Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022
I. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
* Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra đồ dùng, sách vở
A. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe thầy cô kể chuyện về Lương Thế Vinh
- Lương Thế Vinh nổi tiếng là người thông minh, nhanh trí từ nhỏ. Năm 23 tuổi ông đỗ Trạng nguyên. Ông có biệt tài về ngoại giao, được nhà vua tin yêu, giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Trạng nguyên Lương Thế Vinh còn dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học.
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Đọc từ ngữ : lấy làm lạ, ra lệnh, rèn
4. Thay nhau đọc câu văn dài
- Lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và các cụm từ.
- Lưu ý khi đọc lời đối thoại của các nhân vật.
5. Đọc bài trong nhóm
Tiết 2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi :
- Dân chúng trong làng có thái độ như thế nào khi nhận tin của nhà vua? (Dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua)
2. Đọc đoạn 1, 2 và thảo luận để chọn câu trả lời đúng
c) Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.
3. Trao đổi, chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua
- Chọn ý b và ý c
- Nội dung của câu chuyện là gì? (Ca ngợi trí thông minh của cậu bé).
4. Đọc phân vai
- Truyện gồm mấy nhân vật ? (Cậu bé và nhà vua)
TUẦN 1 Thứ hai ngày 06 tháng 9 năm 2021 Sáng: Tiết 1: HĐGD __________________________________ Tiết 2+ 3: Tiếng việt BÀI 1A: CẬU BÉ THÔNG MINH Tiết 1 I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra đồ dùng, sách vở A. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe thầy cô kể chuyện về Lương Thế Vinh - Lương Thế Vinh nổi tiếng là người thông minh, nhanh trí từ nhỏ. Năm 23 tuổi ông đỗ Trạng nguyên. Ông có biệt tài về ngoại giao, được nhà vua tin yêu, giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Trạng nguyên Lương Thế Vinh còn dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - Đọc từ ngữ : lấy làm lạ, ra lệnh, rèn 4. Thay nhau đọc câu văn dài - Lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và các cụm từ. - Lưu ý khi đọc lời đối thoại của các nhân vật. 5. Đọc bài trong nhóm Tiết 2 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi : - Dân chúng trong làng có thái độ như thế nào khi nhận tin của nhà vua? (Dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua) 2. Đọc đoạn 1, 2 và thảo luận để chọn câu trả lời đúng c) Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí. 3. Trao đổi, chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua - Chọn ý b và ý c - Nội dung của câu chuyện là gì? (Ca ngợi trí thông minh của cậu bé). 4. Đọc phân vai - Truyện gồm mấy nhân vật ? (Cậu bé và nhà vua) C) HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Vể nhà kể lại cho người thân nghe. _________________________________________ Tiết 4: Toán ÔN TẬP VỀ ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra đồ dùng, sách vở. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 3) Viết số thích hợp vào ô trống : a) 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 b) 500 499 498 497 496 495 494 493 492 491 - Hỏi : Hai số ở hai ô trống liền nhau hơn kém nhau mấy đơn vị? - Muốn tìm số ở ô trống liền sau ta làm thế nào? (Lấy số liền trước cộng, trừ với 1) 4) Điền dấu >, <, = 504 > 450 30 + 200 > 229 395 < 401 567 = 500 + 60 + 7 762 > 672 - Nhắc nhở học sinh so sánh từ hàng lớn nhất trước (hàng trăm) 5) Tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số sau : Số bé nhất : 300 Số lớn nhất : 900 - Để tìm ra số bé nhất, số lớn nhất ta làm thế nào ? (Phải so sánh các số) B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỰNG - Làm bài tập 5b trang 4 vở bài tập nâng cao. Chiều: Tiết 1: TCTV CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN KHÔN BÀI 1: SỐNG ĐỂ KHỎE MẠNH Tiết 1 I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Khởi động Hoạt động 1: Nói trong nhóm 1. Học sinh đọc yêu cầu trong sách, quan sát tranh, thảo luận trong nhóm. 2. Làm việc nhóm, kể tên những việ em thường làm để tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của mình. 2.Khám phá. Hoạt động 2:Đóng vai - Tổ chức cho HS đóng vai diễn lại nội dung tình