Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 13

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 13

Bài 40: GIẢI BÀI TOÁN CÓ ĐẾN HAI BƯỚC TÍNH – TIẾT 2-Trang 84

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính.

- Vận dụng để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

docx 23 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
TOÁN
Bài 40: GIẢI BÀI TOÁN CÓ ĐẾN HAI BƯỚC TÍNH – TIẾT 2-Trang 84
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính.
- Vận dụng để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: An có 15 bông hoa, Hà có ít hơn An 5 bông hoa. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu bông hoa?
A. 10 bông hoa B. 25 bông hoa C. 35 bông hoa
+ Câu 2: Lan có 10 cái bút chì, Nam có nhiều hơn Lan 2 cái bút chì. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái bút chì?
A. 12 cái B. 18 cái C. 22 cái
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời:
+ Trả lời
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
- Tiếp tục làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính.
- Vận dụng để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tế.
- Cách tiến hành:
Bài 4. (Làm việc nhóm)
a) 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV cùng HS tóm tắt:
8 quả
? trang
+ Sóc em:
+ Sóc anh: 
- GV khai thác: 
+ Sóc em có mấy quả thông? 
+ Số quả thông của Sóc anh thế nào so với số quả thông của Sóc em?
+ Muốn biết cả hai anh em nhà sóc có bao nhiêu quả thông ta phải biết được điều gì?
- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài trên phiếu bài tập nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
- Gv lưu ý: Đây là bài toán có 2 bước tính và có liên quan đến hai phép tính cộng và nhân.
- Tương tự, GV cho HS làm bài a và b vào vở bài tập
a) Xe ô tô nhỏ chở được 7 người, xe ô tô to chở được số người gấp 5 lần xe ô tô nhỏ. Hỏi cả hai xe ô tô đó chở được bao nhiêu người?
b) Nhà Thịnh nuôi 9 con vịt, nuôi số gà gấp 6 lần số vịt. Hỏi nhà Thịnh nuôi tất cả bao nhiêu con vịt và gà?
- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.
- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.
- Gv lưu ý: Đây là bài toán có 2 bước tính và có liên quan đến hai phép tính cộng và nhân.
Bài 5: (Làm việc cá nhân)
Hai lớp 3A và 3B cùng tham gia trò chơi kéo co, lớp 3A có 25 bạn, lớp 3B có 23 bạn. Số bạn tham gia được chia đều thành 4 đội. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu bạn?
- GV gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV cùng HS tóm tắt:
Lớp 3A: 25 bạn
Lớp 3B: 23 bạn 
Số bạn tham gia chia đều thành 4 đội
Mội đội: ... bạn?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv lưu ý: Đây là bài toán có 2 bước tính và có liên quan đến hai phép tính cộng và chia.
+ 1 HS Đọc đề bài.
+ HS trả lời
+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.
+ Sóc em có 8 quả thông
+ Số quả thông của sóc anh gấp 3 lần số quả thông của sóc em.
+ Phải biết được số quả thông của sóc anh.
- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.
Giải:
Số quả thông của sóc anh là:
8 x 3 = 24 (quả)
Số quả thông của hai anh em là:
8 + 24 = 32 (quả)
Đáp số: 32 quả thông
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
+ HS làm bài tập vào vở.
a) Bài giải
Số người mà xe ô tô to chở được là:
7 x 5 = 35 (người)
Cả hai xe chở được số người là:
35 + 7 = 42 (người)
 Đáp số: 42 người
b) Bài giải
Số gà nhà Thịnh nuôi được là:
9 x 6 = 54 (con)
Nhà Thịnh nuôi tất cả số con gà và con vịt là:
54 + 9 = 63 (con)
 Đáp số: 63 con
- HS nộp vở bài tập.
- HS lắng nghe.
