Giáo án Toán và Chính tả Lớp 3 - Tuần 22

Giáo án Toán và Chính tả Lớp 3 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học

+ Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng.

+ Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm, ).

+ Vận dụng làm bài tập liên quan.

2. Năng lực chung

- Tự chủ - tự học.

- Phẩm chất: Có thái độ tích cực, rèn tính cẩn thận khi làm toán, chăm học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Trình chiếu, lịch năm 2021.

- HS: SGK, vở ô li, lịch năm 2021.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp.

- Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm?

+ Kể tên các tháng có 31 ngày?

+ Kể tên các tháng có 30 ngày? Xem lịch và cho biết ngày 22/2 năm 2021 là ngày thứ mấy?

- Giới thiệu bài:

2. Hoạt động luyện tập (28 phút)

*Mục tiêu:

*Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thực hành

 

docx 6 trang ducthuan 04/08/2022 2690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán và Chính tả Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học
+ Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng.
+ Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm, ).
+ Vận dụng làm bài tập liên quan.
2. Năng lực chung
- Tự chủ - tự học. 
- Phẩm chất: Có thái độ tích cực, rèn tính cẩn thận khi làm toán, chăm học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH	
- GV: Trình chiếu, lịch năm 2021.
- HS: SGK, vở ô li, lịch năm 2021.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Ổn định lớp.
- Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm?
+ Kể tên các tháng có 31 ngày? 
+ Kể tên các tháng có 30 ngày? Xem lịch và cho biết ngày 22/2 năm 2021 là ngày thứ mấy?
- Giới thiệu bài:
2. Hoạt động luyện tập (28 phút)
*Mục tiêu:
*Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thực hành
*Cách thực hiện:
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát tờ lịch 2004 – SGK
- GV nêu câu hỏi - HS nối tiếp trả lời
a)
? Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
? Ngày 8 thág 3 là ngày thứ mấy?
? Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy? 
? Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy?
b)
? Thứ 2 đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
? Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày
nào?
? Tháng 2 có mấy ngày thứ 7, đó là ngày nào?
c)
? Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày?
+ Nhận xét, bổ sung
+ Nêu cách thực hiện
- GV chốt đáp án đúng
- Yêu cầu HS chỉ vào lịch một số ngày cụ khác.
- GV: Ghi nhớ số ngày của các tháng và cách xem lịch.
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nêu câu hỏi.
a)
- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy?
- Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ mấy?
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11là thứ mấy?
- Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy?
b) 
- Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày nào? 
- Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày nào?
- Các ngày chủ nhật của tháng 10 là những ngày nào?
- Gọi nhiều HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- GV: Ghi nhớ số ngày của các tháng và cách xem lịch.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS nêu kết quả bài miệng.
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ - S?
? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- GV: Ghi nhớ số ngày của các tháng, cách xem lịch (có thể lưu ý cách ghi nhớ bằng cách nắm tay lại và đếm trên các hốc ngón tay)
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chốt đáp án đúng.
- Yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn
- Chữa bài: Tại sao em chọn đáp án c?
- GV: Cách tính ngày và thứ bằng cách đếm lần lượt từng ngày hoặc dựa vào số ngày trong 1 tuần, 1 tháng.
Bài 1:
- Là thứ ba
- Là thứ hai
- Là thứ hai
- Là thứ bảy
- là ngày 5
- Là ngày 28
- đó là ngày 7, 14 ,21,28
- Có 29 ngày
Bài 2: Xem lịch năm 2005 rồi cho biết:
(Xem lại bài trang 107)
- Là thứ tư
- Là thứ sáu
- Là chủ nhật
- Là thứ 7 
- Là ngày 3 
- Là ngày 26
- Là 2, 9, 16, 23, 30
Bài 3:
- Trong một năm: 
a) Những tháng có 30 ngày là: Tháng tư, sáu, chín và tháng mười một.
b) Những tháng có 31 ngày: tháng một, ba, năm, bảy, tám mười và mười hai. 
- 28 ngày
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 năm đó là:
 A. Thứ hai B. Thứ ba 
 C. Thứ tư D. Thứ năm.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
