Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 27
Bài 84: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
– Trang 65
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng).
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
TUẦN 27 TOÁN Bài 84: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 – Trang 65 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng). - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Tìm thương và số dư của phép chia 8: 3 = ? + Câu 2: Tìm thương và số dư của phép chia 24 : 2 = ? + Câu 3: Tìm thương và số dư của phép chia 85 : 2 = ? + Câu 4: Đặt tính và tính: 963 : 3 = ? + Câu 5: Đặt tính và tính: 847 : 4 = ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đặt bài toán phù hợp với tranh. - Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số quả dưa được cung cấp cho mỗi siêu thị. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + Trả lời: Thương là 2, số dư là 2. + Trả lời: Thương là 12, số dư là 0. + Trả lời: Thương là 42, số dư là 1. + HS lên bảng thực hiện đặt tính. (Thương là 321, số dư là 0) + HS lên bảng thực hiện đặt tính. (Thương là 211, số dư là 3) - HS lắng nghe. - HS đặt đề toán theo suy nghĩ của mình. Ví dụ: Trang trại thu hoạch được 3 936 quả dưa, cung cấp đều cho 3 siêu thị lớn. Hỏi mỗi siêu thị được cung cấp bao nhiêu quả dưa? - Trả lời: 3 936 : 3. - Cả lớp lắng nghe. 2. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng). - Cách tiến hành: a. Tính 3 936 : 3 = ? - GV yêu cầu HS nêu cách tính. (Có thể nêu đúng hoặc chưa đủ). - GV nhận xét, chốt lại các bước thực hiện tính 3 936 : 3 = ? + Bước 1: Đặt tính: + Bước 2: Thực hiện tính lần lượt từ trai sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất: (GV có thể vừa hướng dẫn, vừa đặt các câu hỏi về các thao tác thực hiện tiếp theo của quá trình chia, kết quả của mỗi lượt chia). 3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0. Hạ 9, 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0. Hạ 3, 3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0. Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2. nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0 - GV lưu ý nhấn mạnh các thao tác thực hiện trong mỗi lượt chia, nhân, trừ, hạ. + Bước 3: Viết kết quả: 3 936 : 3 = 1 312. - GV mời 1-2 HS nêu lại các bước thực hiện phép chia. - GV yêu cầu HS trả lời: + Trong phép chia này gồm mấy lần chia? + Số dư ở lần chia cuối cùng là bao nhiêu? + Em có nhận xét gì về phép chia này? b. Ví dụ: Tính 84 826 : 2 = ? - GV đưa ra phép tính 84 826 : 2 = ? - Yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con. - GV cho HS thảo luận theo cặp trình bày cách thực hiện phép tính. - GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS nêu theo suy nghĩ của mình. - Cả lớp theo dõi, ghi nhớ cách thực hiện. - HS lưu ý. - 1-2 HS nhắc lại. - HS trả lời: + Trong phép chia này có 4 lần chia. + Số dư ở lần chia cuối cùng là 0. + Đây là một phép chia hết. - HS lắng nghe, thực hiện phép chia vào bảng con. - HS chia nhóm, nêu cách thực hiện cho bạn nghe. - Một số cặp thực hiện trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp lắng nghe. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Luyện tập cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng). + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân) - GV cho HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài cá nhân. - GV cho HS đổi chéo bài làm, nói cách làm cho bạn nghe. - Mời 3 HS lên bảng làm bài. - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) a) Tính rồi nêu thương và số dư trong mỗi phép chia sau: - GV yêu cầu HS nêu đề bài phần a. - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - Em có nhận xét gì về các phép chia này? - So sánh số dư với số chia? - GV Nhận xét, tuyên dương. b) Thực hiện các phép chia rồi thử lại (theo mẫu) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần b. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nêu cách thực hiện phép chia rồi thử lại của hai bạn nhỏ trong bài. - GV nhận xét, hướng dẫn HS nắm được cách thực hiện phép chia rồi thử lại: + Thực hiện đặt tính và tính phép chia. + Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. Kết quả cuối cùng trùng với số bị chia thì phép chia đã thực hiện đúng. + Kết luận. - GV các nhóm đôi thảo luận thực hiện phép chia và thử lại. 4 247 : 2 8 446 : 4 - GV mời các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Gọi các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3. (Làm việc cá nhân) Có 930 g đỗ xanh, chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng bao nhiêu gam? - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài cho biết gì? - Bài hỏi gì? - Muốn biết mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng bao nhiêu gam, ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài cá nhận vào vở. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày. HS còn lại quan sát nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài cá nhân. - HS thảo luận theo cặp, đối chéo bài làm và nêu cách thực hiện cho bạn nghe. - 3 HS lên bảng làm bài. (Kết quả: 8 862 : 2 = 4 432 9 639 : 3 = 3 213 48 488 : 4 = 12 122). - HS khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp lắng nghe. - 1 HS nêu đề bài. - HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập. - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. Vậy: 425 : 2 = 212 (dư 1) Vậy: 55 558 : 5 = 11 111 (dư 3) - Đây là các phép chia có số dư ở lượt chia cuối cùng. - Số dư của phép chia luôn nhỏ hơn số chia. - HS đọc yêu cầu phần b. - HS quan sát mẫu và trình bày cách thực hiện của hai bạn nhỏ: “Ở phép chia bạn nam thực hiện, lượt chia cuối cùng dư 2. Nên đây là phép chia có dư: 935 : 3 = 311 (dư 2). Để kiểm tra lại kết quả của phép chia có dư, bạn gái lấy thương nhân với số chia, được bao nhiêu cộng với số dư.” - Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ. - Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung lẫn nhau. Thử lại: Vậy: 4 247 : 2 = 2123 (dư 1). Thử lại: Vậy: 8 446 : 4 = 2 111 (dư 2). - HS đọc yêu cầu bài 3. - Trả lời: Có 930 g đỗ xanh, chia đều vào 3 túi. - Trả lời: Hỏi mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng bao nhiêu gam? - Trả lời: Ta thực hiện phép chia 930 cho 3. - HS suy nghĩ làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bài giải: Mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng số gam là: 930 : 3 = 310 (g) Đáp số: 310 g. - Cả lớp lắng nghe. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV đưa ra bài toán: Trang trại nhà bạn Lan mua 669 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán: + Bài cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để biết mỗi hàng có bao nhiêu cây, ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính ra nháp, sau đó nêu nhận xét. - GV gợi ý: số dư của phép chia chính là số cây non còn dư. - GV mời HS trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp đọc thầm đề toán. - HS trả lời: + Trang trại nhà bạn Lan mua 669 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng. + Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây. + Ta thực hiện phép chia 669 cho 3. - HS thực hiện vào nháp, nêu nhận xét. (Đây là phép chia có hết.). - HS lắng nghe. - 1 HS lên bảng trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung. Bài giải: Mỗi hàng có số cây non là: 669 : 3 = 223(cây non) Đáp số: 223 cây non. - Cả lớp lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- TOÁN Bài 85: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo – Tiết 1) - Trang 67 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp). - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đặt tính và tính: 84 860 : 2 = ? + Câu 2: Tính và thử lại phép chia 338 : 3 = ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đặt bài toán phù hợp với tranh. - Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số quyển sách đựng được trong mỗi thùng. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi - HS thực hiện: + Câu 1: Vậy: 84 860 : 2 = 42 430. + Câu 2: Thử lại: Vậy: 338 : 3 = 112 (dư 2). - HS lắng nghe. - - HS đặt đề toán theo suy nghĩ của mình. Ví dụ: Bạn Nam có 685 quyển sách, muốn xếp đều vào 5 thùng. Hỏi mỗi thùng đựng được bao nhiêu quyển sách? - Trả lời: 685 : 5. - Cả lớp lắng nghe. 2. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: + Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp). - Cách tiến hành: a. Tính 685 : 5 = ? - GV yêu cầu HS nêu cách tính. (Có thể nêu đúng hoặc chưa đủ). - GV nhận xét, chốt lại các bước thực hiện tính 685 : 5 = ? + Bước 1: Đặt tính: + Bước 2: Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất: (GV có thể vừa hướng dẫn, vừa đặt các câu hỏi về các thao tác thực hiện tiếp theo của quá trình chia, kết quả của mỗi lượt chia). 6 chia 5 được 1, viết 1. 1 nhân 5 bằng 5, 6 trừ 5 bằng 1. Hạ 8, được 18, 18 chia 5 được 3, viết 3. 3 nhân 5 bằng 15, 18 trừ 15 bằng 3. Hạ 5, được 35, 35 chia 5 được 7, viết 7. 7 nhân 5 bằng 35, 35 trừ 35 bằng 0. - GV lưu ý nhấn mạnh cách chia, cách xử lí trong những lượt chia có dư. Nắm chắc đâu là số bị chia, thương, số dư trong từng lượt chia. + Bước 3: Viết kết quả: 685 : 5 = 137. - GV mời 1-2 HS nêu lại các bước thực hiện phép chia. - GV yêu cầu HS trả lời: + Trong phép chia này gồm mấy lần chia? + Số dư ở mỗi lần chia là bao nhiêu? + Em có nhận xét gì về phép chia này? - GV nhận xét, lưu ý HS hiểu rằng ở lượt chia đầu tiên khi thực hiện 6 chia 5 được 1 dư 1, bản chất là 6 trăm chia 5 được thương 1 trăm du 1 trăm. b. Ví dụ: Tính 724 : 3 = ? - GV đưa ra phép tính 724 : 3 = ? - Yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con. - GV cho HS thảo luận theo cặp trình bày cách thực hiện phép tính. - GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS nêu theo suy nghĩ của mình. - Cả lớp theo dõi, ghi nhớ cách thực hiện. - HS lưu ý. - 1-2 HS nhắc lại. - HS trả lời: + Trong phép chia này có 3 lần chia. + Số dư ở lần chia thứ nhất là 1, số dư ở lần chia thứ hai là 3, số dư ở lần chia cuối cùng là 0. + Đây là một phép chia hết nhưng có số dư ở 2 lần chia thứ nhất và thứ hai. - Cả lớp lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện phép chia vào bảng con. - HS chia nhóm, nêu cách thực hiện cho bạn nghe. - Một số cặp thực hiện trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp lắng nghe. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Luyện tập cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp). + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân) - GV cho HS làm bài vào vở - GV gọi 6 HS lên bảng thực hiện - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát bài tập, làm bài vào vở. Vậy: 348 : 2 = 174 Vậy: 396 : 8 = 112 Vậy: 728 : 4 = 182 Vậy: 651 : 3 = 217 Vậy: 847 : 7 = 121 Vậy: 846 : 6 = 141 - 6 HS lên bảng thực hiện - HS khác nhận xét, bổ sung. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. GV dựa vào các phép tính vừa thực hiện ở bài tập 1, yêu cầu HS quan sát và trả lời nhanh các câu hỏi: + Mỗi phép chia ở bài tập 1 có mấy lượt chia? + Trong phép tính 348 : 2, số bị chia ở lượt chia thứ nhất là bao nhiêu? + Trong phép chia 896 : 8, lượt chia thứ mấy thì có số dư? + Tìm số dư trong lượt chia thứ hai trong phép chia 651 : 3? + ... - GV Nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - HS chơi cá nhân. Ai nhanh, đúng được khen. + Mỗi phép chia ở bài tập 1 đều có 3 lượt chia. + Số bị chia ở lượt thứ nhất là 3. + Ở lượt chia thứ hai thì có số dư. + Số dư ở lượt chia thứ hai là 2. + ... - Cả lớp lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ---------------------------------------------- TOÁN Bài 85: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo – Tiết 2) - Trang 68 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Thực hành cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp). - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hành cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp). + Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 2. Đặt tính và tính (Làm việc chung cả lớp). - GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV cho HS làm bảng con. a) 955 : 5 348 : 3 764 : 4 b) 5 428 : 2 6 729 : 3 4 856 : 4 c) 32 457 : 2 52 645 : 4 84 674 : 6 - GV gọi một số HS lên bảng làm bài. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét từng bài, tuyên dương. Bài 3. (Làm việc nhóm 2) Một nhà máy sản xuất được 426 chiếc ô tô đồ chơi trong 3 ngày. Hỏi mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ô tô đồ chơi? Biết mỗi ngày nhà máy sản xuất được số chiếc ô tô đồ chơi bằng nhau. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV và HS cùng tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ô tô đồ chơi, ta phải làm phép tính gì? - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập. - GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. + 1 HS đọc đề bài. + HS trình bày vào bảng con. a) b) c) - Một số HS lên bảng làm bài. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời: + Một nhà máy sản xuất được 426 chiếc ô tô đồ chơi trong 3 ngày. Biết mỗi ngày nhà máy sản xuất được số chiếc ô tô đồ chơi bằng nhau. + Hỏi mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ô tô đồ chơi? + Ta thực hiện lấy 426 chia cho 3. - HS cùng tóm tắt với GV. - Các nhóm làm bài vào phiếu học tập: Giải: Mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được số chiếc ô tô đồ chơi là: 426 : 3 = 142 (chiếc) Đáp số: 142 chiếc. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: Bài 4: (Làm việc cá nhân). Lấy một thẻ số và chọn số ghi trên thẻ làm số bị chia, quay kim trên hình trong để chọn số chia. Thực hiện phép chia rồi nêu kết quả: - GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV cho HS thực hiện theo nhóm 4. - GV hướng dẫn các nhóm làm bảng quay, cách thực hiện yêu cầu của bài. - GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hiện. - GV tổ chức cho cả lớp cùng tham gia. - GV Nhận xét từng bài, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - 1 HS Đọc đề bài. - HS chia nhóm 4, thực hiện theo hướng dẫn. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... --------------------------------------------------------- TOÁN Bài 86: LUYỆN TẬP (Tiết 1) - Trang 69 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt). - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Tính nhanh: 38 : 8 = ? + Câu 2: Tìm thương trong phép chia 120 : 3 = ? + Câu 3: Tìm số dư trong phép chia 223 : 2 = ? + Câu 4: Phép chia 565 : 5 có mấy lượt chia ? - GV Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài. - HS tham gia trò chơi + 38 : 8 = 4 (dư 6) + 120 : 3 = 40 nên thương là 40. + 223 : 2 = 111 (dư 1) nên số dư là 1. + có 3 lượt chia. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt). + Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài vào vở - GV gọi 6 HS lên bảng thực hiện - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Tính rồi nêu thương và số dư trong mỗi phép chia sau: 867 : 4 518 : 3 8 479 : 7 6 592 : 5 c) 36 425 : 2 89 689 : 8 - GV cho HS đọc yêu cầu bài. - GV mời HS lên bảng thực hiện tính, sau đó nêu thương và số dư trong mỗi phép tính. - Gọi các HS khác nhận xét kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc chung cả lớp) Có 3 455 m vải, may mỗi bộ đồng phục hết 2 m. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ đồng phục và còn thừa mấy mét vải? - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV và HS cùng tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết may được nhiều nhất bao nhiêu bộ đồng phục và còn thừa mấy mét vải, ta phải làm phép tính gì? - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập. - GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS đọc bài. - HS quan sát, làm bài vào vở. - 6 HS lên bảng thực hiện - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc bài. - Một số HS lên bảng thực hiện. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm. (Đáp án: a) b) c) - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời: + Có 3 455 m vải, may mỗi bộ đồng phục hết 2 m. + Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ đồng phục và còn thừa mấy mét vải? + Ta thực hiện lấy 3 455 chia cho 2. - HS cùng tóm tắt với GV. - Các nhóm làm bài vào phiếu học tập: Giải: Có thể may được nhiều nhất số bộ quần áo và dư số mét vải là: 3 455 : 2 = 1 727 (bộ), dư 1 (m vải) Đáp số: 1727 bộ quần áo và dư 1 m vải. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV đưa ra bài toán: Trang trại nhà bạn Lan mua 668 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây và còn dư bao nhiêu cây. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán: + Bài cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để biết mỗi hàng có bao nhiêu cây và còn dư bao nhiêu cây, ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính ra nháp, sau đó nêu nhận xét. - GV gợi ý: số dư của phép chia chính là số cây non còn dư. - GV mời HS trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp đọc thầm đề toán. - HS trả lời: + Trang trại nhà bạn Lan mua 668 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng. + Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây và còn dư bao nhiêu cây. + Ta thực hiện phép chia 668 cho 3. - HS thực hiện vào nháp, nêu nhận xét. (Đây là phép chia có dư.). - HS lắng nghe. - 1 HS lên bảng trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung. Bài giải: Ta có: 668 : 3 = 222 (dư 2). Mỗi hàng có 222 cây non và còn dư 2 cây non. Đáp số: 222 cây non, dư 2 cây non. - Cả lớp lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ---------------------------------------------------- TOÁN Bài 86: LUYỆN TẬP (Tiết 1) - Trang 69 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt). - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Tính nhanh: 65 : 4 = ? + Câu 2: Tìm thương trong phép chia 240 : 3 = ? + Câu 3: Tìm số dư trong phép chia 638 : 2 = ? + Câu 4: Phép chia 567 : 5 có mấy lượt chia ? - GV Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài. - HS tham gia trò chơi + 65 : 4 = 16 (dư 1) + 240 : 3 = 80 nên thương là 80. + 638 : 2 = 319, đây là phép chia hết nên số dư là 0. + có 3 lượt chia. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt). + Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học. - Cách tiến hành: Bài 4. Số ? (Làm việc theo cặp) Số bị chia Số chia Thương Số dư 7 594 3 ? ? 8 498 7 ? ? 56 472 4 ? ? 60 859 5 ? ? - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài theo cặp. - GV mời một số cặp lên bảng thực hiện - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 5: Thực hiện các phép chia sau rồi dùng phép nhân để thử lại: 79 184 : 7 57 647 : 3 - GV cho HS đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời HS lên bảng thực hiện yêu cầu bài. - Gọi các HS khác nhận xét kết quả. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 6: (Làm việc chung cả lớp) Trong trang trại nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, anh Thịnh trồng 8 660 cây ớt chuông trong 4 nhà kính. Các nhà kính có số cây như nhau. Hỏi mỗi nhà kính có bao nhiêu cây ớt chuông? - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV và HS cùng tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết mỗi nhà kính có bao nhiêu cây ớt chuông, ta phải làm phép tính gì? - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập. - GV mời các nhóm trình bày kết quả. - GV Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS đọc bài. - HS quan sát, làm bài theo cặp. - Một số cặp HS lên bảng thực hiện Số bị chia Số chia Thương Số dư 7 594 3 2 531 1 8 498 7 1 214 0 56 472 4 14 118 0 60 859 5 12 171 4 - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc bài. - 2 HS lên bảng thực hiện. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn. Thử lại: Thử lại: - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm. - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời: + Anh Thịnh trồng 8 660 cây ớt chuông trong 4 nhà kính. Các nhà kính có số cây như nhau. + Hỏi mỗi nhà kính có bao nhiêu cây ớt c
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_tuan_27.docx