HS đọc đề bài
HS trả lời
HS cùng GV tóm tắt bài toán
 Bài giải
Số bạn tham gia chơi của hai lớp là:
25 + 23 = 48 (bạn)
Số bạn tham gia chơi của mỗi đội là:
48 : 4 = 12 (bạn)
 Đáp số: 12 bạn
HS nhận xét bài bạn
Hs lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
 Một đoàn tàu chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai, đến ga Yên Bái có 58 hành khách xuống tàu và 27 hành khách lên tàu. Tàu tiếp tục chạy về ga Lào Cai, lúc này có tất cả 91 hành khách trên tàu. Hỏi trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, trên tàu có bao nhiêu hành khách?
- GV cho HS nêu yêu cầu bài 6
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.
- HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, chốt Đ/S
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra chéo bài bạn. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò
- HS nêu yêu cầu bài 6.
- HS TL 
- HS làm bài vào vở
 Bài giải
Khi về đến Lào Cai, số khách cũ còn ngồi trên tàu là:
91 – 27 = 64 (hành khách)
Trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, số hành khách có trên tàu là:
64 + 58 = 122 (hành khách)
Đáp số: 122 hành khách
HS trả lời 
HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 41: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC SỐ
Trang 87
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với biểu thức số; đọc, viết các số. Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các biểu thức số.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
Tính kết quả của các phép tính sau:
+ Câu 1: 56 + 27 = ?
+ Câu 2: 63 – 15 = ?
+ Câu 3: 524 – 219 = ?
+ Câu 4: 362 + 418 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ 83
+ 48
+ 305
+ 680
- HS lắng nghe.
1. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
+ Làm quen với biểu thức số; đọc, viết các số. Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các biểu thức số.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
- GV viết lên bảng 381 + 135 và yêu cầu HS đọc.
- GV giới thiệu 381 + 135 đó chính là một biểu thức số ( hay còn gọi tắt là biểu thức)
Đọc là: Ba trăm tám mươi mốt cộng một trăm ba mươi lăm.
GV yêu cầu HS nhắc lại. 
GV viết tiếp lên bảng 95 – 17 và giới thiệu: Ta có : “Biểu thức Chín mươi lăm trừ mười bảy”
GV yêu cầu HS nhắc lại.
- Viết tiếp: 13 x 3
+ Ta có biểu thức nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Tương tự như vậy, giới thiệu các biểu thức: 64: 8; 265 – 82 + 10; 11 x 3 + 4; 5 x 12 : 2; 93 : 3 – 20...
- GV Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS nêu thêm VD về biểu thức.
- GV kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau (nối lại với nhau)
- HS đọc
- Hs lắng nghe 
HS nhắc lại
1-2 HS nhắc lại
Ta có “Biểu thức mười ba nhân ba”
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
Tương tự HS tự nêu: Biểu thức 64 chia 8; biểu thức 265 trừ 82 cộng 10...
HS nhận xét bạn
HS lắng nghe
HS nêu thêm các ví dụ về biểu thức
- HS lắng nghe
2. Luyện tập
Bài 1: (Làm việc nhóm đôi)
Đọc các biểu thức sau (theo mẫu)
GV yêu cầu HS đọc đề bài
GV làm mẫu với Biểu thức “21 + 18” đọc là “Hai mươi mốt cộng mười tám”
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
Mời các nhóm trình bày bài làm
Gv nhận xét, tuyên dương
GV kết luận: Lưu ý HS chuyển dịch từ cách viết (ngôn ngữ toán ) sang cách đọc (ngôn ngữ tiếng việt), đọc biểu thức từ trái sang phải, đối với bài này HS chỉ nhận dạng biểu thức, đọc biểu thức, không tính giá trị biểu thức.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2)
Chọn cách đọc tương ứng với mỗi biểu thức:
Gv gọi HS đọc đề bài
- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận: Với bài này, HS lưu ý thao tác ngược với bài trên, đó là chuyển dịch từ cách đọc(ngôn ngữ tiếng việt) sang cách viết(ngôn ngữ toán)
1 HS đọc
Hs lắng nghe
Hs làm bài theo nhóm
Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hs đọc
- Các nhóm làm bài vào phiếu học tập
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
Bài 3: (Làm việc cá nhân)
Hãy lập các biểu thức:
Hiệu của 21 trừ đi 3
Thương của 21 chia cho 3
Tổng của 3 số 23, 15 và 40
Tích của 3 số 5, 2 và 7
GV gọi HS đọc đề bài
GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
GV chiếu bài 1-2 HS để chữa bài, gọi HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, chốt Đ/S
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra chéo bài bạn. 
