Giáo án Toán Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thanh Hương

Giáo án Toán Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thanh Hương

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.

 - Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Phấn màu, bảng phụ

- HS: Bảng con

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 10 trang ducthuan 05/08/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 theo CV2345 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngµy 20 th¸ng 9 n¨m 2021
Toán
Tiết 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Ôn luyện một số biểu tượng về hình học.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: thước kẻ, vẽ sẵn hình BT 4.
- HS: SGK, thước kẻ
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- Trò chơi: Gọi tên các hình
GV vẽ lên bảng các hình học đã học, cho HS thi đua gọi tên, nêu đặc điểm các hình.
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
- Giới thiệu bài:.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
Câu hỏi chốt:
+ So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tam giác MNP?
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? 
Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
- Cho HS nêu đặc điểm của HCN
Bài 3: Làm cá nhân - Cặp - Lớp
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hình cho HS tiện quan sát
- Gọi HS lên bảng chỉ ra cách cách làm khác nhau
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
	B D
 	C
A
 b) Chu vi tam giá MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
- Đếm số hình vuông (đủ 5 hình)
- Đếm số hình tam giác (đủ 6 hình)
- HS quan sát, tìm ra cách làm
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- HS có thể kẻ như sau: 
(HS cũng có thể làm theo các cách khác)
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Đo và tính chu vi của cái bàn học ở nhà
- Suy nghĩ, tìm ra cách tính chu vi của HCN ABCD ở BT2 ngắn gọn hơn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................ 
Thứ ba ngµy 21 th¸ng 9 n¨m 2021
Toán
TIẾT 12: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
 	- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, bảng phụ
- HS: Bảng con
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Cá bơi – cá nhảy
+ Năm học trước, em đã được học những dạng toán nào?
+ Để trình bày 1 bài toán có lời văn, em cần trình bày những phần nào?
- Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 
- HS tham gia chơi
- HS trả lời (bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn)
- HS trả lời
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành (27 phút):
* Mục tiêu: Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn. Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Lớp)
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
Bài 3a: (Cả lớp)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?
+ Em làm thế nào để biết?
Kết luận: Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.
Bài 3b: ( làm vở )
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Giáo viên chấm nhận xét 5 – 7 bài.
- Nhận xét nhanh bài làm của HS
Bài 4: ( Làm miệng ) – M3, M4
=>GV KL: Đây là dạng toán tìm 
phần kém của số bé so với số lớn. Để tìm phần kém của số bé so với số lớn ta cũng lấy số lớn trừ đi số bé.
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Giải:
Đội Hai trồng được số cây là:
230 + 90 = 320 ( cây )
Đáp số: 320 cây
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 Giải:
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số lít xăng là: 
635 - 128 = 507 ( lít )
 Đáp số: 507 lít xăng
- 1 học sinh đọc đề bài 3a.
- Học sinh quan sát hình minh hoạ và phân tích đề bài.
 - Hàng trên có 7 quả cam.
 - Hàng dưới có 5 quả cam.
 - Hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam.
- Lấy số cam hàng trên trừ số cam hàng dưới
- HS đọc bài giải mẫu
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp
Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
 19 - 16 = 3 ( bạn )
 Đáp số: 3 bạn
- 1 học sinh đọc đề bài.
- HS phân tích đề bài rồi giải miệng.
 Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
 50 – 35 = 15 ( kg)
 Đáp số: 15 kg
- HS tự làm bài, rồi chia sẻ kết quả trước lớp.
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 4
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tìm các bài toán có dạng tương tự trong sách Toán 3 để giải
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.............................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------o0o----------------------------------------------- 
Thứ t­ ngµy 22 th¸ng 9 n¨m 2021
Toán
Tiết 14: XEM ĐỒNG HỒ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
-Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm)
-Giáo dục học sinh biết yêu quý thời gian. Yêu thích học toán. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
*Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút.
- HS: SGK, bộ đồ dùng Toán 3
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài “Đồng hồ quả lắc”. 
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: Làm quen với đồng hồ và biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 6 (giờ hơn) .
* Cách tiến hành: 
Việc 1: Ôn về thời gian:
 + 1 ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào?
+ 1 giờ có bao nhiêu phút?
 Việc 2: Hướng dẫn xem đồng hồ:
 - Quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ và hỏi: 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 - Quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ.
+ Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu?
 + Nêu đường đi của kim giờ từ lúc 8 giờ đến 9 giờ?
+ Nêu đường đi của kim phút từ lúc 8 giờ đến 9 giờ?
+ Vậy kim phút đi được 1 vòng hết bao nhiêu phút?
+ Quay kim đồng hồ đến 8 giờ, hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút, hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút?
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 1 là bao nhiêu phút?
 + Quay kim đồng hồ đến 8 giờ15 phút, hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 ( lúc 8 giờ) đến số 3 là bao nhiêu phút?
 - Thực hiện tương tự với 8 giờ 30 phút.
=> GV KLvề cách thức xem thời giờ
(Giờ hơn)
- 1 ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
 - 1 giờ có 60 phút.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- Là 1 giờ (60 phút).
- Đi từ số 8 đến số 9.
- HS nêu.
- Kim phút đi được 1 vòng hết 60 phút.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ số 1.
- Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 1 là 5 phút.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ số 3.
- Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 ( lúc 8 giờ) đến số 3 là 15 phút
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Thực hành xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 6 (giờ hơn). Biết xem đồng hồ điện tử.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Cá nhân - Cả lớp.
+ Đồng hồ a chỉ mấy giờ?
+ Vì sao em biết?
Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi – Lớp
- Cho HS làm bài, cặp kiểm tra và báo cáo kết quả.
Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
+ Các đồng hồ được minh hoạ trong bài tập này là đồng hồ gì?
Bài 4: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
+ Đồng hồ a chỉ 4 giờ 5 phút.
+ HS nêu: Kim ngắn chỉ số 4, kim dài chỉ số 1 
- HS thực hành cá nhân trên mô hình đồng hồ trong bộ đồ dùng của mình
- Chia sẻ kết quả trong cặp
- Báo cáo kết quả trước lớp
- Đồng hồ điện tử
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp
- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp 
 3. HĐ ứng dụng (1 phút):
4. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Về tập xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau. 
- Tìm hiểu cách xem đồng hồ khi kim phút nằm ở vị trí qua số 6 và chưa đến số 12 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------o0o----------------------------------------------
Thứ n¨m ngµy 23 th¸ng 9 n¨m 2021
Toán
Tiết 14: XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP THEO)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 → 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm)
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* BT cần làm: 1, 2, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, mô hình đồng hồ
- HS: SGK, bộ đồ dùng toán
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Ai quay đúng?
GV đưa ra các thời điểm: 9h, 9h15, 9h30, 10h5,... 
- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Đồng hồ quả lắc
- HS thi đua quay mô hình đồng hồ chỉ đúng vị trí
- Ghi vở tên bài
2. HĐ hình thành kiến thức mới (10 phút): 
*Mục tiêu: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 → 12 và đọc được theo hai cách (giờ hơn và giờ kém) 
*Cách tiến hành: (Cá nhân - Cả lớp)
- Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ.
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
+ Hướng dẫn đọc cách khác. Em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ ?
- Tương tự với đồng hồ 2 và 3
- HS quan sát đồng hồ 1 trong khung.
-	8 giờ 35 phút.
-	25 phút nữa nên đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút. Vì vậy có thể nói :
	8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút
- Đồng hồ thứ hai chỉ 8 giờ 45 phút hoặc 9 giờ kém 15 phút.
- Đồng hồ thứ ba chỉ 8 giờ 55 phút hoặc 9 giờ kém 5 phút.
 3. HĐ Luyện tập (20 phút): 
*Mục tiêu: Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm)
*Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Cả lớp)
- Cho 1 cặp nói mẫu, Gv sửa cách hỏi và trả lời.
- Các cặp khác làm tương tự với các câu còn lại.
Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp)
- Làm trực tiếp trên mô hình đồng hồ
Bài 4: (Cá nhân - Cả lớp)
Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS làm bài cá nhân
- Thực hành nói trong cặp, thay phiên nhau, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời: VD: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm bài cá nhân
- 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp (3 ý)
- HS quan sát tranh để tìm ra câu trả lời
- HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành
 4. HĐ ứng dụng (1 phút):
- Trò chơi: Mấy giờ rồi? 
5. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Ghi lịch: Buổi tối em làm gì?
- TBHT lên quay mô hình đồng hồ, cho các bạn bên dưới thi đua nói thời điểm. Ai giơ tay sớm sẽ được nói, ai nói sai sẽ bị phạt hát 1 bài.
- Về nhà thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm. 
- Ghi lại các việc làm của mình vào buổi tối (có thời gian cụ thể)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.............................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------o0o---------------------------------------------
Thứ s¸u ngµy 24 th¸ng 9 n¨m 2021
Tiết 15: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút )
 - Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật
 - Giải toán bằng một phép tính nhân.	
 - So sánh giá trị của biểu thức đơn giản.
 -Rèn kĩ năng tính và giải toán.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
*Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Làm BT 1, 2, 3. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mô hình đồng hồ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Em thức dậy lúc mấy giờ?
+ Em đi học lúc mấy giờ?
+ Em học về lúc mấy giờ?
- Kết nối - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hs đọc lịch buổi tối của mình (đã làm sẵn ở nhà)
- Trả lời 
- Lắng nghe
- Ghi vở tên bài
 2. HĐ Luyện tập (30 phút): 
*Mục tiêu: Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút ). Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật, giải toán bằng một phép tính nhân, so sánh giá trị của biểu thức đơn giản.
*Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp)
- Làm trên mô hình đồng hồ
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
- Câu hỏi gợi mở:
+ Hình nào đã khoanh vào 1/3 số cam? Vì sao?
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số cam? Vì sao?
- Ý b) làm tương tự
Bài 4: Bài tập chờ (dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra khi HS báo cáo kết quả, yêu cầu HS giải thích
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải:
Tất cả có số người là:
5 x 4 = 20 ( người )
 Đáp số: 20 người
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Hình 1 đã khoanh vào 1/3 số cam vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam. Hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam. 
+ Hình 2 đã khoanh vào ¼ số cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 quả cam. Hình 2 đã khoanh vào 3 quả cam.
=> Đáp án: Hình 3, hình 4 đã khoanh vào 1/2 số bông hoa.
- HS tự hoàn thành kẻ theo mẫu và báo cáo với GV khi đã hoàn thành.
=> VD: Phép tính 1: Điền dấu lớn hơn, vì 4 x 7 = 28; 4 x 6 = 24, mà 28 > 24.
4. HĐ ứng dụng (1 phút):
5. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Về tiếp tục thực hành xem đồng hồ
- Thực hành tìm 1/4 , 1/3 và 1/2 của các số.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.............................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------o0o---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_theo_cv2345_tuan_3_nam_hoc_2021_2022_pham.docx