Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15, Tiết 45: Nhà rông ở Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên .
- Hiểu được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông.
2. Kĩ năng:Rèn HS biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi bài đọc.
3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu thêm những sinh hoạt ở Tây Nguyên.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. PHƯƠNG PHÁP
2. Phương pháp :
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh SGK, bảng phụ.
- HS: sgk, vở ghi
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15, Tiết 45: Nhà rông ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC TIẾT 45: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên . - Hiểu được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. 2. Kĩ năng:Rèn HS biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi bài đọc. 3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu thêm những sinh hoạt ở Tây Nguyên. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. PHƯƠNG PHÁP 2. Phương pháp : - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CHUẨN BỊ - GV: Tranh SGK, bảng phụ. - HS: sgk, vở ghi IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1.HĐ khởi động (3-5 phút): - Sĩ số : 23, vắng........ - Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ Các con có muốn chơi trò chơi không? Bây giờ cô cho cả lớp mình chơi 1 trò chơi. Trò chơi mang tên Hái Táo. Trên bảng của cô là 1 cây táo với các quả táo. Trên các quả táo được đánh số. Nhiệm vụ của các con là sẽ chọn 1 quả táo và thực hiện yêu cầu ẩn chứa bên trong quả táo đó. Nếu các con trả lời đúng chúng mình sẽ đc tặng 1 phần quà. Các con có thích ko nào? Ai xung phong nào? - Đọc đoạn 1 và TLCH + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. - Đọ c đoạn 3 + 4 và TLCH + Nêu nội dung bài? - Kim Đồng là một liên lạc nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ Cách mạng. - GV nhận xét. Qua phần vừa rồi cô thấy các con đọc bài cũng như nắm rất tốt nội dung bài của tiết học trước. Cô tuyên dương các bạn nào Cô mời các con hãy cùng quan sát lên trên màn hình + Quan sát và cho cô biết, con thấy gì trong những bức tranh này? - Đây là ngôi nhà mái bằng, đây là ngôi nhà mái ngói, đây là những ngôi nhà cao tầng và đồ sộ. Còn bức ảnh cuối cùng là ngôi nhà có mái cao, lớp bằng lá 3 bức ảnh đầu tiên chúng ta thấy khá là quen thuộc. Còn bức ảnh thứ 4 với 1 số bạn chúng ta thấy khá lạ có đúng không nào? Các con có biết ngôi nhà này gọi là gì không? - Ngôi nhà rông Cô nhất trí đây chính là ngôi nhà Rông của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên đấy các con ạ. Để giúp các con biết vẻ đẹp của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông. Cô cùng các con sẽ cùng tìm hiểu qua tiết tập đọc ngày hôm nay: Nhà rông ở Tây Nguyên. - GV viết tên bài - HS nối tiếp nhắc lại 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HĐ1. Đọc văn bản (30 phút) a. GV đọc mẫu toàn bài - HS theo dõi GV nêu giọng đọc: đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở các từ ngữ tả đặc điểm nhà rông ở Tây Nguyên - HS lắng nghe - Hướng dẫn cách đọc bài. - HS theo dõi * Luyện đọc câu: - Đọc nối tiếp câu. - Lần 1: HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa sai. - HS đọc bài Nhận xét - Lần 2: HS Đọc nối tiếp câu kết hợp sửa phát âm: - HS đọc nối tiếp câu 2 lần, phát âm đúng các từ khó: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, chiêng trống, buôn làng... 1 HS đọc toàn bộ Nhận xét: Sau 2 lần đọc nối tiếp câu cô thấy các con * Đọc nối tiếp đoạn: GV chia đoạn: 4 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu không vướng mái. + Đoạn 2: Tiếp theo khi cúng tế. + Đoạn 3: Tiếp đó nơi tiếp khách của làng. + Đoạn 4: Còn lại. - HS đánh dấu vào SGK - Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện câu dài. + Trong câu này để đọc đúng ngoài ngắt sau dấu phẩy các con còn nên ngắt hơi sau những tiếng nào? - HS đọc nối tiếp đoạn. - Nó phải cao/ để đàn voi đi qua mà không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. - Nhận xét 2, 3 HS đọc lại - Lần 2: HS đọc nối tiếp đoạn .Giải nghĩa từ. 