GV nhận xét, tuyên dương
GV kết luận: HS lưu ý bài này cũng chuyển dịch từ cách đọc sang cách viết và chú ý về tổng và tích của nhiều số.
HS đọc đề bài
HS làm bài vào vở bài tập
HS nhận xét bài bạn
Hs lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 4: 
Dựa vào hình vẽ trên, nêu ý nghĩa của mỗi biểu thức sau:
8 + 9 b) 8 + 6 c) 8 + 9 + 6
GV gọi HS đọc đề bài
GV gọi HS đọc biểu thức số
Yêu cầu HS đối chiếu với hình vẽ và giải thích ý nghĩa của biểu thức số.
GV hỏi: Em hiểu thế nào về ý nghĩa phép tính 8 + 9?
Tương tự HS làm với các biểu thức còn lại: 8 + 6; 8 + 9 + 6
GV hỏi thêm: Bạn nào giỏi hãy nêu ý nghĩa của biểu thức 8 – 6?
- GV nhận xét tiết học và dặn dò 
HS đọc đề bài
HS đọc biểu thức số
HS làm theo yêu cầu của GV
Tổng Số cá ở bình A với số cá ở bình C
Tổng số cá ở bình A với số cá ở bình C
Tổng số cá ở 3 bình A, B, C
HS trả lời 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------
TOÁN
Bài 42: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ 
Trang 89
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Tính nhẩm: 102 - 2 = ?
+ Câu 2: Tính nhẩm: 30 + 7 = ?
+ Câu 3: Tính nhẩm: 200 : 2 = ?
+ Câu 4: Tính nhẩm: 20 x 5 = ?
+ Câu 5: Tính nhẩm: 600 – 300 + 100 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
+ 102 - 2 = 100
+ 30 + 7 = 37
+ 200 : 2 = 100
+ 20 x 5 = 100
+ 600 – 300 + 100 = 400
- HS lắng nghe.
1. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Giá trị của biểu thức
- GV viết bảng biểu thức 381 + 209 =?
- Yêu cầu học sinh đọc và tìm kết quả của biểu thức
- GV nói: Vậy giá trị của biểu thức 381 + 209 là 590.
- Gọi HS nhắc lại
- GV viết bảng biểu thức 68 : 2 =?
- Yêu cầu học sinh đọc và tìm kết quả của biểu thức
- GV nói: Vậy giá trị của biểu thức 68 : 2 là 34
- Gọi HS nhắc lại
- GV nhận xét, tuyên dương.
1.2. Thứ tự thực hiện của các phép tính
- GV viết bảng biểu thức 10 – 2 + 8
- Yêu cầu HS thực hành tính giá trị biểu thức trên
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK 
- Nhận xét về cách làm của hai bạn nhỏ trong tranh
- Em hãy nêu nhận xét về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ?
- GV nhận xét, tuyên dương
GV gọi 1-2 HS nhắc lại
 Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức ở ví dụ 1: 
9 + 3 - 5
37 - 7 - 16
- Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào?
- Ghi Quy tắc lên bảng, HS nhắc lại.
*Ví dụ 2: Viết lên bảng biểu thức: 15 : 3 x 2
+ Để tính được giá trị của biểu thức trên ta thực hiện như thế nào?
- 1HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp
- Nhận xét, chữa bài.
- Tương tự, GV cho HS thực hiện tính giá trị biểu thức còn lại ở ví dụ 2: 24 x 2 : 6
+ Vậy nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
- Ghi QT lên bảng.
- Cho HS nhắc lại QT nhiều lần.
