19g = 27g d. 96g : 3 = 32g 
 c. 100g + 35g - 37g = 135g - 37g e. 55g × 3 = 165g
 = 98g g. 34g : 1 = 34g
3. >, <, = ? 
 a. 744g > 574g d. 305g < 350g
 b. 400g + 8g < 480g e. 450g = 500g - 40g
 c. 1kg > 900g + 5g g. 560 + 440g = 1kg
 4. Giải các bài toán :
a. Bài giải :
 Trong hộp có số gam sữa là :
 455 - 55 = 400 (g)
 Đáp số: 400g
b. Đổi : 1kg = 1000g
 Cả ba lần mẹ dùng hết số đường là:
 3 × 150 = 450 (g)
 Nhà Hoa còn lại số gam đường là:
 1000 - 450 = 550 (g)
 Đáp số: 550g
Chiều:
Tiết 1: Tiếng việt
BÀI 14B: CHUYỆN VỀ ANH KIM ĐỒNG 
Tiết 1
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ
A. Hoạt động cơ bản:
1. Hát bài hát về anh Kim Đồng.
3. a) Chọn từ ngữ trong ngoặc thích hợp với mỗi chỗ trống để có câu đúng
- Anh Kim Đồng rất dũng cảm.
- Các dân tộc trên đất nước ta như anh em 1 nhà.
 b) Viết lại những câu vừa điền vào vở:
4. Thảo luận ghi dấu gạch chéo giữa 2 bộ phận trả lời cho câu hỏi (Ai?), (thế nào?) ở BT3. 
Ai ?
Thế nào ?
Anh Kim Đồng 
rất dũng cảm
Các dân tộc trên đất nước ta 
như anh em một nhà.
_____________________________________
Tiết 2: Toán+
 LUYỆN TẬP (VBT) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Bài 1:T59:Tính nhẩm:
9 × 3 = 27 9 × 6 = 72 
9× 1 = 9 9 × 10 = 90
9 × 4 = 36 9 × 2 = 18 
9 × 9 = 81 0 × 9 = 0
9 × 5 = 45 9 × 7 = 63 
× 8 = 72 9 × 0 = 0
*Bài 2 :Tính
9 × 5 + 9 = 45 + 9 
 = 54 
9 × 2 × 3 = 18 ×3
 = 54
9 × 9 + 9 = 81 + 9 
 = 90 
9× 4 : 6 = 36 : 6
 = 6
 *Bài 3: Đặt tính rồi tính:
* Bài 1 (74): Điền dấu >, <, = ?
585g > 558g
305g < 300g + 50g 1kg = 850g +150g
526g < 625g
450g > 500g – 60g 1kg = 640g + 360g 
 *Bài 2(74): 
 Bài giải
 Bốn gói bánh cân nặng là : 
 150 4 = 600 ( g ) 
 Cả kẹo và bánh cân nặng là:
 600 + 166 = 766 ( g ) 
 Đáp số: 766g
* Bài 3(74): 
 Bài giải
 1kg = 1000g
 10 quả bóng nhỏ cân nặng là: 
 10 60 = 600( g ) 
 Một quả bóng to cân nặng là:
 1000 - 600 = 400(g ) 
 Đáp số: 400g 
3.Củng cố-Dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.Tuyên dương những em thực hành cân tốt
 - Yêu cầu HS về nhà đọc, viết cân nặng một số đồ vật và chuẩn bị bài học sau.
_____________________________________
Tiết 3: Tiếng việt+
LUYỆN ĐỌC: CỬA TÙNG, NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ (Seqap), trang 58
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1: Cửa Tùng 
*Luyện đọc. 
* HS khá đọc đoạn văn. 
* Luyện đọc đoạn: 
- Gọi 2 HS đọc bài
- HS nêu cách đọc ngắt, nghỉ - Nhấn giọng
 GV Nhận xét.
- Gọi HSđọc bài
- GV Nhận xét
- YC HS đọc đồng thanh
* Luyện đọc 
- Luyện đọc trong nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc
- GV Nhận xét.
* Bài tập: 
- GV ghi y/c bài tập - gọi HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Y/c Đại diện nhóm trả lời . 
- GV Nhận xét
* Bài 2: Người liên lạc nhỏ 
* Luyện đọc. 
* HS khá đọc đoạn văn. 
