Giáo án Toán Lớp 3 - Luyện tập: Số 1000 - Năm học 2021-2022 -Nguyễn Huyền Trang

Giáo án Toán Lớp 3 - Luyện tập: Số 1000 - Năm học 2021-2022 -Nguyễn Huyền Trang

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Xác định được tên gọi của số 100 000.

- Đọc được số 100 000.

- Điền được các số còn thiếu trong nhóm số có 5 chữ số (Củng cố quy luật của dãy số).

- Nêu được số liền trước, số liền sau của các số có 5 chữ số.

- Nêu được 100 000 là số liền sau của 99 999.

- Làn được bài toán vận dụng kiến thức phép cộng số có 4 chữ số

Phẩm chất

- Phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

Năng lực

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực toán học.

 

docx 7 trang ducthuan 08/08/2022 3070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Luyện tập: Số 1000 - Năm học 2021-2022 -Nguyễn Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Nguyễn Huyền Trang
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Toán lớp 3
SỐ 100000 – LUYỆN TẬP (1 TIẾT)
Ngày 24 tháng 3 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Xác định được tên gọi của số 100 000.
- Đọc được số 100 000.
- Điền được các số còn thiếu trong nhóm số có 5 chữ số (Củng cố quy luật của dãy số).
- Nêu được số liền trước, số liền sau của các số có 5 chữ số.
- Nêu được 100 000 là số liền sau của 99 999.
- Làn được bài toán vận dụng kiến thức phép cộng số có 4 chữ số
Phẩm chất
- Phát triển phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
Năng lực
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Phiếu bài tập, Sách giáo khoa, bài trình chiếu
Học sinh: sách vở, bảng con, phấn (bút lông).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Mở đầu
Mục tiêu: 
- Tạo không khí vui nhộn, ổn định lớp học.
- Ôn lại kiến thức bài Các số có 5 chữ số.
Cách tiến hành:
- GV ổn định chỗ ngồi và tư thế HS.
- HS ổn định chỗ ngồi và tư thế.
- GV tổ chức trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”
 Luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội. Sau khi GV đưa ra câu hỏi đội nào có nhiều thành viên giơ tay (giơ bảng) nhất và giơ tay (giơ bảng) nhanh nhất sẽ có quyền trả lời. Nếu trả lời sai quyền trả lời sẽ thuộc về đội khác. Đội trả lời được nhiều nhất sẽ chiến thắng và được khen thưởng.
Câu 1: Đọc các số sau:
82 536, 40 803.
Câu 2: Viết số sau:
Hai mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi (25 360)
Các nhóm viết vào bảng con câu trả lời của mình
Câu 3: Số lớn nhất có năm chữ số là số nào? (99 999)
Các nhóm viết vào bảng con câu trả lời của mình
- GV nêu luật chơi và yêu cầu HS lấy bảng con để lên bàn.
- HS lắng nghe và làm theo
- GV điều khiển trò chơi.
- HS tham gia chơi trả lời câu hỏi
- GV nhận xét sau mỗi câu và công bố đội thắng ở mỗi câu
- GV công bố đội thắng khi kết thúc trò chơi
- HS lắng nghe và tuyên dương đội thắng.
- GV nói: số lớn nhất của các số có 5 chữ số là 99 999 vậy số liền sau 99 999 là số nào thì chúng ta cùng bước sang bài học ngày hôm nay “Số 100 000 – Luyện tập”
2. Hoạt động Khám phá
Mục tiêu:
- Xác định được tên gọi của số 100 000.
- Đọc được số 100 000.
Cách tiến hành:
- GV đưa ra thẻ số 10 000 và yêu cầu HS đọc
- HS đọc tên của số 10 000.
- GV đưa ra 8 bảng số 10 000 (bên phải 5 bảng bên trái 3 bảng) và hỏi trên bảng có mấy chục nghìn
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV hỏi: Vậy con đã tính như thế nào hay làm như thế nào để biết?
- HS trả lời (Cộng 50 000 bên trái và 30 000 bên phải hoặc cộng dồn lại và đếm) 
