Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 25: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 25: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên

Hoạt động của giáo viên

1. Hoạt động 1: Dạy bài mới

1) Giới thiệu bài:

- GV cho HS xem video về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

- Ở bài trước, các em đã được biết về hội vật – một hội thi vừa có lợi cho hoạt động thể chất, vừa mang lại niềm vui cho mọi người. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu một lễ hội không kém phần vui tươi và hào hứng, nhưng lại mang đậm bản sắc của người dân Tây Nguyên qua bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên

- GV yêu cầu 2 HS nhắc lại tên bài

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút).

* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới

* Cách tiến hành:

- GV đọc diễm cảm toàn bài.

• Luyện đọc từ khó

+ Chiêng trống

+ Man-gat

+ Ghìm đá

+ Chiêng khua

+ Huơ vòi.

- GV đọc mẫu

- GV gọi 3-4 đọc lại

• Luyện đọc câu

-GV lưu ý HS: Ngắt, nghỉ đúng ở những dấu chấm, dấu phẩy và những câu dài cần ngắt.

“Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/huơ vòi/chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,/khen ngợi chúng.//”

- GV đọc mẫu

- GV gọi 3-4 đọc lại

- GV nhận xét

• Luyện đọc đoạn

- GV hỏi: “Theo các em chúng ta sẽ chia bài ra làm bao nhiêu đoạn?”

- Cho HS luyện đọc từng đoạn.

(GV theo dõi, chỉnh sửa những chỗ HS đọc chưa đúng, đọc những từ HS đọc sai và yêu cầu HS đọc lại)

• Giải nghĩa từ

- Giúp HS giải nghĩa các từ ngữ trong SGK: trường đua, chiêng, man - gát, cổ vũ.

- GV trình chiếu các từ khó lên màn hình, giải thích rõ hơn nghĩa của các từ trường đua, chiêng, man - gát, cổ vũ và cho HS xem thêm một số hình ảnh minh hoạ

+ Trường đua: nơi diễn ra cuộc đua

+ Chiêng: nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội

+ Man-gát: người điều khiển voi (cách gọi của đồng bào Tây Nguyên)

+ Cổ vũ: khuyến khích, động viên cho hăng hái hơn.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:

1) Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?

- GV hỏi: Không khí lễ hội trước khi diễn ra cuộc đua như thế nào?

 - GV: Không khí trước khi diễn ra cuộc

đua rất sôi nổi. Vậy để xem cuộc đua diễn

ra như thế nào, cô mời 1 bạn đọc đoạn 2

2) Cuộc đua diễn ra như thế nào?

- Chốt lại các ý của HS

3) Khi về trúng đích, voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?

- Chốt lại các ý của HS

- Em có cảm nhận gì về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên?

- GV nhận xét, chốt: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị, hấp dẫn và cũng rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của người Tây Nguyên. Đó cũng chính là nội dung bài ngày hôm nay.

- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.

 

docx 4 trang ducthuan 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 25: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nết độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. 
	2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài:
- GV cho HS xem video về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên
- Ở bài trước, các em đã được biết về hội vật – một hội thi vừa có lợi cho hoạt động thể chất, vừa mang lại niềm vui cho mọi người. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu một lễ hội không kém phần vui tươi và hào hứng, nhưng lại mang đậm bản sắc của người dân Tây Nguyên qua bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
- GV yêu cầu 2 HS nhắc lại tên bài
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới
* Cách tiến hành:
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
Luyện đọc từ khó
- 
- Nêu lại tên bài học.
+ Chiêng trống
+ Man-gat
+ Ghìm đá
+ Chiêng khua
+ Huơ vòi.
- GV đọc mẫu
- GV gọi 3-4 đọc lại
Luyện đọc câu
-GV lưu ý HS: Ngắt, nghỉ đúng ở những dấu chấm, dấu phẩy và những câu dài cần ngắt.
“Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/huơ vòi/chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,/khen ngợi chúng.//”
- GV đọc mẫu
- GV gọi 3-4 đọc lại
- GV nhận xét
Luyện đọc đoạn
- GV hỏi: “Theo các em chúng ta sẽ chia bài ra làm bao nhiêu đoạn?”
- Cho HS luyện đọc từng đoạn.
(GV theo dõi, chỉnh sửa những chỗ HS đọc chưa đúng, đọc những từ HS đọc sai và yêu cầu HS đọc lại)
Giải nghĩa từ
- Giúp HS giải nghĩa các từ ngữ trong SGK: trường đua, chiêng, man - gát, cổ vũ.
- GV trình chiếu các từ khó lên màn hình, giải thích rõ hơn nghĩa của các từ trường đua, chiêng, man - gát, cổ vũ và cho HS xem thêm một số hình ảnh minh hoạ
+ Trường đua: nơi diễn ra cuộc đua
+ Chiêng: nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội
+ Man-gát: người điều khiển voi (cách gọi của đồng bào Tây Nguyên)
+ Cổ vũ: khuyến khích, động viên cho hăng hái hơn.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
1) Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
- GV hỏi: Không khí lễ hội trước khi diễn ra cuộc đua như thế nào?
 - GV: Không khí trước khi diễn ra cuộc
đua rất sôi nổi. Vậy để xem cuộc đua diễn
ra như thế nào, cô mời 1 bạn đọc đoạn 2
2) Cuộc đua diễn ra như thế nào?
- Chốt lại các ý của HS
3) Khi về trúng đích, voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
- Chốt lại các ý của HS
- Em có cảm nhận gì về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét, chốt: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị, hấp dẫn và cũng rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của người Tây Nguyên. Đó cũng chính là nội dung bài ngày hôm nay.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (7 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo cách thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- GV chiếu bài tập đọc và đọc lại 1 lần
- Mời 3-4 HS đọc lại
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Đọc thầm theo
- Đọc tiếp nối từng câu.
- Bài này được chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu giỏi nhất
+ Đoạn 2: Đến giờ khen ngợi chúng. 
- HS đọc từng đoạn.
- HS đọc giải nghĩa từ trong SGK
- 1 HS đọc lớn, cả lớp dò theo trong SGK
- HS trả lời
1) Các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua:
+ Chọn sẵn đoạn đường đua tốt, phẳng lì, dài hơn năm cây số, chiêng khua trống đánh vang lừng. Mười chú voi dàn hàng ngang ở nơi xuất phát, hai chàng man-gát ăn mặc đẹp đẽ ngồi sẵn trên voi với vẻ rất bình tĩnh.
- Rất sôi nổi, vui tươi.
HS đọc đoạn 2
- Cuộc đua diễn ra như sau: chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất, cả bầy hăng máu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng trai man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.
- Cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương của voi đua: Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt tình cổ vũ, khen ngợi chúng.
- Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị và hấp dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_25_ngay_hoi_dua_voi_o_tay_nguyen.docx