Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Bài toán giải bằng hai phép tính

Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Bài toán giải bằng hai phép tính

B. Bài mới:

Hôm nay, chúng ta đến với dạng toán có lời văn mới : Bài toán giải bằng 2 phép tính.

- HS lấy vở ghi bài

1. Ví dụ: - Chúng ta đến với bài toán 1: GV đọc bài

Bái toán 1:- Cô vẽ hình minh hoạ như sau:

Hàng trên có 3 cái kèn (MH xh 3 cái kèn)

= Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?

Thay: Như vậy có nghĩa là Số kèn ở hàng dưới bằng số ở hàng trên và thêm 2 cái (3 kèn xh trước, 2 kèn xh sau)

- Đây là hình vẽ trực quan sinh động, giúp các con hình dung bài toán dễ dàng hơn.

- Hãy quan sát hình vẽ và cho biết:

Có mấy hàng kèn?

Số kèn ở hàng dưới như thế nào với số kèn hàng trên?

=> Hãy vẽ đoạn thẳng để tóm tắt những điều bài toán đã cho biết!

HS tự vẽ, giơ vở, nhận xét, => chốt

- Bài toán có mấy câu hỏi? (2)

- Với câu hỏi thứ nhất, con biểu thị trên sơ đồ như thế nào? Vì sao?

(Vì hàng dưới chỉ mới biết nhiều hơn 2 cái, chứ chưa biết cụ thể là bao nhiêu cái nên phải đi tìm => dấu ?)

- Với câu hỏi thứ 2 con biểu thị trên sơ đồ ntn? Vì sao?

(Vì dấu ngoặc hiểu là tìm số kèn của cả 2 hàng)

 