* Luyện đọc đoạn: 
- Gọi 2 HS đọc bài
- HS nêu cách đọc 
- Lời dẫn chuyện: rành mạch rõ ràng 
- Lời bọn lính hống hách
- Lời Kim đồng bình tĩnh tự nhiên gần gũi thân tình 
- GV Nhận xét.
- Gọi 2 HS đọc bài
- GV Nhận xét
* Luyện đọc trong nhóm:
- HS đọc nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm thi đọc
- GV Nhận xét. 
- HS theo dõi SGK
- HS đọc bài
- HS nêu cách đọc - Nhấn giọng
- HS nhận xét
- Gọi HS đọc bài
- HS nhận xét
- HS đọc ĐT 
- Đại diện các nhóm thi đọc
- HS Nhận xét
Bài 1(58). Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong 2 câu sau:
 a. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
 b. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Bài 2(59). Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Dẫn đường cho người già về bản.
b. Dẫn đường cho thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
c. Dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
* Củng cố-Dặn dò:
	- Về đọc lại bài
	- Chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2020
Sáng:
Tiết 1: Tiếng việt
BÀI 14B: CHUYỆN VỀ ANH KIM ĐỒNG 
Tiết 2
5. Tìm cách nói so sánh: 
a) Đọc các câu văn sau: Viết chữ
b) Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống trong bảng nhóm
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Cây gạo sừng sững
Như
một tháp đèn khổng lò
Hàng ngàn bông hoa
Là
hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
Hàng ngàn búp nõn
Là
hàng ngàn ánh nến trong xanh
B. Hoạt động thực hành:
1. Viết vào vở theo mẫu 
- Cho học sinh viết bảng con chữ hoa K cỡ nhỏ
- Viết vở: 4 lần chữ hoa K cỡ chữ nhỏ
 2 lần tên riêng Yết Kiêu cỡ chữ nhỏ:
- Yết Kiêu: Là một tướng tài của Trần Hưng Đạo, ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng nhiều thuyền chiến của giặc lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên thời nhà Trần. 
 1 lần câu: 
Khi đói cùng chung một dạ
Khi rét cùng chung một lòng.
- Lưu ý học sinh cách viết chữ hoa, độ cao, khoảng cách các con chữ.
+ Câu ca dao khuyên chúng ta dù đói rét nhưng cùng chung một lòng một dạ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 
C. Hoạt động ứng dụng
___________________________________________
Tiết 2: Tiếng việt
 BÀI 14B: CHUYỆN VỀ ANH KIM ĐỒNG 
(T3)
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
A. Hoạt động thực hành:
2. Chọn vần ay, ây phù hợp với từng chỗ trống:
- Cao chạy xa bay.
- Học thầy không tầy học bạn.
- Thức khuya dậy sớm.
3. Nghe viết người liên lạc nhỏ:
- Viết đúng các tên riêng Kim Đồng; Đức Thanh; Hà Quảng; 
4. Đổi vở cho nhau để soát lỗi.
C. Hoạt động ứng dụng
- Kể cho người thân nghe câu chuyện về anh Kim Đồng
_______________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 37: BẢNG CHIA 9 (T1)
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
A. Hoạt động thực hành 
1. Trò chơi tiếp sức: 
2. Thực hiện các hoạt động và trả lời các câu hỏi trong sách:
3. 
a) 9 : 9 = 1 36 : 9 = 4 63 : 9 = 7 
 	 18 : 9 = 2 45 : 9 = 5 72 : 9 = 8 
 	 27 : 9 = 3 54 : 9 = 6 81 : 9 = 9 
 	 90 : 9 = 10 
- Củng cố bảng chia 9 theo thứ tự tăng dần.
b) Đọc và học thuộc bảng chia 9.
4. Tính nhẩm:
	9 4 = 36 9 7 = 63 9 9 = 81 9 5 = 45
	36 : 9 = 4 63 : 9 = 7 81 : 9 = 9 45 : 9 = 5 
- Em có nhận xét gì về hai phép tính? (Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia). 
B. Hoạt động ứng dụng 
- Về đọc thuộc bảng chia 9 cho người thân nghe.
________________________________________	
Tiết 4: Tiếng anh
GV CHUYÊN DẠY
Chiều:
Tiết 1: Tiếng việt
BÀI 14C: QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG VIỆT BẮC (T1)
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
A. Hoạt động cơ bản:
6. a) Đọc và tìm vẻ đẹp và con người của rừng Việt Bắc:
- Vẻ đẹp: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, mơ nở trắng rừng, ve kêu, trăng.
