Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 29

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 29

Bài 89: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 1) – Trang 75

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố về tiền Việt Nam.

- Quan sát tranh nói được giá tiền của mỗi món đồ vật trong tranh.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập liên quan đến tiền VN.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.

 

docx 25 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
TOÁN
Bài 89: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 1) – Trang 75
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố về tiền Việt Nam.
- Quan sát tranh nói được giá tiền của mỗi món đồ vật trong tranh.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập liên quan đến tiền VN.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực suy nghĩ làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: nghiêm túc trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
+ Cách chơi: GV đưa ra một số mệnh giá tiền VN và cho học sinh nêu mệnh giá của các đồng tiền.
- Hs nào giơ tay trước và trả lời đúng thì người đó thắng cuộc.
- Chia sẻ sau khi chơi:
- Khi ai cho em tiền thì em thường sử dụng vào việc gì? 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài
- HS tham gia chơi
- Hs nêu.
- Hs lắng nghe
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: Nói được giá tiền của mỗi bông hoa trong bức tranh
- Cách tiến hành:
Bài 4. ( Làm việc theo cặp )
Quan sát hình vẽ 
a. Trả lời các câu hỏi:
- Mua 6 bông hoa hồng phải trả bao nhiêu tiền?
- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả bao nhiêu tiền?
- Gv hỏi: 
- Trong bức tranh có những loại hoa nào? Mỗi loại hoa có giá bao nhiêu tiền?
- Cô muốn mua 6 bông hoa hồng phải trả bao nhiêu tiền?
- Em làm thế nào để tính được số tiền phải trả?
- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả bao nhiêu tiền?
- Em hãy nêu cách tính số tiền phải trả?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
b. Chọn số bông hoa em muốn mua và tính số tiền phải trả.
- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình vẽ.
+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ nhóm 2 nói cho nhau nghe về giá tiền của mỗi bông hoa trong bức tranh. 
+ HS chia sẻ bài trước lớp:
- Hoa ly 15 000 đồng, hoa hồng 4500 đồng, hoa đồng tiền 5300 đồng, hoa phăng 6000 đồng.
- Mua 6 bông hoa hồng phải trả 27 000 đồng
- Lấy giá tiền của một bông hoa nhân với số bông hoa cần mua 
4500 x 6 = 27000 đồng
- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả 90 000 đồng
- Mua 4 bông hoa ly hết số tiền là: 
15000 x 4 = 60000 đồng
5 bông hoa phăng hết số tiền là:
6000 x 5 = 30 000 đồng
Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả số tiền là:
60000+ 30000 = 90 000 đồng.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn tự chọn số bông hoa muốn mua và tính số tiền phải trả
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về tiền Việt Nam để học sinh biết vận dụng vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ khí thế.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Đi chợ” 
+ Cách chơi: Quản trò quy định mệnh giá tiền theo giới tính người chơi: bạn nam có mệnh giá 1000k, bạn nữ có mệnh giá 2000k
- Quản trò nói - các thành viên đáp: quản trò nói "Đi chợ! Đi chợ!" - các thành viên đáp "Mua gì? Mua gì?"
- Quản trò nói - các thành viên làm: quản trò nói "Mua rau có mệnh giá 7000k !" 
- Các thành viên nhanh chóng chọn nhóm sao cho "mệnh giá" của nhóm bằng 7000k.
- Tiếp tục và loại người chơi: cứ thế, quản trò chọn số tiền và các món thực phẩm để thay thế vào câu: "Mua... đồng...!". Chú ý mỗi lượt chơi phải loại được một số người chơi. Vì vậy, sao mỗi lượt chơi, phải chọn số không trùng với những số trước đó hoặc tính toán để tìm được thành viên không có nhóm
- HS tham gia chơi 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TOÁN
Bài 90: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH (T1) Trang 76
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng.
- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
- Một số thẻ ghi phép tính cộng trừ trong đó có thành phần chưa biết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Ban học tập tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Trò chơi có tên gọi “ Tôi có”
+ Câu 1: Tôi có 13 + 5 ai có số của tôi.
+ Câu 2: 18 - 5 = ?
+ Câu 3: 18 - 13= ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Qua trò chơi em đã rèn luyện được kĩ năng gì?
- Qua trò chơi em cảm thấy như thế nào?
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
+ HS1: Trả lời có tôi và nêu kết quả 13 + 5 = 18.