huống - Học sinh đống vai theo cặp, gv quan sát Hoạt động 3: Luyện đọc đúng - Học sinh đọc tên bài, quan sát và nói nội dung tranh minh họa bài học. - Học sinh luyện đọc đúng từ ngữ khó theo yêu cầu của giáo viên. _______________________________________________ Tiết 2: Toán+ ÔN TẬP _______________________________________________ Tiết 3: Tiếng việt+ ÔN TẬP Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2021 Sáng: Tiết 1: Toán ÔN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ ) (T1) I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ GV: Viết số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau, số bé nhất có 3 chữ số giống nhau (987, 111) A. Hoạt động thực hành 1. Chơi trò chơi truyền điện “Cộng trong phạm vi 20” : - Giúp học sinh nhớ lại kiến thức các bảng cộng đã học 2. Tính nhẩm : a) 300 + 200 = 500 b) 400 + 60 = 460 c) 100 + 20 + 6 = 126 500 - 200 = 300 460 - 60 = 400 400 + 30 + 2 = 432 500 - 300 = 200 460 - 400 = 60 900 + 90 + 9 = 999 3. Đặt tính rồi tính : - + - + 235 859 624 917 421 354 34 13 656 505 658 904 - Lưu ý học sinh vị trí viết số hạng thứ hai khi đặt tính. Bài 4: trang 5 luyện giải toán Bài giải: Ngày thứ hai bán được số ki lô gam gạo là: 514 + 56 = 570 (kg) Đáp số: 570 kg gạo - Làm toán có lời văn em đọc kĩ đầu bài xem bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Về nhà tự luyện bài 2, 5 trang 3 vở BT hiện hành. ___________________________________________ Tiết 2: Đạo đức KÍNH YÊU BÁC HỒ (T1) I. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: a.HĐ1: Thảo luận nhóm - Quan sát ảnh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - GV đặt câu hỏi: + Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào? + Bác quê ở đâu? + Bác còn có tên gọi nào khác? + Tình cảm của Bác đối với thiếu nhí như thế nào? Tình cảm của thiếu nhí với Bác như thế nào? + Bác đã có công lao to lớn ntn với đất nước, dân tộc ta? KL: BH hồi nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung. Sinh ngày 19/5/1890 HĐ2: Kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác” - GV kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác” + Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? + Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác? HĐ3: Tìm hiểu về Năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng - Đọc 5 điều Bác dạy. GV ghi nhanh lên bảng - Yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác dạy ? Củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy - Hãy sưu tầm: các bài thơ, tranh ảnh, truyện nói về Bác; các tấm gương Cháu chăm ngoan Bác Hồ. Tiết 3: Thủ Công. BÀI 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (tiết 1 ) III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở học sinh đã bao dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét - Đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. Tàu thuỷ có hai ống khói giống nhau ở điểm nào? Tàu thuỷ dùng để làm gì? Gọi học sinh lên mở dần tàu thuỷ. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. Gọi học sinh lên bảng thực hiện gấp, cắt tờ giấy hình vuông. Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Gấp giấy vuông bằng 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra (Hình 2). Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau. (Hình 3). Lật hình 3 ra mặt sau và gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O được (Hình 4 ) Lật hình 4 ra mặt sau và tiếp tục gấp 4 đỉnh vào điểm O được hình 5. Lật hình 5 ra mặt sau được hình 6. Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón tay cái đẩy ô vuông đó lên được hình 7. Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới hai ô vuông còn lại để kéo hai phía sẽ được tàu thuỷ. Giáo viên gọi 1-2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói. Giáo viên chữa bài, uốn nắn. Giáo viên cho học sinh tập gấp tàu thuỷ 2 ống khói bằng giấy. Tiết 4: Tin học DẠY CHUYÊN Chiều: Tiết 1:KNS DẠY CHUYÊN Tiết 2: Mĩ thuật DẠY CHUYÊN Tiết 3: Âm nhạc DẠY CHUYÊN Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2021 Sáng: Tiết 1: Tự nhiên xã hội DẠY CHUYÊN Tiết 2+3: Tiếng việt BÀI 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO? Tiết 2 I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ A. Hoạt động cơ bản 