- Vẻ đẹp của con người: Đèo cao, nắng ánh dao gài thắt lưng, đan nón, hát măng, tiếng hát.
b) Những dòng thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi:
- Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
- Núi giăng thành lũy sắt dày, rừng che bộ đội rừng vây quân thù.
C. Hoạt động ứng dụng
 - Luyện đọc thuộc bài thơ cho người thân nghe.
____________________________________________
Tiết 2: Toán +
ÔN TẬP (SEQAP + TNC)
* Phụ đạo HS
* Bồi dưỡng HS
Bài 1 ( Tài liệu SEQAP Trang 61 )
72 3 76 4 90 6
6 24 4 19 6 15
12 36 30
12 36 30
 0 0 0
Vậy: 72 : 3 = 24 ; 76 : 4 = 19
 90 : 6 = 15
68 3 74 4 
6 22 4 18 
08 34 
 6 32 
 2 2 
Vậy: 68 : 3 = 22 ( dư 2 )
Vậy: 74 : 4 = 18 ( dư 2 )
Bài 2: Số?
Mỗi giờ có 60 phút
a) 1 giờ = 12 phút
 5
b) 1 giờ = 15 phút
 4
Bài 3 ( Tài liệu SEQAP Trang 62 )
 Có 70 chiếc bút xếp vào các hộp, mỗi hộp có 4 chiếc. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất vào bao nhiêu hộp và còn thừa mấy chiếc bút?
Bài giải
Xếp được vào số hộp là:
70 : 4 = 17 ( dư 2 )
 Đáp số: Xếp được vào 17 hộp và dư 2 chiếc bút.
Bài 175: (Toán nâng cao trang 25) 
Có 58m vải. May một bộ quần áo hết 4m vải. Hỏi có thể may nhiều nhất được bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa ít nhất mấy mét vải?
Bài giải
Số bộ quần áo may nhiều nhất là:
: 4 = 14 ( bộ ) dư 2
 Đáp số: 14 bộ dư 2m
Bài 176: (Toán nâng cao trang 25) 
 Một năm thường có 365 ngày. Hỏi năm thường có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
Bài giải
Số tuần lễ trong một năm thường là:
365 : 7 = 52( tuần ) dư 1 ngày
Đáp số: 52 tuần và 1 ngày
Bài 177: (Toán nâng cao trang 25 )
 Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
Bài giải
Số tuần lễ trong một năm nhuận là:
366 : 7 = 52 ( tuần ) dư 2 ngày
Đáp số: 52 tuần và 2 ngày
3. Củng cố - Dặn dò
 - Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS xem lại bài làm tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau
_______________________________________	
Tiết 3: Tiếng việt+
LUYỆN VIẾT: MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở VÙNG CAO (Seqap)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 *GV hướng dẫn HS nghe viết
 GV đọc bài viết.
* HS viết đoạn: (từ đầu đến cùng học sinh)
* GV nhận xét 7-10 bài
*Bài tập
- HS nêu y/c
- GV hướng dẫn HS nối
- HS nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ thích hợp.
- HS đọc kq
- GV nhận xét
- HS nêu y/c
- GV hướng dẫn HS làm
3 em lên làm, đọc kq
- HS, GV nhận xét
- HS nghe-viết
*Bài 1(60). Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ thích hợp:
 A B
 Cấy giáo
 May lúa
 Cày áo
 Thầy học
 Dạy ruộng 
*Bài 2(60). Điền vào chỗ trống:
a. L hoặc n:
Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi
Vẫn hay lam hay làm
Chỉ lo con cháu đói.
 Phạm Đông Hưng
b. i hoặc iê:
Mùa thu xinh xắn
Trong ngần tiếng chim
Chú ếch lim dim
Ngủ quên trên lá
 Khánh Linh
 3. Củng cố, dặn dò: 
	- GV hệ thống ND bài.
	- GVNX tiết học
Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2020
Sáng:
Tiết 1: TN&XH
GV CHUYÊN DẠY
_______________________________________
Tiết 2 : Toán
BÀI 37: BẢNG CHIA 9 (T2)
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
B. Hoạt động thực hành.
1. Tính nhẩm
36 : 9 = 4 81 : 9 = 9 90 : 9 = 10
18 : 9 = 2 45 : 9 = 5 72 : 9 = 8
54 : 9 = 6 27 : 9 = 3 63 : 9 = 7
- Củng cô bảng chia 9 không theo thứ tự. 