+HS1 trả lời đúng đặt câu hỏi cho lớp trả lời VD: 18 - 5 bằng bao nhiêu ? Bạn nào nhẩm nhanh giơ tay hô có tôi 18 - 5 = 13. 
Tương tự HS2 trả lời đúng được đặt câu hỏi 18 - 13 bằng bao nhiêu?... cứ như vậy học sinh tự nghĩ ra phép tính để trả lời đúng.
- Em rèn luyện được kĩ năng lắng nghe, tính nhẩm nhanh.
- Em cảm thấy rất vui ( thoải mái ).
2. Khám phá
- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành: 
GV cho HS quan sát tranh minh họa và bài toán. (Hoạt động cá nhân – Cặp – cả lớp)
GV nêu đề toán: Trong bể có 7 con cá, bố thêm một số con cá vào bể như vậy trong bể có tất cả 10 con cá. Vậy bố đố hai con bố đã thêm mấy con cá vào bể?
- GV hỏi: Bể cá có tất cả có bao nhiêu con cá?
- Bạn nữ đếm được bao nhiêu con?
- Bạn nam đã nói với bố điều gì?
- Cô giáo gọi số cá bố thả thêm là số chưa biết. Em hãy nêu cho cô phép tính số cá bố mua thêm?
- GV viết phép tính lên bảng.
- GV yêu cầu học sinh nêu thành phần tên gọi của phép tính trên.
7 + = 10
- Hãy nêu cách tìm số cá bổ thả thêm vào bể theo cách nghĩ của em.
- GV đặt vấn đề: trong toán học để tìm thành phần chưa biết của phép cộng người ta làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
- GV viết bảng:
 7 + = 10
 Số hạng Số hạng Tổng
- Hãy nêu thành phần chưa biết trong phép tính trên?
- Hãy nêu cách tìm số hạng dựa vào tổng và số hạng đã biết? 
= 10 - 7
- Tương tự cô giáo có
 + 3= 10
 Số hạng Số hạng Tổng
- Em hãy nêu cách tìm số hạng trong phép tính trên?
- Gọi nhiều học sinh nêu cách làm? 
- Muốn tìm số hạng trong một tổng em làm như thế nào?
- GV chốt lại cách tìm số hạng trong một tổng?
7 + 3 = 10
3 = 10 + 7
7 = 10 – 3
Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.
- Gọi học sinh nối tiếp nêu cách tìm số hạng trong một tổng.
- HS quan sát hình vẽ cá nhân tự đặt đề toán. 
- Chia sẻ cách đặt đề toán của mình với bạn bên cạnh. (Cặp)
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
Trong bể có 7 con cá, bố thêm một số con cá vào bể như vậy trong bể có tất cả 10 con cá. 
- Có 10 con cá.
- Bạn nữ đếm được 7 con cá.
- Bố thả thêm một số con cá vào bể.
- Em lấy 10 - 7 = 3
- là số hạng chưa biết?
- Lấy tổng trừ đi số hạng kia
- = 10 - 3
7 + 3 = 10
7 = 10 -3
3 = 10 – 7
- Nhiều học sinh nhắc lại:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. 
- Ví dụ: 8 + 5 = 13
 	13 – 5 = 8
	13 – 8 = 5
- HS nêu
3. Thực hành luyện tập
- Mục tiêu:
+ Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế 
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Tính nhẩm (HĐ cá nhân – Cặp)
- GV yêu cầu HS nêu đề bài:
Tìm thành phần chưa biết trong phép tính sau:
a) 10 + = 15 b) +4 = 9 c) 2 000 + = 3 400 
123 + = 130 + 50 = 370 + 652 = 7000
- Giáo viên chữa bài và chốt cách thực hiện bằng câu hỏi:
VD: - Nêu tên gọi thành phần trong phép tính a.
- Muốn tìm số hạng chưa biết em làm như thế nào?
- Khắc sâu kiến thức tìm số hạng khi biết tổng và số hạng đã biết
Bài 2. ( HĐ cá nhân – Cả lớp )
Số hạng
10
76
16
12
?
?
Số hạng
6
 8
?
?
8
15
Tổng
?
?
26
37
13
25
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh lên điều hành chia sẻ cách làm.
- GV quan sát nhận xét cách chia sẻ.
- Khắc sâu cách tìm tổng khi biết các số hạng, cách tìm số hạng dựa vào tổng và số hạng đã biết.
- Cá nhân đọc đề bài và làm bài vào vở bài tập.
a) 10 + 5 = 15 b) 4 + 5 = 9
 123 + 7 = 130 320 + 50 = 370
c) 2000 + 1400 = 3400
 48 + 652 = 700
- Đổi chéo vở chữa bài cho bạn.
