Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 6-10 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thanh Hương
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
2. Kĩ năng: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ ).
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.
* Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Tuần 2 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021 Toán TIẾT 6. TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 2. Kĩ năng: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ ). Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) : - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số +Gv đọc các phép tình của BT 4 (tiết trước), cho HS thi đua nêu nhanh kết quả. - Tổng kết TC, tuyên dương những em đoán đúng, và đoán nhanh nhất - HS thi đua đoán nhanh đáp số - Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 3. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút): * Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). * Cách tiến hành: (Cả lớp) a. Phép trừ: 432 - 215 = - Giáo viên viết phép tính lên bảng + Đặt tính như thế nào? + Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào? + 2 không trừ được 5, ta làm thế nào? - Giáo viên chốt lại bước tính trên. => Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới. b. Phép trừ: 627 - 143 = - Tiến hành các bước tương tự phần a. - Chú ý cho HS đối tượng M1 khi thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần sang hàng trăm => So sánh 2 phép tính: - GV chốt kiến thức. - 1 HS lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm nháp, tự tìm ra cách tính. - Học sinh phát biểu. - Từ hàng đơn vị. - Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1. - 2 học sinh nêu lại từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Tiến hành theo HS của GV - Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục. - Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm. 3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). - Biết giải bài toán có lời văn (có 1 phép tính trừ) * Cách tiến hành: Bài 1&2: (Làm cá nhân - Lớp) - Học sinh làm bảng con - Chia sẻ kết quả trước lớp Bài 3: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp) - Lưu ý khâu trình bày (câu lời giải) - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp Giải Bạn Hoa sưu tầm được số tem là 335 - 128 = 207 ( tem ) Đáp số: 207 tem Bài 4: Bài tập chờ (M3, M4) - GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em - HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành 3. HĐ ứng dụng (4 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - VN làm lại bài tập 1 và 2 vào vở. - Thực hiện luyện tập trừ các số có 3 chữ số ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------- Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021 Toán TIẾT 7: LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần). - Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ , hiệu. - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép cộng hoặc một phép trừ) 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(a), Bài 3 (cột 1, 2, 3), Bài 4. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: SGK, Phấn màu, bảng phụ - HS: Bảng con 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - TC: Làm đúng - làm nhanh Cho HS thi làm nhanh 3 phép tính cuối của BT 2 (tiết trước) - Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất. - Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng. - HS thi làm nhanh ra bảng con, ai xong trước sẽ giơ bảng trước. - Lắng nghe 2. HĐ thực hành (27 phút): * Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số; tìm số bị trừ, số trừ, hiệu. * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Lớp) Chú ý rèn kĩ năng cộng có nhớ (sang hàng chục) cho đối tượng M1 Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) PASTE Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Lưu ý: Bài này Y/C HS trình bày thẳng hàng, thẳng cột, không cần kẻ bảng. - Câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài: + Bài toán yêu cầu gì? + Dòng 1 ghi gì? + Dòng 2 ghi gì? + Dòng 3 ghi gì? => Tính và điền số thíc hợp vào chỗ trống. - Nhận xét, chốt KT Bài 4: (Cá nhân - Lớp) - Quan sát HS làm bài - Đánh giá và nhận xét bài làm của một số em. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS. Bài 5: (BT chờ - M4) - GV nhận xét kết quả bài làm của HS - Học sinh làm bài cá nhân ra vở. - Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp) - Học sinh làm bài cá nhân. - Đổi kiểm tra chéo, nhận xét. - Chia sẻ kết quả trước lớp - Sau khi nghe Gv hướng dẫn, học sinh tự làm bài cá nhân. - 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp - HS tự tìm hiểu nội dung và làm bài cá nhân. - 1 HS có kết quả đúng chia sẻ kết quả trước lớp. Giải Cả hai ngày bán được: 415 + 325 =740 ( kg ) Đáp số: 740 kg - HS tự làm bài và báo cáo khi hoàn thành Giải: Số học sinh nam của khối 3 là: 165 – 84 = 81 (học sinh) Đáp số: 81 học sinh 3. HĐ ứng dụng (4 phút) - Về nhà làm nốt bài 2b, bài 3 (cột 4) vào vở. 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Tự viết các số bất kỳ có 3 chữ sỗ, thực hành cộng và trừ các số có 3 chữ số đó ra vở nháp. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ---------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------- Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021 Toán TIẾT 8: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. - Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức . - Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép nhân ). 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán. Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2a, 2b; Bài 3; bài 4 (miệng) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ vẽ hình bài tập 4 - HS: SGK, bảng con 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “Đoán nhanh đáp số” - Nêu: Hoa có 2 quyển vở, Hà có gấp số vở gấp 3 lần số vở của Hoa. Hà có bao nhiêu quyển vở? - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. Tính ra nháp rồi ghi kết quả ra bảng con. - giơ bảng ngay sau khi tính xong - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ thực hành (28 phút) * Mục tiêu: Giúp hs nhớ lại các bảng nhân đã học ở lớp 2. Củng cố kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân đã học. * Cách tiến hành: Việc 1: Ôn tập các bảng nhân - GV tổ chức cho HS thi đọc các bảng nhân đã học 2, 3, 4, 5 (Lưu ý rà soát các đối tượng M1, M2) Việc 2: Làm bài tập: Bài 1: Cá nhân - Cả lớp. Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp Lưu ý HS thứ tự thực hiện phép tính và cách trình bày. => Lưu ý HS làm nhanh có thể làm cả câu c Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp Lưu ý: Phép tính là 4 x 8 - HS đọc trong cặp (2 HS kiểm tra chéo) - Báo cáo kết quả với GV - Lớp đọc đồng thanh lại 1 lượt - HS làm bài cá nhân - Nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp - Làm bài cá nhân. - Chia sẻ kết quả trong cặp - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Làm bài cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ két quả trước lớp Giải: Số cái ghế trong phòng có là: 4 x 8 = 32 (cái) Đáp số: 32 cái ghế 3. HĐ sáng tạo (3 phút): Bài 4: (Làm miệng) - Gv giải thích cả 2 cách đều đúng, nhưng nên thực hiện nhẩm theo cách 2 cho nhanh 4. HĐ ứng dụng (1 phút): - 1 HS nêu yêu cầu - Nêu cách tính (M3, M4) - Làm nhẩm - Nêu kết quả và giải thích cách làm + Cách 1: cộng 100 + 100 + 100 + Cách 2: 100 x 3 - Về nhà ôn lại các bảng nhân đã học. - Xem trước bảng nhân 6 và tìm hieur về cách xây dựng chúng. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------o0o----------------------------------------------- Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2021 Toán TIẾT 9: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học - Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm - Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính, tính nhẩm và giải toán Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * Làm BT 1 ( cột 1, 2,3 ) ; BT 2 ( cột 1, 2, 3 ) ; BT 3 (a ) ; BT 4. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phấn màu, bảng kẻ đường gấp khúc BT4 - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: Truyền điện- GV nêu phép tính nhân đầu tiên, gọi 1 HS nêu kết quả, sau đó HS nêu phép tính nhân tiếp theo và chỉ định 1 bạn nêu kết quả,...Cứ vậy truyền khắp lớp - Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương những em tham gia tích cực. - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng. - HS thi đua tham gia trò chơi. - Lắng nghe - Ghi vở tên bài 3. HĐ Luyện tập (30 phút): *Mục tiêu: - Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học - Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm - Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia *Cách tiến hành: Việc 1: Ôn tập các bảng chia - GV tổ chức cho HS thi đọc các bảng chia đã học 2, 3, 4, 5. Việc 2: Làm bài tập Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp) (Tập trung vào đối tượng M1) Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp) - Giáo viên hướng dẫn nhẩm. 200 : 2 =? Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm Vậy: 200 : 2 = 100 (Tập trung vào đối tượng M2) Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) Lưu ý câu lời giải Bài 4: (Cả lớp) - Trò chơi: Nối đúng, nối nhanh - Gv đề nghị trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn lên tham gia trò chơi - Tổng kết trò chơi - Tuyên dương - HS ôn lại các bảng chia đã học theo hình thức cá nhân – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trước lớp. - HS làm bài cá nhân - Nối tiếp nhau hia sẻ kết quả trước lớp - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp a) 400: 2 = 200 b) 800 : 2 = 400 600: 3 = 200 300 :3 = 100 400 : 4 =100 800: 4 = 200 - HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Giải Số cốc trong mỗi hộp có là 24 : 4 = 6 (cái) Đ/S: 6 cái cốc - Trưởng ban học tập điều hành - HS tham gia chơi 4. HĐ ứng dụng (1 phút): 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về ôn luyện thêm về bảng nhân, chia đã học. - Xem trước bảng chia 6. Tìm cách xây dựng bảng chia 6 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -----------------------------------------------------o0o------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2021 Toán TIẾT 10: LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết tính giá trị biểu thức có phép nhân, phép chia. - Củng cố biểu tượng về 1/4 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân). 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,... * Làm BT 1, 2, 3. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ mô phỏng BT 2, thẻ số. - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “Ghép thẻ” 3 x 4 2 x 5 15 : 5 18 : 3 12 : 2 32 : 4 - Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương đội làm đúng và nhanh nhất. - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng. - Hai đội tham gia chơi - Lắng nghe - Ghi vở tên bài 2. HĐ Luyện tập (25 phút): *Mục tiêu: HS biết tính giá trị của biểu thức có khép nhân, phép chia và vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân) *Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - - Cặp - Cả lớp) *GV lưu ý khâu trình bày Bài 2: (Cá nhân – Lớp) - GV đưa bảng phụ + Hình nào đã khoanh vào 1/4 số con vịt, vì sao? + Muốn tìm ¼ của 1 só ta làm như thế nào? Bài 3: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - GV quan sát, giúp đỡ những cặp đặt và TLCH chưa chính xác. - HS làm bài cá nhân - Kiểm tra chéo. - Chia sẻ kết quả trước lớp VD: 5 x 3 + 2 = 15 + 2 = 17 - Học sinh quan sát tranh. - Tự tìm ra đáp án. - Chia sẻ kết quả trước lớp + Hình a vì có 12 con vịt, chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con. Hình a đã khoanh vào 3 con. - Lấy số đó chia cho 4 - Học sinh tự tìm hiểu nội dung bài - Trao đổi theo cặp để phân tích bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu tìm gì? + Muốn biết 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh bạn làm ? - Làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp Giải Số học sinh ở 4 bàn là : 2 x 4 = 8 ( học sinh ) Đáp số: 8 học sinh 4. HĐ sáng tạo (5 phút): + Hình b khoanh vào một phần mấy số con vịt, vì sao? Chú ý cách tìm ,...của một số - Muốn tìm của một số em làm thế nào? 5. HĐ ứng dụng (2 phút) - Đã khoanh vào 1/3, vì có 12 con, chia thành 3 phần - Lấy số đó chia cho 3 - Về nhà viết các dãy tính gồm 2 phép tính và thử tính kết quả. Nhờ bố mẹ kiểm tra đánh giá xem đúng hay sai. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -----------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_tiet_6_10_nam_hoc_2021_2022_pham_thi_than.doc