2. Tính nhẩm:
	9 8 = 72 9 5 = 45 9 6 = 54
	72: 9 = 8 45: 9 = 5 54 : 9 = 6
	72 : 8 = 9 45 : 5 = 9 54 : 6 = 9
- Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Lấy tích chia cho thừa số này thương tìm được là thừa số kia.
3. Giải bài toán:
Tóm tắt: Bài giải:
 Có: 36 bông hoa Cắm được tất cả số bình hoa là: 
 1 bình: 9 bông 36 : 9 = 4 (bình)
Cắm được: ? bình Đáp số: 4 bình hoa
4. Tìmsố ô vuông của mỗi hình sau: 
 Hình A Hình B
C. Hoạt động ứng dụng:
 - Ôn bảng chia 9
Tiết 3: Thể dục
GV CHUYÊN DẠY
______________________________________
Tiết 4: Đạo đức
GV CHUYÊN DẠY
______________________________________
Chiều
Tiết 1: Mĩ thuật
GV CHUYÊN DẠY
________________________________________
Tiết 2: Tiếng anh
GV CHUYÊN DẠY
________________________________________
Tiết 3: Toán +
ÔN: BẢNG NHÂN 9 (VBT + TNC)
BDHSHT- PĐHSCHT
*Nhóm học sinh CHT.
* Bài1(T59): Tính 
27 : 9 =3 72 : 9 =8 54 : 9 = 6
18 : 9 =2 45 : 9 =5 81 : 9 =9
36 : 9=4 63 :9 =7 9 : 9 = 1
 90 : 9 =10
* b:Tính nhẩm 
9 4 = 36 9 3 = 27 9 2=18
36 : 9 = 4 27 : 9 = 3 18 : 9 =2
36 : 4 = 9 27 : 3 =9 18 : 2 =9
 9 5 =45
 45 : 9 =5
 45 : 5 =9 
*Bài 2: Số?
Số bị chia
72
72
72
Số chia
9
9
9
Thương
8
8
8
* Bài 3: (T.60)
 Bài giải
 Mỗi chuồng có số con thỏ là:
 36 : 9 = 4 (con)
 Đáp số: 4 con thỏ
*Nhóm học sinh HT.
* Bài 3: (T.60)
 Bài giải
 Mỗi chuồng có số con thỏ là:
 36 : 9 = 4 (con)
 Đáp số: 4 con thỏ
Bài 125 – TNC.
Bài giải
Số bao xe lớn chở được là:
 28 4 = 112 ( bao)
Số bao cả hai xe chở được là:
 28 + 112 = 140 ( bao)
 Đáp số: 140 bao.
Bài 126 – TNC.
Bài giải
Số mật một ngày cuối vụ thu được là:
 84 : 4 = 21 ( lít)
Một ngày giữa mùa thu hơn một ngày cuối vụ là.
 84 – 21 = 63 ( lít)
 Đáp số: 63 lít.
3. Củng cố - dặn dò 
 Nhận xét tiết học 
________________________________________________
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020
Sáng:
Tiết 1 + 2: Tiếng việt
BÀI 14C: QUÊ HƯƠNG CÁCH MẠNG VIỆT BẮC 
(T2+3 )
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
B. Hoạt động thực hành:
2. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong bài em vừa viết:
- Xanh, xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
3. Tìm trong bộ phận trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì ?) hoặc thế nào? 
Câu
Ai (Cái gì ?, con gì ?)
Thế nào ?
Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp
Cảnh rừng Việt Bắc 
rất đẹp
Con người Việt Bắc rất ần cù lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thủy chung
Con người Việt Bắc 
rất ần cù lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thủy chung
4. Trò chơi phỏng vấn (SHD)
5. Điền vào chỗ trống 
a) L hoặc n ?
- Trưa nay bà mệt phải nằm 
Thương bà, cháu đã dành phần nấu cơm.
Bà cười: vừa nát vừa thơm
Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần?
(theo Vương Thừa Việt)
C. Hoạt động ứng dụng
- Học thuộc lòng bài Nhớ Việt Bắc.
____________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 38: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
(Tiếp theo) – T1
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
A. Hoạt động cơ bản 
1. Chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”: 
2. Nghe thầy cô HD cách đặt tính và tính 72 : 3 (SHD)
3. Đặt tính rồi tính: 
 84 3 65 2
 24 28 05 32 
 24 4
 0 1
B. Hoạt động ứng dụng.
- Luyện VBT.