- Hai bạn hỏi nhau cách làm.
- Cá nhân làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở nói cách làm của mình cho bạn nghe.
Số hạng
10
76
16
12
4
10
Số hạng
6
 8
10
25
8
15
Tổng
16
84
26
37
13
25
- Học sinh điều hành chia sẻ cách làm bài 
VD: Cột thứ nhất kết quả bằng bao nhiêu?
- Muốn tìm tổng bạn làm như thế nào?
- Số hạng thứ hai ở cột 3 bạn có kết quả bằng bao nhiêu? Bạn làm như thế nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng đã biết bạn làm như thế nào?
4. Vận dụng
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV gọi ban học tập điều hành 
- Hôm nay chúng mình học được những kiến thức gì?
- Muốn tìm số hạng chưa biết khi biết tổng bạn làm như thế nào?
- Theo các bạn lớp mình hôm nay đã đạt được mục tiêu chưa? Vì sao?
- Có bạn nào cần mong muốn đề xuất với cô giáo điều gì không?
- Tìm một số hạng trong một tổng.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- HS tự nêu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TOÁN
Bài 90: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH (T2) Trang 77
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.
- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
- Một số thẻ ghi phép tính cộng trừ trong đó có thành phần chưa biết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Ban học tập tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Trò chơi có tên gọi “ Ai nhanh ai đúng” Với dấu +; - và các số 9; 6; 3 em hãy lập thành phép tính đúng.
- GV quan sát và giúp đỡ.
- Qua trò chơi em đã rèn luyện được kĩ năng gì?
- Qua trò chơi em cảm thấy như thế nào?
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- Ở tiết 1 các em đã được tìm thành phần chưa biết trong phép cộng. Sang tiết 2 này cô sẽ hướng dẫn các em tìm thành phần chưa biết trong phép trừ nhé.
- HS tham gia trò chơi theo nhóm 4, viết phép tính đúng ra vở nháp.
- Nhóm nào ghép nhanh có tín hiệu báo cáo trước thì nhóm đó thắng cuộc.
- Kết quả của phép tính đúng là: 
3 + 6 = 9 6 + 3 = 9
9 - 6 = 3 9 - 3 = 6
2. Khám phá
- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành: 
GV cho HS quan sát tranh minh họa và bài toán. (Hoạt động Cặp – cả lớp)
- GV cho học sinh quan sát tranh, đọc thông tin và thảo luận thông tin từ tình huống trong bức tranh.
Hoạt động cả lớp
- Bức tranh vẽ gì? 
- Bạn voi chỉ vào trong thùng nói gì với bạn trai?
- Bạn trai đang nói gì với bạn voi?
- Em thử đoán hộ bạn voi xem lúc đầu trong thùng có mấy cuốn sách.
- Hãy nêu phép tính tìm số sách ban đầu trong thùng sách?
- Em hãy nêu một số cách để tìm số chưa biết theo suy nghĩ của em.
- GV nêu vấn đề: Trong toán học để tìm thành phần chưa biết của phép trừ người ta làm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
- GV viết phép tính lên bảng yêu cầu học sinh nêu tên gọi thành phần của phép tính trên.
 - 6 = 3
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
là số bị trừ các em đã biết chưa?
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết dựa khi biết hiệu và số trừ em làm như thế nào?
= 3 + 6 
- GV gọi nhiều học sinh nêu cách làm.
- GV chốt: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh họa.
Tương tự: Tìm số bị trừ chưa biết dựa vào hiệu và số bị trừ
- GV viết bảng:
 9 - = 3
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
- Trong phép tính trên gọi là gì?
- Em hãy suy nghĩ cách làm để tìm số trừ chưa biết?
- Vậy muốn tìm số trừ chưa biết em làm như thế nào?
- GV chốt lại cách tìm số bị trừ và số trừ theo sgk?
- Gọi học sinh nhắc lại.
1. Tìm số bị trừ
9 – 6 = 3
9 = 3 + 6
* Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
2. Tìm số bị trừ
9 – 6 = 3
9 = 3 + 6
* Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.
- Chia sẻ theo cặp
- Bạn voi nói trong thùng còn 3 cuốn sách?
- Bạn trai nói: Tôi đã xếp 6 quyển sách lên giá. Đố bạn Voi lúc đầu thùng có mấy cuốn sách.