- GV chốt lại câu trả lời: Các con hãy chú ý lên các thẻ này, chúng ta có 8 thẻ số 10 000, tổng số thẻ sẽ là 80 000. Tương tự như vậy bạn nào hãy nhanh chóng cho cô biết 80 000 thêm 1 thẻ 10 000 nữa thì được mấy chục nghìn?
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Có 9 thẻ 10 000 nên ta được 90 000.
- GV hỏi tiếp: vậy nếu chúng ta thêm 1 thẻ 10 000 nữa thì sẽ được bao nhiêu? 
- HS trả lời (một chục nghìn), HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận: Đây là một chục nghìn hay gọi cách khác là một trăm nghìn.
- GV yêu cầu HS đọc
- HS đọc đồng thanh (nối tiếp)
- GV hỏi tiếp: 100 000 có bao nhiêu chữ số? Gồm những chữ số nào? Có bao nhiêu chữ số 0?
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV chốt lại câu trả lời: 100 000 có 6 chữ số gồm chữ số 1 và 5 chữ số 0.
- Gv yêu cầu HS đọc lại số 100 000
- HS đọc đồng thanh (nối tiếp).
- GV nói: Vậy qua hoạt động vừa rồi các con đã nhận biết và đọc được số 100 000.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Mục tiêu:
- Điền được các số còn thiếu trong nhóm số có 5 chữ số (Củng cố quy luật của dãy số).
- Nêu được số liền trước, số liền sau của các số có 5 chữ số.
- Nêu được 100 000 là số liền sau của 99 999.
- Làn được bài toán vận dụng kiến thức phép cộng số có 4 chữ số
Cách tiến hành:
Bài 1: Số?
a) 10 000 ; 20 000 ; ... ; ... ; 50 000 ; ... ; ... ; 80 000 ;.. ; 100 000.
b) 10 000 ; 11 000 ; 12 000 ; ... ; ...;...; 16 000; .; ; ; 
c) 18 000 ; 18 100; 18 200 ; ... ;....;... ; ... ; 18 700; ...; ... ;...
d) 18 235 ; 18 236 ; ...; ;...; 
- GV yêu cầu HS đọc đề và xác định đề (Để hoàn thành bài 1 chúng ta cần làm gì?)
- HS trả lời
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm 1 câu vào nháp (Nhóm 1 – câu a, nhóm 2 – câu b, nhóm 3 – câu c, nhóm 4 - câu d) trong thời gian 1 phút.
- Các nhóm làm bài vào nháp.
- GV gọi bất kì HS ở nhóm 1 nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét
- GV hỏi nhóm 1 đã tính hay làm cách nào để tìm ra các số còn thiếu?
- Nhóm 1 trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV chốt đáp án.
a) 10 000; 20 000; .30 000; 40 000; 50 000; 60 000; 70 000 ; 80 000; 90 000 ; 100 000.
- GV nhận xét: Các con quan sát ở câu a, số đầu tiên là 10 000, số thứ 2 là 20 000 vậy hai số liên tiếp cách nhau 10 000 đơn vị, để tìm các số còn thiếu chúng ta chỉ cần lấy số trước cộng thêm 10 000 hoặc lấy số sau trừ đi 10 000
- GV tiếp tục gọi các nhóm khác
- GV gọi bất kì HS ở nhóm 2 nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét
- GV hỏi nhóm 2 đã tính hay làm cách nào để tìm ra các số còn thiếu?
- Nhóm 2 trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV chốt đáp án.
b) 10 000; 11 000; 12 000; 13 000; 14 000; 15000; 16000; 17000;18000; 19000; 20 000.
- GV nhận xét: ở câu b, số đầu tiên là 10 000, số thứ 2 là 11 000 vậy hai số liên tiếp cách nhau 1000 đơn vị, để tìm các số còn thiếu chúng ta chỉ cần lấy số trước cộng thêm 1000 hoặc lấy số sau trừ đi 1000.
- GV gọi bất kì HS ở nhóm 2 nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét
- GV hỏi nhóm 2 đã tính hay làm cách nào để tìm ra các số còn thiếu?
- Nhóm 2 trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV chốt đáp án.
c) 18000 ; 18100; 18200 ; 18300; 18400; 18500; 18600 ; 18700;18800; 18900; 19000.
- GV nhận xét: ở câu b, số đầu tiên là 18 000, số thứ 2 là 18 100 vậy hai số liên tiếp cách nhau 100 đơn vị, để tìm các số còn thiếu chúng ta chỉ cần lấy số trước cộng thêm 100 hoặc lấy số sau trừ đi 100.
- GV gọi bất kì HS ở nhóm 2 nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét
- GV hỏi nhóm 2 đã tính hay làm cách nào để tìm ra các số còn thiếu?