Tiết 4: Âm nhạc
GV CHUYÊN SOẠN
______________________________________________
Chiều :
Tiết 1: Toán+
	LUYỆN TẬP (Seqap)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS chơi trò chơi xì điện
HS đọc bài toán
HS thảo luận nhóm.
 HS trình bày kết quả.
Cho HS đọc bài toán
Cho HS thảo luận nhóm 
HS trình bày – Nhận xét
Nêu yêu cầu?
HS thảo luận nhóm.
HS trình bày kết quả.
* Bài 1: Tính nhẩm
18 : 9 = 2 9 : 9 = 1 36 : 9 = 4
27 : 9 = 3 72 : 9 = 8 54 : 9 = 6
45 : 9 = 5 63 : 9 = 7 81 : 9 = 9 
* Bài 2:
Bài giải
 Mỗi túi có số ki-lô-gam gạo là:
 45 : 9 = 5 (kg)
 Đáp số: 5 kg gạo
* Bài 3:
Bài giải
 Số túi gạo là:
 54 : 9 = 6 (túi)
 Đáp số: 5 túi gạo
* Bài 4: Tính rồi điền kết quả vào chỗ trống.
 của 36 kg gạo là
 4 kg
 của 63m vải là
 7m
 3. Củng cố - dặn dò GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết 2: Tiếng việt +
LUYỆN ĐỌC: NHỚ VIỆT BẮC(SGK)
 1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 em nối tiếp kể lại 4 đoạn câu chuyện "Người liên lạc nhỏ" 
+ Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm ntn?
- Nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc: 
*Đọc diễn cảm toàn bài.
*H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- HS nối tiếp nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV sửa lỗi HS phát âm sai. 
- Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài.(Đèo, dang, phách ân tình )
- Y/C HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
b. Học thuộc lòng bài thơ: 
- Mời 1HS đọc mẫu lại bài thơ .
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- Tổ chức cho hs HTL 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 3 em thi đọc tuộc lòng 10 dòng đầu 
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu (mỗi em đọc 2 dòng thơ), kết hợp luyện đọc các từ ở mục A
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ. 
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. Đặt câu với từ ân tình: 
Mọi người trong xóm em sống với nhau rất ân tình, tối lửa tắt đèn có nhau.
- Đọc từng câu thơ trong nhóm.
- Lắng nghe bạn đọc mẫu bài thơ.
- Học sinh HTL từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên .
- Thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ trước lớp 
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- Bài thơ ca ngợi gì ?
- Dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ và xem trước bài mới.
___________________________________________
Tiết 3: HĐNGLL
GV CHUYÊN SOẠN
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020
Sáng:
Tiết 1: Thể dục
GV CHUYÊN SOẠN
_______________________________________
Tiết 2: TNXH
GV CHUYÊN SOẠN
_______________________________________
Tiết 3: Toán 
BÀI 38: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT 
CHỮ SỐ (Tiếp theo) (T2)
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
B. Hoạt động cơ bản
1. Tính:
a)
37 
07
 1
 3
 84
 24
 0 
6
 91
 21
 0 
7
 86
 26
 2 
6
 92
 22
 1 
7
12
14
13
14
13
b)
77 
17
 1
 2
 87
 27
 0 
3
 99
 19
 3 
4
 86
 16
 2 
7
 78
 18
 0 
6
38
29
24
12
13
2. Giải bài toán: 
Bài giải:
 giờ có số phút là:
60 : 5 = 12 (phút)
Đáp số: 12 phút
- 12 phút là của mấy giờ? (của giờ)
3. a) Đọc và thảo luận cách giải bài toán
b) Giải bài toán:
Ta có 58 : 4 = 16 (dư 2)
Vậy đóng được nhiều nhất 16 vỉ và còn thừa 2 hộp sữa.
Đáp số: 16 vỉ, thừa 2 hộp sữa
4. Cho 8 hình tam giác hãy xếp thành hình vuông
- HS xếp hình
B. Hoạt động ứng dụng: - Luyện giải BTUD – SHD – T50. 
_________________________________________	
Tiết 4: Thủ công
GV CHUYÊN SOẠN
BGH Kí duyệt ngày .... tháng 12 năm 2020
Lò Thị Bình
Tiết 5: Sinh hoạt 
NHẬN XÉT TUẦN 14
LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập, việc thực hiện nội quy, hoạt động của lớp, của trường trong tuần qua từ đó rút ra kinh nghiệm cho tuần học sau.