HS đọc và tìm kết quả: 
381 + 209 = 590
HS nhắc lại: “giá trị của biểu thức 381 + 209 là 590”
HS đọc và tìm kết quả: 
68 : 2 = 34
HS nhắc lại: “giá trị của biểu thức 68 : 2 là 34”
- HS thực hiện tính vào nháp
- HS quan sát tranh 
+ Bạn Nam thực hiện đúng thứ tự từ trái sang phải, còn bạn nữ thực hiện phép tính cộng trước trừ sau.
+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
- HS nhắc lại quy tắc
- 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét bài bạn
9 + 3 – 5 = 12 – 5
 = 7
Giá trị của biểu thức 9 + 3 - 5 là 7
37 - 7 – 16 = 30 – 16
 = 14
Giá trị của biểu thức 37 - 7 - 16 là 14
HS trả lời
- HS nhắc lại quy tắc
+ Ta lấy 15 chia cho 3 trước rồi nhân tiếp với 2
- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
- Lớp nhận xét chữa bài trên bảng: 
15 : 3 x 2 = 5 x 2 
 = 10 
Giá trị của biểu thức 15 : 3 x 2 là 10
24 x 2 : 6 = 48 : 6
 = 8
Giá trị của biểu thức 24 x 2 : 6 là 8
+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
- Nhắc lại nhiều lần hai quy tắc tính giá trị của biểu thức.
Luyện tập
Bài 1: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau (Làm việc cá nhân)
261 + 414 b) 595 – 17 c) 286 : 2
d) 310 x 3 e) 265 – 82 + 10 g) 21 x 4 : 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- GV chiếu bài của HS lên bảng.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn (Đúng/Sai; cách trình bày)
- GV chốt và đưa ra đáp án đúng.
- Khai thác: 
+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức
265 – 82 + 10 ; 21 x 4 : 2
Gv chốt: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 2: Chọn giá trị đúng với mỗi biểu thức sau: (Làm việc nhóm đôi)
GV gọi HS đọc đề bài
GV yêu cầu các nhóm tính giá trị các biểu thức ra phiếu học tập 
Mời các nhóm trình bày kết quả
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, tuyên dương
Gv chốt: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 3: Chọn dấu (+;-) thích hợp: (Làm việc cá nhân)
GV yêu cầu HS đọc đề bài
GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc chữa bài.
- GV chiếu bài của HS lên bảng.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn (Đúng/Sai; cách trình bày)
- GV chốt và đưa ra đáp án đúng.
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.
- Học sinh đọc.
- HS nhận xét.
- HSTL.
- HS lắng nghe.
HS đọc đề bài
Các nhóm làm bài ra phiếu học tập
Các nhóm trình bày bài
Các nhóm nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS đọc đề bài
HS làm bài vào vở
HS đọc chữa bài
HS nhận xét bài bạn
HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. HS tham gia chơi tính nhanh kết quả:
+ Tính nhanh: 40 : 5 x 2 = 
+ Tính nhanh: 81 : 9 x 10 = 
+ Tính nhanh: 8 + 8 - 6 = 
+ Tính nhanh: 224 – 24 + 6 = 
- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những bạn làm nhanh và đúng.
- Nhận xét tiết học.
- Bạn nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì bạn khác được thay thế.
+ Tính nhanh: 40 : 5 x 2 = 16
+ Tính nhanh: 81 : 9 x 10 = 90
+ Tính nhanh: 8 + 8 - 6 = 10
+ Tính nhanh: 224 – 24 + 6 = 206
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TOÁN
Bài 43: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ (TIẾP THEO) 
Trang 91
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức số khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Tính nhanh: 27 – 7 - 10 = ?
+ Câu 2: Tính nhanh: 20 : 2 x 3 = ?
+ Câu 3: Tính nhanh: 45 : 5 x 2 = ?
+ Câu 4: Tính nhanh: 265 – 65 + 50 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
+ 27 – 7 - 10 = 10
+ 20 : 2 x 3 = 30
+ 45 : 5 x 2 = 18
+ 265 – 65 + 50 = 250
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức số khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Hình thành kiến thức
1.1. 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk trang 91
Muốn tính cân nặng của 1 quả đu đủ và 4 túi vải, ta cần thực hiện phép tính nào?