1. Nói về một người bạn thông minh mà em biết 2. Xem tranh cậu bé thông minh B. Hoạt động thực hành: - Dựa vào các gợi ý dưới tranh. - Lần lượt kể từng đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh. - HS kể tóm tắt câu chuyện (HS HTT). - Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao? (Em thích cậu bé vì cậu thông minh làm cho vua thán phục). C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh. Tiết 3 3. Thi kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp - Hãy kể lại toàn bộ câu chuyện Cậu bé thông minh dựa vào tranh minh họa. 4. Cùng tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ a) Hai bàn tay - hoa đầu cành b) Mặt biển - tấm thảm khổng lồ c) Cánh diều - dấu - Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á? d) Dấu hỏi - vành tai nhỏ Tiết 4: Toán BÀI 2 : ÔN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ) (T2) I. Hoạt động thực hành (Bài 4, 5, 6, 7 trang 6 +7) 4. Tìm x a) x + 35 = 455 b) x - 27 = 861 c) 652 - x = 202 x = 455 - 35 x = 861 + 27 x = 652 - 202 x = 420 x = 888 x = 450 Hỏi thêm : Nêu tên gọi của x trong từng phép tính ? 5. Giải các bài toán : a) Bài giải : Nhà bác Hằng nuôi số con vịt là: 525 + 50 = 575 (con vịt) Đáp số: 575 con vịt b) Bài giải : Quãng đường từ nhà Lan đến trường dài là: 950 - 400 = 550 (m) Đáp số: 550m - Nêu câu lời giải khác ? - 575 là số vịt nhà bác nào? (bác Hằng) - Bài toán (b) thuộc dạng toán nào: (Bài toán về ít hơn). 6. Xếp 4 hình tam giác thành hình “ngôi nhà” 7. Chơi trò chơi “Lập phép tính đúng” - Hỏi : Với 3 số và dấu +, - , = ta lập được mấy phép tính đúng ? (4 phép tính đúng) 8. Bài tập giao thêm x + 320 = 462 + 34 x + 320 = 462 + 34 x + 320 = 496 x = 496 - 320 x = 176 - Nêu tên gọi của x ? (x là số hạng chưa biết) - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ? ( Lấy tổng trừ đi số hạng kia) B. Hoạt động ứng dụng: Bài giải : Bản Nà Hang có số nữ là : 436 - 231 = 205 (người) Đáp số : 205 n gười - 205 là số nam hay nữ ? (số nữ) - Số nữ của bản ít hơn hay nhiều hơn số nam bao nhiêu người ? (số nữ ít hơn nam 26 người) Chiều: Tiết 1: Tiếng việt HAI BÀN TAY EM Tiết 1 I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : B. Hoạt động thực hành 2. Nghe - viết đoạn văn trong bài Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, nhà vua đến để luyện thành tài) 4. Tìm từ ngữ viết đúng - ngọt ngào, ngao ngán, nghêu ngao 6. Viết vào vở theo mẫu : - Cho học sinh viết bảng con : A, Vừ A Dính - Viết vở : 4 lần chữ hoa A : A, A, A, A 2 lần Vừ A Dính : Vừ A Dính, Vừ A Dính Câu : Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Lưu ý học sinh cách viết chữ hoa, độ cao, khoảng cách các con chữ. C. Hoạt động ứng dụng - Về kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh cho người thân nghe. - Tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật ở nhà và viết vào vở. __________________________________________ Tiết 2: Toán+ ÔN TẬP ________________________________________________________________ Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2021 Sáng: Tiết 1: Toán BÀI 3: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) (T1) I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ A. Hoạt động cơ bản 1. Chơi trò chơi truyền điện “Cộng, trừ trong phạm vi 20” 2. Đọc và giải thích cho bạn cách thực hiện phép cộng 435 + 127 - Lưu ý học sinh khi đặt tính các số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau. - Nêu thứ tự khi thực hiện tính cộng ? (thực hiện từ hàng đơn vị trước) - Nhận xét phép tính? (Phép tính 435 + 127 là phép cộng có nhớ ở hàng đơn vị sang hàng chục) 3. Thảo luận cách thực hiện phép cộng 256 + 162 - Nêu cách đặt tính? - Nêu thứ tự thực hiện tính ? (cộng từ hàng đơn vị trước) - Nhận xét phép tính ? (phép cộng có nhớ số có 3 chữ số với số có 3 chữ số, nhớ từ hàng chục sang hàng trăm). 