Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

+ Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

+ Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

+ Vận dụng làm bài tập liên quan.

2. Năng lực chung:

- Giao tiếp, hợp tác. Giải quyết vấn đề- sáng tạo.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.

- Học sinh: SGK, vở bài tập.

 

docx 4 trang ducthuan 04/08/2022 3010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 22: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
+ Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
+ Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
+ Vận dụng làm bài tập liên quan.
2. Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH	
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
- Học sinh: SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Vẽ đúng, vẽ nhanh”: 
- Cho học sinh lên bảng vẽ: (...)
+ M là trung điểm của AB.
+ O là trung điểm của PQ.
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính, đường kính của hình tròn.
* Phương pháp: Động não, quan sát.
* Cách tiến hành:
*. Giới thiệu hình tròn :
- Giáo viên đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn, giới thiệu mặt đồng hồ có dạng hình tròn .
 - Học sinh quan sát một số vật có hình tròn 
- Giáo viên giới thiệu một hình tròn vẽ sẵn trên bảng giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hình tròn, đường kính, bán kính .
* Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn:
- Cho học sinh quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạp của com Pa.
- Com Pa dùng để làm gì ?
- Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O có bán kính 2 cm.
+ Xác định khẩu độ Com Pa bằng 2 cm trên thước .
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
- Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
- Độ dài đường kính gấp 2 lần bán kính .
- Com Pa dùng để vẽ hình tròn.
3. HĐ thực hành (15 phút).
* Mục tiêu: Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
* Phương pháp: Trò chơi, động não
* Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn.
- HS quan sát, trả lời miệng.
- HS nhận xét, gv chốt đáp án đúng.
=> Xác định bán kính đường kính hỡnh trũn.
- HS nêu yêu cầu.
- Cho học sinh tự vẽ hình tròn tâm O có bán kính 2 cm và hình tròn tâm I có bán kính 3 cm. 
- Học sinh vẽ vào vở, 2 học sinh lên bảng vẽ.
- Giáo viên đi kiểm tra học sinh vẽ, hướng dẫn học sinh yếu cách cầm Com Pa , cách vẽ.
- HS nêu yêu cầu
- a. Yêu cầu học sinh vẽ được bán kính OM, đường kính CD.
- Học sinh vẽ vào vở, 1 học sinh lên bảng vẽ , lớp nhận xét.
b. Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Vì sao 2 câu đầu sai?
=> Cách vẽ hình tròn.
Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn:
a.
- OM, ON,OP,OQ
 là bán kính 
- MN, PQ 
là đường kính 
b. 
- OA, OB là bán kính
- AB là đường kính 
- ( CD không phải là
 đường kính vì không đi 
qua tâm O do vậy IC và ID 
cũng không phải là bán kính ).
Bài 2: Em hãy vẽ hình tròn có:
Bài 3: a,Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn 
b, Câu nào đúng, câu nào sai.
- Hai câu đầu sai 
- Câu cuối đúng
4. HĐ thực hành (15 phút).
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan.
* Phương pháp: Trò chơi, động não
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho chia lớp thành 2 đội quan sát và nêu câu trả lời. 
- Các đội cử đại diện lên trả lời.
- GV nhận xét.
Bài tập:
a. Nêu tên các bán kính có trong mỗi hình tròn sau:
 Hình 1	 Hình 2 Hình 3
Hình 1: Hình tròn tâm O bán kính OA
Hình 2: Hình tròn tâm H bán kính HK
Hình 3: Hình tròn tâm I bán kính IN, IM, IP
b. Nêu tên các đường kính có trong mỗi hình tròn sau:
 Hình 1	 Hình 2 Hình 3
Hình 1: Hình tròn tâm O có đường kính AB
Hình 2: Hình tròn tâm E có đường kính PQ
Hình 3: Hình tròn tâm C có đường kính DH
C. Củng cố, dặn dò: 
- Độ dài đường kính gấp mấy lần bán kính?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_22_hinh_tron_tam_duong_kinh_ban_kinh.docx