- Trong thùng có 9 quyển sách
- - 6 = 3
- là số bị trừ; 6 là số trừ; 3 là hiệu.
là số bị trừ em chưa biết.
- Lấy hiệu cộng với số bị trừ.
- Nhiều học sinh nhắc lại.
- Học sinh nêu thành phần tên gọi.
- 9 là số bị trừ, là số trừ, 3 là hiệu.
- gọi là số trừ.
- Lấy 9 - 3 = 6
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhiều học sinh nhắc lại
- Muốn tìn số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
3. Thực hành luyện tập
- Mục tiêu:
+ Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế 
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 3. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu HS nêu đề bài:
Tìm thành phần chưa biết trong phép tính sau:
a) - 8 = 10 b) 16 - = 12 c) - 226 = 10
 - 20 = 30 50 - = 45	721 - = 700
- Giáo viên chữa bài và chốt cách thực hiện bằng câu hỏi:
VD: - Nêu tên gọi thành phần trong phép tính a.
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết em làm như thế nào?
- Ở cột b em đã biết thành phần nào? Thành phần nào em cần phải tìm?
- Muốn tìm số trừ chưa biết em cần làm thế nào?
- Ở bài tập 3 các em đã được vận dụng kiến thức gì để làm bài tập?
- Khắc sâu kiến thức cách tìm số bị trừ và số trừ.
Bài 4. ( Làm việc theo nhóm)
Số bị trừ
33
?
?
?
82
164
2 340
Số trừ
7
8
27
32
?
?
?
Hiệu
?
43
9
22
32
100
2 300
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- GV quan sát nhận xét cách chia sẻ.
- Qua bài tập 3 các em đã được thực hành kiến thức gì để làm bài.
- Hãy chia sẻ cho các bạn nghe về cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu số trong phép tính trừ.
Bài 5: ( Làm việc cá nhân )
a) Lúc đầu trong ổ có 10 quả trứng một số quả trứng đã nở, còn lại 6 quả trứng chưa nở. Hỏi có mấy quả trứng đã nở.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV vừa phân tích đề toán vừa tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Muốn tìm được số trứng đã nở chúng ta cần làm như thế nào?
Tóm tắt
Có: 10 quả trứng
Còn lại: 6 quả trứng
Đã nở: ...quả trứng?
- GV quan sát chấm một số bài cho học sinh.
- Nhận xét bài làm và cách trình bày.
b) GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Anh Nam mua vé vào xem hội trợ hết 12 000 đồng. Người bán vé trả lại anh Nam 8000 đồng. Hỏi anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền?
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
GV nêu: Đây là tình huống liên quan đến phép trừ. Tiền vé hết 12 000 đồng không biết anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền, mà người bán vé lại trả cho anh Nam 8000 đồng. Như vậy trong phép trừ đó số bị trừ chưa biết, số trừ chính là tiền mua vé 12 000 đồng, trả lại 8000 đồng là hiệu bài toán trở thành dạng tìm số bị trừ chưa biết? Vì thế ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Tóm tắt
Anh Nam mua vé: 12 000 đồng.
Người bán vé trả lại: 8000 đồng.
 Anh Nam đưa: .....đồng?
- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét cách làm bài và trình bày.
- Cá nhân đọc đề bài và làm bài.
a) 18 - 8 = 10, b) 16 - 4 = 12 c) 236 - 226 = 10
- HS làm xong đổi chéo vở chữa bài cho bạn.
- Hai bạn hỏi nhau cách làm.
- là số bị trừ, 8 là số trừ, 10 là hiệu
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Số trừ chưa biết em cần phải tìm.
- Em lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Vận dụng kiến thức đã học về cách tìm số bị trừ và số trừ để làm bài tập.
- Cá nhân làm bài vào vở sau đó chia sẻ bài làm của mình trong nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành chia sẻ cách làm bài 
VD: Cột thứ nhất kết quả bằng bao nhiêu? Bạn làm như thế nào?
- Cột thứ hai yêu cầu bạn tìm gì?
- Muốn tìm số bị trừ bạn làm như thế nào?
- Cột thứ 5 muốn tìm số trừ bạn làm như thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ chưa biết ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Học sinh đọc đề toán và cùng thảo luận với bạn về thông tin trong bài toán.
- Số trứng trong ổ và số trứng còn lại.
- Số quả trứng đã nở.
- Muốn tìm được số trứng đã nở ta lấy số trứng trong ổ trừ đi số trứng còn lại.