docx 6 trang ducthuan 4760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Bài toán giải bằng hai phép tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán: 
 	 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (SGK tr 50)
I. Muc tiêu. Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: - Giúp HS làm quen với dạng toán Bài toán giải bằng hai phép tính.
2. Ki năng : - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải 
 - Bước đầu biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩnbị: Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Khởi động: Chơi trò chơi ghép tranh jigsawplanet.com
HS chơi
B. Bài mới:
Hôm nay, chúng ta đến với dạng toán có lời văn mới : Bài toán giải bằng 2 phép tính. 
- HS lấy vở ghi bài
1. Ví dụ: - Chúng ta đến với bài toán 1: GV đọc bài
Bái toán 1:- Cô vẽ hình minh hoạ như sau:
Hàng trên có 3 cái kèn (MH xh 3 cái kèn)
= Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?
Thay: Như vậy có nghĩa là Số kèn ở hàng dưới bằng số ở hàng trên và thêm 2 cái (3 kèn xh trước, 2 kèn xh sau)
- 2 cái
- Đây là hình vẽ trực quan sinh động, giúp các con hình dung bài toán dễ dàng hơn.
- Hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
Có mấy hàng kèn? 
Số kèn ở hàng dưới như thế nào với số kèn hàng trên?
=> Hãy vẽ đoạn thẳng để tóm tắt những điều bài toán đã cho biết!
HS tự vẽ, giơ vở, nhận xét, => chốt
- Bài toán có mấy câu hỏi? (2)
- Với câu hỏi thứ nhất, con biểu thị trên sơ đồ như thế nào? Vì sao?
(Vì hàng dưới chỉ mới biết nhiều hơn 2 cái, chứ chưa biết cụ thể là bao nhiêu cái nên phải đi tìm => dấu ?)
- Với câu hỏi thứ 2 con biểu thị trên sơ đồ ntn? Vì sao?
(Vì dấu ngoặc hiểu là tìm số kèn của cả 2 hàng)
- 2, hàng trên và hàng dưới)
- nhiều hơn hàng trên 2 cái)
Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng với đầy đủ dữ liệu mà bài toán đã cho biết và bài toán hỏi. Bài toán hỏi với 2 yêu cầu.
Nhiệm vụ của chúng ta là giải quyết từng yêu cầu của bài
- Yêu cầu thứ nhất, con giải quyết bằng phép tính gì? Vì sao?
(Phép cộng, vì tìm số nhiều hơn)
=> Đúng rồi, tìm số kèn hàng thứ 2 chính là thực hiện dạng toán nhiều hơn mà các con đã học.
- Cả lớp hãy viết PT vào hộp chát
GV chữa bài: 
Nêu câu lời giải khác? 
Như vậy ta làm xong yêu cầu thứ nhất của bài toán.
- Yêu cầu thứ hai, con giải quyết bằng phép tính gì? Vì sao?
- Khen HS.
- Hãy viết phép tính đó vào hộp chát: HS viết
Mời bạn nêu tên đơn vị và câu lời giải?
GV chốt MH phép tính. Cô cũng hoàn toàn đồng ý với đáp án của con.
Nêu câu lời giải khác? 
Như vậy ta đã làm xong yêu cầu thứ 2
(Phép cộng, vì ta phải tính tổng sô kèn ở cả 2 hàng)
- Phép tính thứ 2: 3+5= 8
-HS nêu
- Đố các con biết, nếu không giải quyết yêu cầu thứ nhất thì ta có giải quyết được yêu cầu thứ 2 không? Vì sao?
- Bạn . Rất xứng đáng được cả lớp thưởng 1 tràng pháo tay đúng không?
(Không thể, vì nếu không biết số kèn hàng 2 thì không thể tìm số kèn ở cả 2 hàng)
Chốt bài 1:
- Các con ạ. 2 yêu cầu a,b của bài toán 1 chính là 2 bước làm để đi tìm số kèn ở cả 2 hàng.
Hay nói cách khác: 
Bài toán này đi tìm số kèn ở cả 2 hàng bằng 2 câu hỏi tương ứng với 2 phép tính. (MH)
Phép tính thứ nhất: Đi tìm số kèn ở hàng dưới 
Phép tính thứ hai: Đi tìm số kèn ở cả 2 hàng.
 Có 2 câu hỏi nên phải có 2 đáp số 
2 phép tính này có quan hệ chặt chẽ: muốn thực hiện được YC b thì phải thực hiện YC a trước. các con nhớ chưa nào?
Cô có bài toán thứ 2:
Bài toán 2: Bể thứ nhất có 4 con cá. Bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá? 
- HS đọc bài
- Bài toán này có mấy câu hỏi? Đó là gì? (1. Hỏi cả 2 hàng)
- Con hãy nêu hướng giải bài toán này? Hỏi 2 HS
Số cá bể 2 tìm bằng cách nào? 
+ Vì sao lại lấy số cá bể 1 + 3? (Vì bể 2 nhiều hơn 3 con)
- rất đúng !
+ Vậy tìm số cá ở bể 2 ntn? 
(Con tìm số cá ở bể thứ 2 trước rồi đi tìm số cá cả 2 bể)
(Số cá bể 1 +3)
(Số cá bể 1 + Số cá bể 2)
Chúng ta có thể lưu sơ đồ hướng giải của bài toán như sau:
Số cá ở cả 2 bể = Số cá bể 1 + Số cá bể 2
 = Số cá bể 1 + 3
- Như vậy chúng ta phải thực hiện mấy phép tính ? 
(2)
- Hãy viết 2 phép tính đó vào ô chát 
(HS đánh)
- Phép tính 4 + 3 = 7 là phép tính đi tìm cái gì? 
(HS tL)
- Phép tính 4+7= 11 là phép tính đi tìm gì?
(HS tL)
Chốt bài toán 2:
Bài toán 2 chỉ có 1 câu hỏi nhưng chúng ta phải thực hiện mấy phép tính? Đó là PT nào?
(2: Tìm số cá ở bể 2; Tìm số cá ở cả 2 bể) (MH)
Rất chính xác, muốn ra đáp số phải thực hiện 2 phép tính. 
+ Nêu những điểm giống nhau của 2 bài toán?
Giống:
=> Chốt: Cô đồng ý với các điểm giống nhau của bài toán.
Nêu những điểm khác nhau của 2 bài toán:
- Bài 1 có thêm câu hỏi tìm đối tượng 2. (MH)
- Bài 2 chỉ có 1 câu hỏi tìm tổng của 2 đối tượng. (MH)
=> Bài toán 1: Đi tìm tổng số kèn của 2 hàng bằng 2 phép tính nhưng lại cần 2 câu hỏi.
Bài toán 2: Đi tìm tổng số cá của cả 2 bể nhưng chỉ cần 1 câu hỏi