4. Tính + + a) 537 b) 593 128 242 665 835 - Phép tính có nhớ ở hàng nào? (nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng chục sang hàng trăm) B. Hoạt động thực hành Bài làm thêm: Bài 2 trang 8 toán cuối tuần Bài giải: Buổi chiểu cửa hàng bán được số kg đường là: 215 + 26 = 241 (kg) Đáp số: 241 kg đường - Em nêu cách giải. C. Hoạt động ứng dụng: - Tự luyện bài 3 trang 5, bài 1 trang 6 vở BT hiện hành. Tiết 2: Tự nhiên xã hội DẠY CHUYÊN Tiết 3: Thể dục DẠY CHUYÊN Tiết 4: Tin học DẠY CHUYÊN Chiều : Tiết 1: TCTV CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN KHÔN BÀI 1: SỐNG ĐỂ KHỎE MẠNH Tiết 2 Thực hành luyện tâp: Hoạt động 4. Viết đúng a, Chọn và viết vào vở những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe. b, Nghe - viết: Mái tóc đẹp của Hờ-Kim. 4.Vận dụng. Hoạt động 5.Viết sáng tạo - Viết vào vở 3 đến 5 câu về những việc em làm ngày để chăm sóc sức khỏe bản thân. _______________________________________________ Tiết 2: Toán+ ÔN TẬP _______________________________________________ Tiết 3: Tiếng việt+ ÔN TẬP Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: Toán BÀI 3 : CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) (T2) I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra bài cũ: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ Bài 4 (trang 5) 300 + 600 = 900 310 + 640 = 950 600 + 300 = 900 640 + 310 = 950 900 - 300 = 900 950 - 310 = 640 900 - 600 = 300 950 - 640 = 310 B. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính + + + 537 593 645 852 128 242 290 56 665 835 935 908 - Nêu thứ tự thực hiện tính ? (cộng từ hàng đơn vị trước) - Nhận xét gì về các phép tính ? (Phép cộng có nhớ số có 3 chữ số) Bài 2 : Đặt tính rồi tính + + + + 568 364 724 70 327 92 156 270 895 456 880 340 - Lưu ý học sinh khi đặt tính các số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau, số có 2 chữ số phải đặt thẳng hàng chục và hàng đơn vị của số có 3 chữ số. Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm : - Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng ? (2 đoạn AB và BC) - Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc ABCD ? (Bằng tổng độ dài đoạn AB + BC) Độ dài đường gấp khúc ABCD là : 581cm Bài 4: Giải bài toán Bài giải : Cả hai kiện hàng cân nặng số kg là : 350 + 250 = 600 (kg) Đáp số : 600kg - Hỏi : Nêu câu lời giải khác ? - Trong hai kiện hàng kiện nào nặng hơn? Nặng hơn bao nhiêu kg? (Kiện thứ nhất nặng hơn kiện hai 100 kg). C. Hoạt động ứng dụng - Làm bài tập 3 (trang 8) vở bài tập toán nâng cao. Tiết 2: Tiếng việt BÀI 1C: HAI BÀN TAY EM Tiết 2 I. Các hoạt động dạy học chủ yếu : B. Hoạt động thực hành 2) Thảo luận, tìm các từ a) Lành; nổi; liềm b) Ngang; hạn; đàn. 3) Nghe thầy cô nói một số điều về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Hát bài hát về Đội, về Bác Hồ. 4) Em điền các nội dung vào phiếu cho đầy đủ - Em đọc kĩ yêu cầu của đơn để điền cho đúng C. Hoạt động ứng dụng: - Viết 1, 2 câu có ý so sánh với bàn tay của em. Tiết 3: Thể dục DẠY CHUYÊN Tiết 4: Tiếng việt BÀI 1C: HAI BÀN TAY EM Tiết 3 B. Hoạt động thực hành : 1. Thi ai thuộc nhanh hơn ? 2. Thảo luận, tìm các từ (chọn bài a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô) a) Lành; nổi; liềm b) Ngang; hạn; đàn 3) Nghe thầy cô nói một số điều về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Hát bài hát về Đội, về Bác Hồ. C) Hoạt động ứng dụng - Về nhà đọc thuộc bài thơ cho người thân nghe. - Sưu tầm một số bài hát về Đội, về Bác Hồ. Ngày.....tháng 9 năm 2021 Tổ trưởng (Đã ký) Lường Văn Khọi Tiết 5: Sinh hoạt lớp NHẬN XÉT TUẦN 1 I. Nội dung sinh hoạt: a. Học tập: - Một số em hoàn thành nội dung các môn học, tuy nhiên vẫn còn một số em khi thực hiện cộng trừ còn chậm. - Một số em chưa hoàn thành nội dung các môn học. Đọc chậm và nhỏ như em Sinh, Pà, cần cố gắng luyện đọc nhiều hơn. b. Năng lực: - Chấp hành nội qui lớp học, tự hoàn thành công việc được giao. - Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông. - Biết phối hợp với bạn khi làm việc trong nhóm, lớp như: Em Mạnh, Dạy c. Phẩm chất: - Đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn. - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. - Không nói dối, không nói sai về người khác. - Yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. d. Các hoạt động khác: - Thể dục, ca múa hát tập thể tham gia nhiệt tình có chất lượng. - Vệ sinh trong ngoài lớp gọn gàng sạch sẽ. - Duy trì và bảo vệ tốt bồn hoa, cây xanh. 3- Phương hướng tuần tới. - Khắc phục hiện tượng không học bài cũ. Duy trì tốt nề nếp thể dục vệ sinh. Đi học đều và đúng giờ. Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.docx