Hãy tính giá trị của biểu thức 2+ 3 x 4?
Vì sao con tính ra được kết quả như vậy?
Vậy để tính giá trị của biểu thức 2 + 3 x 4 ta thực hiện theo thứ tự nào?
Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta làm thế nào?
Gọi HS nhận xét
 GV nhận xét, tuyên dương
Gv chốt: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
GV gọi 1-2 HS nhắc lại 
2.
Để tính cân nặng của ba quả đu đủ và 1 quả dưa hấu , ta có phép tính nào?
Hãy tính giá trị của biểu thức 2+ 3 x 4?
Vì sao con tính ra được kết quả như vậy?
Vậy để tính giá trị của biểu thức 2 x 3 + 4 ta thực hiện theo thứ tự nào?
Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta làm thế nào?
Gọi HS nhận xét
 GV nhận xét, tuyên dương
Gv chốt: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Gọi 1-2 HS nêu lại quy tắc
Yêu cầu HS làm 2 ví dụ trong sgk vào vở nháp:
8 : 2 + 10
29 – 5 x 4
Gọi HS đọc bài làm của mình
Gọi HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, tuyên dương
HS quan sát tranh sgk
2 + 3 x 4
2 + 3 x 4 = 2 +12 
 = 14
Vì mỗi túi vải nặng 3kg, thì 4 túi vải nặng 3kg x 4 = 12kg. Do đó, cân nặng của 1 quả đu đủ và 4 túi vải là 
2kg + 12 kg = 14kg.
Ta cần thực hiện phép nhân 3 x 4 trước rồi thực hiện phép cộng với 2 sau.
HS trả lời
HS nhận xét
HS nhắc lại
2 x 3 + 4
2 x 3 + 4 = 6 + 4
 = 10
Vì cân nặng của 3 quả đu đủ là 2 kg x 3 = 6 kg. Do đó, cân nặng của 3 quả đu đủ và 1 quả dưa hấu là : 6kg + 4 kg = 10kg
Để tính giá trị của biểu thức 2 x 3 + 4 ta cần thực hiện tính nhân 2 x 3 = 6 trước, rồi mới cộng với 4. 
HS trả lời
Hs nhận xét
HS lắng nghe
HS nêu lại quy tắc
HS làm bài theo yêu cầu
Ta có: 8 : 2 + 10 = 4 + 10
 = 14
Giá trị của biểu thức 8 : 2 + 10 là 14
Ta có: 29 – 5 x 4 = 29- 20
 = 9
Giá trị của biểu thức 29 – 5 x 4 là 9
Luyện tập
Bài 1: Tính (Làm việc cá nhân)
7 + 43 x 2 b) 8 + 15 : 3
c) 312 x 2 – 5 d) 900 : 3 – 20
- Gọi hs đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS trình bày bài làm
- Gọi HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, chốt Đ/S
Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện theo thứ tự nào?
GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Mỗi số trong bông hoa là giá trị của biểu thức nào? (Làm việc nhóm đôi)
Gv gọi hs đọc đề bài
Gv yêu cầu HS làm việc nhóm đôi
Gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm 
Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Kiểm tra cách tính giá trị của các biểu thức sau, nếu sai hãy sửa lại cho đúng: (Làm việc nhóm đôi)
GV gọi hs đọc đề bài
Yêu cầu các nhóm làm bài vào phiếu học tập
Gọi các nhóm trình bày bài
Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Khai thác: 
+ Vì sao biểu thức 50 + 50 x 8 = 800 sai? Con sửa lại như thế nào?
+ Vì sao biểu thức 300 – 100 : 5 sai? Nêu cách sửa?