- Chia sẻ những tâm tư, tình cảm của học sinh.
- Tạo không khí thân thiện, đoàn kết để các em cùng nhau khắc phục những hạn chế, tiến bộ hơn trong tuần tới.
- Triển khai kế hoạch tuần 14
II. Hoạt động cơ bản: 
* Lồng ghép rèn kỹ năng sống: 
Bài 3: SỐNG ĐẸP NƠI CÔNG CỘNG (T3)
- Làm thế nào để có thể chung sống chan hòa với các bạn học?
- Thực hành nêu những tác hại của việc vứt rác bừa bãi là gì?
- Rút ra ghi nhớ.
1. Chủ tịch Hội đồng tự quản nhận xét.
2. Nhận xét của GVCN
a. Môn học và các hoạt động giáo dục: 
* Ưu điểm:
- Các em đã tích cực trong tự học và chiếm lĩnh kiến thức.
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng vào làm bài tập, biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
- Tìm được các từ chỉ hoạt động.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?. Biết viết thư cho bạn.
- Chữ viết của em Hương, Hoa có tiến bộ.
Hạn chế: 
- Kĩ năng nhân, chia của em Sơ, Dia, Sinh chưa tốt. Cô giáo và các bạn kèm cặp nhiều nhưng em vẫn quên cách làm.
b. Năng lực: 
Ưu điểm 
- Các em đã mạnh dạn hơn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi, ứng xử thân thiện với bạn bè.
- Biết chia sẻ những khó khăn trong học tập để tìm kiếm sự giúp đỡ.
- Các em đã biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Hạn chế:
- Em Thơm, Pà tác phong chưa nhanh nhẹn khi đứng lên trình bày ý kiến.
c. Phẩm chất: 
- Đa số các em đi học đều, đúng giờ; Có ý thức thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, thực hiện tốt 5 điiều Bác Hồ dạy.
- Các bạn thực hiện tốt an toàn giao thông và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Nhiều bạn có ý thức tự giác, trung thực trong học tập. Nhiều em có những hành vi đạo đức tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn như: Tuấn, Dạy, Ly, Sùa.
d. Các hoạt động khác:
- Các em đã tham gia vào các hoạt động thể dục đầu và giữa giờ đầy đủ. Vệ sinh cá nhân và khu vực được phân công tương đối sạch sẽ.
- Học sinh ở lớp bán trú đã thực hiện nghiêm túc giờ giấc quy định.
* Hạn chế: 
- Một số em sau giờ ra chơi không rửa chân tay nên làm giây bẩn ra sách vở.
- Ý thức bảo vệ của công chưa tốt, còn vẩy mực lên tường, bôi bẩn ra bàn, ghế. 
- Còn nói chuyện khi xếp hàng tập thể dục.
3. Phương hướng tuần 15
a. Môn học và các hoạt động giáo dục
- Các em cần hoàn thành các nhiệm vụ học tập, thảo luận sôi nổi để tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Cần tích cực ôn tập Toán, Tiếng Việt. Rèn kĩ năng viết văn, giải toán nhiều hơn nữa để thành thạo hơn về các dạng toán rèn làm tính nhân, chia nhiều.
- Cần tích hợp những kiến thức đã được học ở lớp vận dụng vào việc làm để nâng cao kết quả học tập.
b. Năng lực 
- Mỗi em cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các môn học.
- Bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà cho phù hợp để được ôn lại những kiến thức đã học trên lớp; Cố gắng tự hoàn thành công việc theo yêu cầu của Tài liệu học tập.
c. Phẩm chất
- Lễ phép với thầy cô giáo, gặp khách hoặc người lớn tuổi phải chào hỏi lễ phép.
- Học tập những tấm gương người tốt, việc tốt trong lớp, trong trường để tự hoàn thiện mình. Luôn đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
- Không mang đồ chơi đến trường.
d. Các hoạt động khác
- Thực hiện tốt các buổi thể dục đầu giờ, giữa giờ, ca múa hát tập thể sân trường đầy đủ; thực hiện tốt nề nếp của Đội. 
- Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có chất lượng.
- Chăm sóc bồn hoa theo khu vực đã phân công.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_va_tieng_viet_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.docx