- Học sinh làm bài vào vở
Bài giải
Có số quả trứng đã nở là:
10 -6 = 4 (quả)
 Đáp số: 4 quả
- Anh Nam mua vé vào xem hội trợ hết 12 000 đồng. Người bán vé trả lại anh Nam 8000 đồng.
- Hỏi anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền?
- Học sinh làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài nhau và nhận xét.
Bài giải
Anh Nam đã đưa cho người bán vé số tiền là:
12 000 + 8000 = 20 000 ( đồng)
Đáp số: 20 000 đồng.
4. Vận dụng
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài tập 6 ( Làm việc theo cặp )
- GV tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đố bạn”
a) Hai bạn tự nghĩ ra một phép tính cộng. Rồi sử dụng phép tính trừ để kiểm tra lại kết quả.
- GV hỏi để kiểm tra lại phép tính cộng ta làm như thế nào? 
b) Tương tự: Viết một phép tính trừ. 
Ví dụ: 209 - 76 = ?
- Để kiểm tra lại kết quả của phép tính trừ em làm thế nào?
- GV hỏi: Qua trò chơi này chúng ta biết thêm được kiến thức gì?
- Khi thực hiện phép trừ muốn thử lại xem phép tính đó có đúng không em nhắc bạn điều gì?
- Liên hệ: Về nhà các em tìm tình huống thực tế liên quan đến tìm thành phần chưa biết phép cộng, phép trừ để chia sẻ với bạn nhé.
- Em và bạn cùng nói cho nhau nghe cách tính tổng rồi sử dụng phép trừ để kiểm tra kết quả
Ví dụ: 175 + 207 = ?
Tính Thử lại
-
382
207
175
+
175
207
382
175 + 207 = 382 382 - 207 = 175
- Lấy tổng trừ đi số hạng này thì ra số hạng kia. Nếu kết quả bằng số hạng kia thì phép cộng thực hiện đúng.
- Học sinh thực hiện.
+
133
76
209
Tính Thử lại
-
209
76
133
209 – 76 = 133 133 +76 = 209
- Nói cho nhau nghe kiểm tra kết quả phép tính trừ.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ . Nếu kết quả bằng số bị trừ thì phép trừ đã thực hiện đúng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................
TOÁN
Bài 91: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH 
(Tiếp theo – Tiết 1, trang 79
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân.
- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhânvào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tìm hiểu nội dung bài học. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
- Một số thẻ ghi các phép tính nhân trong đó có một thành phần chưa biết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Ôn lại các bảng nhân chia đã học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Xì điện” để ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
+ Cách chơi: Quản trò hô “ Xì điện, xì điện” 
– Cả lớp hô xì ai, xì ai. Quản trò hô xì bạn Lan 3x8 bằng bao nhiêu?
- Bạn Lan trả lời 3 x8 = 24
- Cứ tiếp tục như thế bạn Lan lại hô xì điện, xì điện để trò chơi được tiếp tục với các bạn khác.
- Chia sẻ sau khi chơi:
- Trò chơi củng cố cho các em kiến thức gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài
- HS tham gia chơi
- HS nêu.
- HS lắng nghe
2. Khám phá
- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.
- Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận tình huống
- Gv hỏi: 
- Hãy nêu phép tính tìm số tuần cần thiết để đọc xong bộ truyện?
- GV viết phép tính lên bảng: 2 x ? = 8
- Hãy nêu một số cách để tìm được số chưa biết theo suy nghĩ của mình.
- Trong toán học để tìm được thành phần chưa biết của phép nhân người ta làm thế nào? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài.
- GV chỉ vào phép tính: 2 x = 8
- Hãy nêu tên gọi và thành phần của phép tính trên?
- Hãy nêu cách tìm thừa số dựa vào tích và thừa số đã biết? 
- Tương tự cô giáo có x 4 = 8
 Thừa số Thừa số Tích 
- Em hãy nêu cách tìm thừa số trong phép tính trên?
- Gọi nhiều học sinh nêu cách làm? 
- Muốn tìm thừa số trong một tích em làm như thế nào?
- GV chốt lại cách tìm thừa số trong một tích
 2 x 4 = 8
4 = 8 : 2
2 = 8 : 4
=> Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
3. Thực hành luyện tập
- Mục tiêu:
+ Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong một tích để làm bài tập.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 1.Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính sau (HĐ cá nhân – nhóm 2)
3 x = 27 b, x 3 = 603
 4 x = 48 x 2 = 8284
- GV yêu cầu HS nêu đề bài
- Giáo viên quan sát giúp đỡ hs còn lúng túng.