GV nhận xét, tuyên dương
Gv chốt: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau
Bài 4: Mỗi bao thóc cân nặng 20kg, mỗi bao ngô cân nặng 30 kg. Hỏi 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
(Làm việc cá nhân)
- GV gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV cùng HS tóm tắt:
Bao thóc: 20 kg
Bao ngô: 30 kg 
4 bao thóc và 1 bao ngô: ...kg?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HS đọc đề bài
HS làm bài vào vở
Hs đọc bài làm của mình
HS nhận xét bài bạn
HS lắng nghe
HS trả lời
Hs đọc đề bài
Hs làm việc nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
Hs đọc đề bài
Hs làm việc nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét, bổ sung
+ Biểu thức có phép nhân và cộng thì phải thực hiện phép nhân trước, rồi mới cộng. Sửa lại:
 50 + 50 x 8 = 50 + 8
 = 58
+ Biểu thức có phép chia và trừ thì phải thực hiện phép chia trước, rồi mới trừ. Sửa lại:
300 – 100 : 5 = 300 – 20
 = 280
Hs lắng nghe
HS đọc đề bài
HS trả lời
HS cùng GV tóm tắt bài toán
 Bài giải
4 bao thóc cân nặng là:
20 x 4 = 80 (kg) 
4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng là:
80 + 30 = 110 (kg)
 Đáp số: 110 kg
HS nhận xét bài bạn
Hs lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 5: Viết các biểu thức sau rồi tính giá trị của mỗi biểu thức (Làm việc cá nhân)
87 trừ đi 7 rồi cộng với 40
7 nhân với 6 rồi trừ đi 2
- GV cho HS đọc đề bài
- Hs làm bài vào vở bài tập
- Gv gọi hs đọc bài làm của mình
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt Đ/S
- Nhận xét tiết học.
HS đọc đề bài
Hs làm bài
HS đọc bài làm của mình
HS nhận xét bài bạn
HS lắng nghe 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------------
TOÁN
Bài 44: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ (TIẾP THEO) 
Trang 93
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Nhà thông thái” để khởi động bài học.
- Câu 1: Tính: 20 : 2 x 5 = ?
A. 50 B. 2 C. 40
- Câu 2: Tính: 125 – 25 : 5 = ?
A. 115 B. 20 C. 120
- Câu 3: Tính: 10 + 4 x 5 
A. 200 B. 30 C. 14
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
+ Câu 1: A
+ Câu 2: C
+ Câu 3: B
- HS lắng nghe.
Hình thành kiến thức
Quan sát tranh trong sgk và tính giá trị của biểu thức: (16 + 20) : 4
Biểu thức trên có gì đặc biệt?
Để tính giá trị của biểu thức trên ta cần thực hiện theo thứ tự nào?
Dấu ngoặc đóng vai trò gì?
Gv gọi HS nhận xét
GV nhận xét, tuyên dương
GV kết luận: Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Gọi HS nhắc lại quy tắc
GV yêu cầu HS nhận xét về các biểu thức sau: 15 – (5 + 7); 5 x (4 + 2); 105 : (14 - 9); 80 : (4 x 2)
Để tính giá trị các biểu thức này ta áp dụng quy tắc nào?
GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc tính giá trị của các biểu thức: 84 – (19 - 15); 9 x (73 - 65)
Gọi HS nhận xét bài bạn
GV nhận xét, tuyên dương
GV gọi HS nhắc lại quy tắc
Hs quan sát tranh sgk
Biểu thức trên có dấu ngoặc đơn
Để tính giá trị của biểu thức (16 + 20) : 4 ta thực hiện phép cộng 16 + 20 = 36 trước rồi mới thực hiện phép chia 36 : 4 = 9 
Người ta dùng dấu ngoặc để nói rằng phải thực hiện tính trong ngoặc trước. 
HS nhận xét
HS lắng nghe
(16 + 20) : 4 = 36 : 4
 = 9
HS nhắc lại quy tắc
Tất cả các biểu thức đều có dấu ngoặc ().
Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
HS làm bài vào vở nháp
84 – (19 - 15) = 84 - 4
 = 80
9 x (73 - 65) = 9 x 8
 = 72
HS nhận xét
HS lắng nghe
1-2 HS nhắc lại quy tắc
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Tính (Làm việc cá nhân).
a) (37 - 18) + 17 b) 56 – (35 - 16)
c) (6 +5) x 8 d) 36 : (62 - 56)
- - Gọi hs đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_13.docx