- Nhóm 2 trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV chốt đáp án.
d) 18 235 ; 18 236 ; 18 237; 18 238; 18 239; 18240.
- GV kết luận: Vậy để điền các số còn thiếu vào 1 dãy số, các con hãy xem hai số liên tiếp nhau của dãy số đó cách nhau bao nhiêu đơn vị, lúc này các con chỉ cần lấy số trước cộng thêm bằng đấy đơn vị để được số sau hoặc lấy số sau trừ đi bằng đấy đơn vị để được số trước.
Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- 1 HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân.
- HS suy nghĩ.
- GV gọi bất kì 1 HS đứng lên đọc dãy số mình đã làm.
- 1 vài HS đứng lên đọc.
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt đáp án
80 000
70 000
90 000
60 000
50 000
- GV hỏi: vậy các số trong vạch này cách nhau bao nhiêu đơn vị?
- HS trả lời
- GV chốt lại: Các số trong vạch cách nhau 10 000 đơn vị, để tìm được số phía sau chúng ta sẽ lấy số trước cộng cho 10 000.
Bài 3: Số?
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12 534
43 905
62 370
39 999
99 999
- GV yêu cầu HS đọc đề và xác định yêu cầu đề bài.
- HS đọc và xác định.
- GV yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập, GV phát phiếu bài tập cho HS.
- HS làm bài vào phiếu bài tập trong thời gian 2 phút, 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng phụ đem bài của mình gắn lên bảng.
- Các HS khác nhận xét.
- GV chốt đáp án
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12 533
12 534
12 535
43 904
43 905
43 906
62 369
62 370
62 370
39 998
39 999
40 000
99 998
99 999
100 000
- GV hỏi vậy các con đã làm phép tính gì để tìm ra số liền trước
- HS trả lời (Dùng phép tính trừ)
- GV hỏi chúng ta trừ đi mấy đơn vị
- HS trả lời (1 đơn vị)
- GV hỏi tiếp tương tự như vậy chúng ta làm sao để tìm được số liền sau?
- HS trả lời (Cộng thêm 1 đơn vị)
- GV yêu cầu HS chú ý ở hàng cuối cùng và hỏi hôm nay chúng ta đã học số nào? 
- HS trả lời (Số 100 000)
- GV hỏi tiếp: Vậy trong bảng 100 000 là số liền sau của số nào?
- HS trả lời (Số 99 999)
- GV nhận xét: Số 100 000 là số liền sau của số 99 999 hay 99 999 là số liền trước của 100 000. Qua bài 3 chúng ta đã ôn lại được cách tìm số liền sau và liền trước.
Bài 4: Một sân vận động có 7000 chỗ ngồi, đã có 5000 người đến xem bóng đá. Hỏi sân vận động đó còn bao nhiêu chỗ chưa có người ngồi ?
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- HS đọc đề
- GV hỏi bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?
- HS trả lời
- GV hỏi: với bài toán này chúng ta sẽ làm phép tính gì?
- HS trả lời (Phép tính trừ)
- GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm nam và nhóm nữ, yêu cầu 2 nhóm tóm tắt và làm bài vào vở (2 bạn đại diện nhóm nam và nữ làm vào bảng phụ). GV sẽ nhận mỗi nhóm 3 bài, nhóm nào nhanh và đúng đẹp nhất sẽ chiến thắng.
- Các nhóm làm bài, GV đi xung quanh quan sát.
- HS làm nhanh sẽ nộp bài, 2 bạn đại diện lên bảng treo bài của mình lên
- GV nhận các bài nộp 
- GV yêu cầu HS nhận xét 2 bài trên bảng: đáp án, cách trình bày, lỗi chính tả, sự cẩn thận.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt câu trả lời: Để tìm được còn bao nhiêu chỗ chưa ngồi thì ta sẽ lấy tổng số chỗ ngồi trừ đi chỗ đã ngồi là 7000 – 5000 ta sẽ được 2000. Vậy còn 2000 chỗ chưa ngồi
- GV nhận xét các bài nộp.
- GV tuyên bố nhóm thắng cuộc.
4. Hoạt động củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu HS đọc lại số hôm nay đã học 
- HS đồng thanh (100 000)
- GV cho HS xem các hình ảnh về số 100 000 trong thực tế
- GV nhận xét tiết học
- Gv dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_luyen_tap_so_1000_nam_hoc_2021_2022_nguye.docx