*Mục tiêu: 
+ Vận dụng kiến thức làm bài tập liên quan.
*Phương pháp: Quan sát, thực hành, trò chơi
*Cách thực hiện:
HS trả lời câu hỏi: (Quan sát lịch 2021)
? Ngày 2 tháng 9 là ngày lễ gì? Vào thứ mấy ?
? Tháng 3 có bao nhiêu ngày? Ngày 8 tháng 3 vào thứ mấy?
? Sinh nhật em vào ngày nào? tháng nào? Thứ mấy? 
- Mời HS trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV: Ghi nhớ số ngày của các tháng và cách xem lịch.
- Ngày Quốc Khánh Việt Nam và vào thứ năm.
- Có 31 ngày, vào thứ hai.
5. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Hệ thống kiến thức.
- GV nhận xét giờ học.
Chính tả
NGHE VIẾT: MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ 
+ Nghe - viết đùng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
+ Rèn kĩ năng viết, trình bày đúng hình thức.
+ Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng âm dễ lẫn: gi/r/d
+ Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ.
2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp, hợp tác. 
- Phẩm chất: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại, yêu thích môn học Tiếng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH	
- GV: Trình chiếu
- HS: Vở ô li
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Ổn định lớp.
- HS nêu 3 từ ngữ em biết chứa âm tr hoặc ch
- HS thi đua nêu: chong chóng, con chim, cây tre, chú chó, tôn trọng, quả trám, gấu trúc, chôm chôm, chích chòe,...
(KT biết 3)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GTB: Giới thiệu trực tiếp vào bài.
2. Hoạt động khám phá (7 phút)
*Mục tiêu:
+ Hiểu ý nghĩa rút ra từ đoạn chính tả.
*Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
*Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
*Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn một lượt.
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
*Tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV đọc mẫu.
- HS đọc lại
? Ông Trương Vĩnh Ký là người như thế nào?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
- Cho HS viết vào vở nháp.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
- GV: 
+ Ghi nhớ từ khó, dễ lẫn
+ Lưu ý độ cao, khoảng cách các con chữ.
+ Người hiểu biết rộng, ông thành thạo
26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên
cứu. Để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách giá trị.
+ 4 câu.
+ Tên riêng, chữ đầu câu.
- Hiểu biết rất rộng, nghiên cứu quốc té, lịch sử, nổi tiếng thế giới.
3. Hoạt động luyện tập (23 phút)
*Mục tiêu: 
+ Rèn kĩ năng viết, trình bày đúng hình thức.
+ Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng âm dễ lẫn: gi/r/d
*Phương pháp: Quan sát, thực hành
*Cách tiến hành:
*Viết chính tả:
- Đọc lại bài viết. 
- Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút 
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc soát lỗi.
*Chấm, chữa bài.
*Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- Lớp nhận xét bài của bạn
- HS nhận xét-GV nhận xét 
- GV: Lưu ý phân biệt: r/d/gi
- HS nêu yêu cầu
- HS thi đua lần lượt nêu các từ ngữ
- HS nhận xét
- GV nhận xét đánh giá.
- GV: Lưu ý HS phân biệt khi đọc và viết
các tiếng có âm r/d/gi.
Bài 2: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng gi/ r/ d có nghĩa như sau:
+ Máy thu thanh thường dùng để nghe tin tức: ra- đi - ô
+ Người chuyên nghiên cứu, bào chế các loại thuốc chữa bênh: dược sĩ
+ Đơn vị đo thời gian nhỏ hơn phút: giây 
Bài 3: Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r: reo hò, rung cây, rang cơm, rán cá, ra lệnh, rống lên, rêu rao, rong chơi,...
b) Chứa tiếng bắt đầu bằng d: dạy học, dỗ dành, dấy bình, dạo chơi, dang tay, dòng dây, dỏng tai,...
c) Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: gieo hạt, giao việc, giáo dục, giáng trả, giãy giụa, gióng giả, giương cờ,...
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 
*Phương pháp: Quan sát, thực hành.
*Cách tiến hành:
Bài tập: Tìm từ ngữ có chứa tiếng rong, dong, giong để phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
- HS thực hiện
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV: Phân biệt âm dễ lẫn r/d/gi.
- HS thực hành làm bài tập.
+ rong: rong rêu, rong chơi,..
+ dong: củ dong, dong dỏng,...
+ gi: giong ruổi, trống giong cờ mở, giong trâu,...
5. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị nội dung bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_va_chinh_ta_lop_3_tuan_22.docx