- Chia sẻ bài trước lớp:
- Nêu kết quả của từng phép tính
- Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào?
Bài 2. Số? ( HĐ cá nhân – Nhóm 4 – Cả lớp )
Thừa số
31
9
5
?
?
?
Thừa số
 3
?
?
8
4
5
Tích 
?
36
85
64
96
5505
- Gv phát phiếu bài tập yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh lên điều hành chia sẻ cách làm.
- GV quan sát nhận xét kết luận
Thừa số
31
9
5
8
24
1101
Thừa số
 3
4
17
8
4
5
Tích 
93
36
85
64
96
5505
- GV Khắc sâu cách tìm thừa số chưa biết cho hs
+ HS quan sát tranh, thảo luận thông tin từ tình huống trong tranh
- Hs nêu phép tính
- Hs chia sẻ nhóm 2 nêu
 2 x = 8
 Thừa số Thừa số Tích
- Hs nêu: = 8 : 2
- Hs nêu: = 8 : 4
- Nhiều hs nêu: “Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.”
- Hs nhẩm thuộc quy tắc
- Hs nêu ví dụ: 3 x 7 = 21
21 : 3 = 7
21 : 7 = 3
- Cá nhân đọc đề bài và làm bài vào vở bài tập.
- Đổi vở kiểm tra chéo bài.
- hs nêu lần lượt kết quả của từng phép tính.
- Cá nhân đọc yêu cầu sau đó làm bài vào phiếu.
- Nhóm trưởng điều hành chia sẻ bài trong nhóm.
- Chia sẻ bài trước lớp và nêu cách làm bài 
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về tìm thừa số trong một tích và vận dụng vào thực tiễn
+ Tạo không khí vui vẻ 
+ Phát triển năng lực tư duy và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
- Gv tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Gv lần lượt đưa ra các phép tính sau hs nào giơ tay nhanh nhất và trả lời đúng hs đó sẽ được một ngôi sao.
 x 4 = 32
 3 x = 27
 x 5 = 40
 7 x = 49
- Qua bài học hôm nay các em biết thêm kiến thức gì?
- Muốn tìm thừa số trong một tích em làm thế nào?
- HS tham gia chơi 
- Tìm thừa số trong một tích
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TOÁN
Bài 91: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH 
(Tiếp theo – Tiết 2, trang 80)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia.
- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tìm hiểu nội dung bài học. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
- Một số thẻ ghi các phép tính chia trong đó có một thành phần chưa biết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Ôn lại cách tìm thừa số đã học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “Tìm số bí ẩn” 
- Chia sẻ sau khi chơi:
- Trò chơi củng cố cho các em kiến thức gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài
- Cách chơi: HS tham gia chơi theo nhóm, rút một tấm thẻ đã chuẩn bị, nêu số bí mật ẩn chứa sau dấu hỏi. HS nói cho bạn nghe về cách tìm số bí mật của mình.
- HS chia sẻ cách tìm số bí mật trước lớp.
Ví dụ: trong phép nhân 
3 x ? = 27 đây là thừa số chưa biết ( chỉ tay vào ô có dấu chấm hỏi). Để tìm thừa số chưa biết tôi lấy 27 : 3 = 9, tức là lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
- Trò chơi củng cố về cách tìm thừa số chưa biết.
2. Khám phá
- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.
- Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu hs quan sát và đọc thông tin trong bức tranh sau:
- Gv hỏi: 
- Hãy nêu phép tính tìm tất cả số bông hoa?
- GV viết phép tính lên bảng: : 5 = 6
- Hãy nêu một số cách để tìm được số chưa biết theo suy nghĩ của em?
- GV đặt vấn đề: Trong toán học để tìm được thành phần chưa biết của phép tính chia người ta làm thế nào? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài.
- GV chỉ vào phép tính: : 5 = 6
- Hãy nêu tên gọi và thành phần của phép tính trên?
- Hãy nêu cách tìm số bị chia dựa vào thương và số chia? 
- Tương tự cô giáo có
 30 : = 6
 Số bị chia Số chia Thương 
- Em hãy nêu cách tìm số chia trong phép tính trên?
- Gọi nhiều học sinh nêu cách làm. 
- Muốn tìm số chia em làm như thế nào?
- GV chốt lại cách tìm số bị chia và số chia:
* Tìm số bị chia 
30 : 5 = 6
30 = 6 x 5 
=> Trong phép chia hết, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
* Tìm số chia:
30 : 5 = 6
5 = 30: 6
=> Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_29.docx