Bài toán 2 là dạng toán có lời văn giải bằng 2 phép tính
Chốt bài mới: Để giải BT có lời văn bằng 2 phép tính, ta thực hiện những bước nào?
Bước 1: Tìm đối tượng chưa biết.
Bước 2: Tìm tổng 2 đối tượng.
 ĐS: Ghi 1 đáp số.
 Trình bày bài giải đúng quy định..
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Đó cũng chính là những lưu ý cần thiết khi giải các dạng toán này. Các con hãy ghi nhớ để làm tốt phần Luyện tập nhé.
2. Luyện tập:
Bài 1: - Cô mời Trà My đọc bài.
- HS TL
- GV giải thích về bưu ảnh và liên hệ thực tế.
+ Bài toán cho biết gì? Hai đối tượng trong bài là gì?
Số bưu ảnh của em có quan hệ như thế nào so với số bưu ảnh của anh?
- ít hơn.
+ Câu hỏi tìm đáp số của bài là gì?
+ Vậy dựa vào những dữ kiện đề bài cho và đề bài hỏi, cả lớp tóm tắt bài vào bc
- ngắn hơn
- Cả lớp lấy b/c tóm tắt bài toán.
- GV chữa bài: 1 bạn tóm tắt bàng lời, tóm tắt bằng sơ đồ
- GV nêu những lưu ý khi tóm tắt bằng 2 hình thức.
+ Muốn tìm được số bưu ảnh của cả 2 anh em, ta phải tìm được gì trước?
- Tìm được số bưu ảnh của em.
- Cả lớp lấy vở, hoàn thành tóm tắt và bài giải vào vở.
- Bạn nào làm xong áp bài lên để cô chấm trực tiếp.
- GV chấm bài, nhận xét.
- Gọi HS nhân xét bàì bạn.
- Gv đưa bài đối chiếu.
+ Tìm số bưu ảnh của em con thực hiên BT dạng nào?
- dạng ít hơn.
- Rất giỏi, cảm ơn con! Đây chính là phần cô muốn lưu ý các con: cần chú ý đến mối quan hệ giữa các đối tượng trong BT để có PT giải phù hợp.
+ Bài 1 thuộc dạng toán nào?
- BT giải bằng hai PT
* Chốt bài1 : BT giải bằng 2 phép tính : 
B1 : Tìm đối tượng chưa biết của bài toán. 
B2 : Trả lời câu hỏi của bài toán, 1 đáp số trả lời câu hỏi của bài toán.
- Cô khen cả lớp đã hiểu và trình bày bài tập 1 rất tốt rồi. Chúng mình cùng chuyển sang BT 3 nhé.
Bài 3:
- Bạn đọc yêu cầu bài 3
+ Bài 3 có những yêu cầu nào?
- Nêu BT. Giải BT
+ Nhìn tóm tắt con biết được điều gì?
- Bài có 2 thành phần là bao gạo và bao ngô.
Bao gạo nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg
Hỏi cả 2 bao 
- Cô hoàn toàn đồng ý với con! 
Cả lớp dành cho bạn một tràng pháo tay vì lời phát biểu vừa rồi.
- Đấy là những dữ kiện của bài toán. Vậy ta cần đặt đề toán này vào bối cảnh nào cho phù hợp để BT đầy đủ hơn? 
- Trong một của hàng bán 
- Mẹ em mua 
- Một xe máy chở được
- Các ban hãy đặt đề toán vào vở, bạn nào làm xong trước giơ tay để cô biết nhé. 
- GV chữa đề toán
- Lưu ý về cách đặt đề toán và trình bày.
- Bài này giải ntn các con trình bày vào vở xong chụp bài gửi vào đường link azota cô gửi trong ô chát nhé.
- GV chấm bài, nhận xét.
- GV đối chiếu bài của cô.
- Các bạn đã nộp bài mà cô chưa chấm cô sẽ chấm sau. Còn bạn nào chưa nộp đc, sau buổi học này tiếp tục nộp bài nhé.
- Như các buổi học trước, bây giờ sẽ là phần thử thách. Bạn nào muốn tham gia thử thách của cô hãy giơ cánh tay xinh của mình lên nào?
- GV ghi bảng điện tử
Thử thách của cô là: Dựa vào các dữ kiện có sẵn của bài tập 3, hãy đặt đề toán sao cho tìm sô kg ngô ta làm phép tính trừ.
- HS nêu BT
- Rất giỏi, cô thưởng cho bạn . 5 điểm trong classdojo.
- Còn TG cho HS nêu cách giải, GV viết vào bảng điện tử.
- Dạng toán BT giải bằng 2 PT
Chốt bài 3: Qua cách đặt đề toán vừa rồi, các con thấy đọc kỹ bài để tìm ra mối quan hệ giữa các thành phần là rât cần thiết, tìm ra đúng mối quan hệ sẽ tìm được phép tính đúng để giải bài toán.
3. Củng cố:
=>Vậy khi giải các BT thuộc dạng BT giải bằng hai PT, cũng giống như khi làm các bài toán có lời văn khác các con cần ghi nhớ những điều gì. Hãy viết những điều mình ghi nhớ được sau tiết học này bằng sơ đồ tư duy nhé. 
- Cô dành ra 5 phút cho các bạn vẽ và trình bày bài.
- Trong cuộc thi hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, lớp mình có rất nhiều bạn tham gia và đã đạt được nhiều giải thưởng như bạn: Tiến Sang, Kim Lam, Tuấn Đạt, Sỹ Tùng, . Bạn Khánh Linh lớp mình rất xứng đáng dành giải nhất với phần vẽ sơ đồ tư duy. Cô tin rằng với yc này của cô bạn đã có sản phẩm của mình.
- HS chia sẻ SĐTD của mình.
- Nhận xét SĐTD, GV bổ sung cho HS vẽ tiếp.
- GV đưa SĐTD đầy đủ, gọi HS nhắc lại.
- Dạng toán BT giải bằng 2 PT còn có rất nhiều các yêu cầu khác nhau, các con sẽ được học trong tiết sau và học xuyên suốt chương trình học lớp 3. Nhưng dù bài toán có yc gì thì các con vẫn cần thực hiện đúng 5 bước như trên thì các bài toán có lời văn không làm khó chúng mình các con đồng ý không?
SĐTD:
+ Đọc kỹ đề bài để xác định mối quan hệ các thành phần trong bài.
+ Tìm thành phần bị ẩn.
+ Xác định PT giải 
+ Tìm câu trả lời phù hợp.
+ Trình bày bài giải.
- Gọi HS nhắc lại 5 bước.
IV. Định hướng học tập tiếp theo:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Làm bài tập trong OLM .
- Chuẩn bị bài sau: Bài toán giải bằng hai phép tính (Tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_bai_bai_toan_giai_bang_hai_phep_tinh.docx