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn ĐOẠN 1 Trong đoạn này có cụm từ: Khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mai. Con hiểu + Hiểu rông chiêng là gì? - Một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên. Vậy giúp các bạn biết thêm điệu múa rông chiêng cô mời các xem 1 đoạn video sau Bấm Như các con thấy tất cả già trẻ, trai gái trong buôn làng tay cầm chiêng trống, các chị em phụ nữ múa quanh đống lửa ĐOẠN 2 - GV đưa hình ảnh + Cô mời các con hãy quan sát và nói tên các đồ vật có trong hình? - quốc, liềm, cào... + Tất các các đồ vật này người ta gọi chung là gì - Nông cụ GV: Các đồ dùng để làm ruộng người ta gọi chung là nông cụ Đọc tiếp 3 + 4 - GV nhận xét, tuyên dương. * Đọc trong nhóm: - GV nhận xét, tuyên dương. - HS đọc bài trong nhóm * Đọc toàn bài. - Gọi HS đọc cả bài. 1 HS đọc toàn bài. Nhận xét phần đọc c. HĐ Tìm hiểu bài (10 phút) Cô thấy các con đã luyện đọc rất tốt. Bây giờ Cô cùng các con chuyển sang phần tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 1: + Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào? - Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ: lim, gụ, sến, táu... Nhận xét - GV: đó là các loại gỗ quý, có giá trị vì nó rất bền và chắc chắn. + Vì sao nhà rông phải chắc và cao? (Ghi bảng: Cao và chắc) - Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp - Sàn nhà phải cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa, ngọn giáo không vướng mái... Qua phần tìm hiểu hãy cho cô biết những từ ngữ này cho ta biết điều gì? + Nêu nội dung của đoạn 1 1. Đặc điểm của nhà rông. - GV: Qua đoạn 1 chúng ta thấy rằng tác giả đã sử dụng các từ ngữ gợi tả để giới thiệu với chúng ta về đặc điểm của ngôi nhà rông. Để tìm hiểu kĩ hơn về kiến trúc của nhà rông chúng ta cùng đọc tiếp đoạn 2 của bài - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 2: + Gian đầu của nhà rông được dùng để làm gì? Thờ thần làng - Thờ thần làng + Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? - Trang trí rất trang nghiêm ( Từ:cúng tế ) - Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất nghiêm: trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần xung quanh treo những cành hoa đan bằng tre - Ngoài ra xung quanh hòn đá thần con treo vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế... Ý của 3 bạn gộp lại là câu trả lời hoàn toàn chính xác Hãy nêu ý chính của đoạn 2 2. Đặc điểm gian đầu nhà rông. - GV: Như vậy, gian đầu nhà rông là nơi rất thiêng liêng, trang trọng. Còn gian giữa và gian thứ 3 được của nhà rông được coi là gì để tìm hiểu điều đó thì cô yêu cầu các con sẽ thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau - GV đưa silde - HS quan sát - GV yêu cầu 1 HS đọc các câu hỏi - HS thực hiện 2 nhóm Sau khi thảo luận cặp tôi xin phép được trình bày phần kết quả như sau Cặp 1 + Gian giữa được coi là gì của nhà rông? - Được coi là trung tâm của nhà rông. + Từ gian thứ ba của nhà rông dùng để làm gì? ( Từ: nơi ngủ, bảo vệ ) Gọi cặp khác nhận xét - Từ gian thứ ba là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.... HS tương tác Tôi nhất trí với kết quả thảo luận của cặp bạn. Tôi xin hỏi thêm cặp bạn 1 câu hỏi + Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? ( Từ: họp, tiếp khách ) - Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, là nơi tiếp khách của làng... Cô thấy cặp thứ nhất trả lời rất tốt rồi, cô mời một cặp nữa nào Cặp 2 trả lời 2 câu Cô nhất trí với kết quả thảo luận của các bạn vỗ tay + Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên? - Nhà rông của người Tây Nguyên có kiến trúc rất độc đáo bên cạnh đó nó còn thể hiện nét đẹp văn hoá của các dân tộc ở Tây Nguyên.Ta thấy Nhà rông là tác phẩm nghệ thuật lớn, là linh hồn của bản làng Tây Nguyên Đoạn 3 và đoạn muốn nói với chúng ta điều gì? 3. Đặc điểm gian thứ 2, thứ 3 của nhà rông. + Qua tìm hiểu bài ai có thể nêu giúp cô ý chính của toàn bài? - Đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông. Cô đồng ý. Và đây cũng là ý chính của bài ngày hôm nay. Cô mời 1 bạn nhắc lại 2 HS Chúng mình vừa đã nắm được nội dung của bài rồi đúng ko nào. Bây giờ cô trò chúng ta sẽ cùng nhau chuyển sang phần luyện đọc lại 4. HĐ Đọc diễn cảm (5 phút) Cô sẽ đọc lại bài 1 lần nữa các con hãy lắng nghe cô đọc Và tìm ra giọng đọc của bài này nhé - Bài được đọc với giọng ntn? - Bài đọc với giọng kể, nhấn giọng ở các từ ngữ tả đặc điểm nhà rông ở Tây Nguyên ở tiết học này cô sẽ HD lớp mình đọc diễn cảm đoạn 1 + để đọc hay đoạn này ta nên nhấn giọng ở từ ngữ nào. Bền chắc, không vướng mái - Đại diện báo cáo GV bổ sung Không đụng sàn Nhất trí: Đưa slide Gọi Hs thể hiện thật hay đoạn này - 2 HS đọc HS nhận xét: Đọc to rõ ràng, nhấn giọng đúng * Hệ thống tiết học * Sau khi học bài này, em có cảm nghĩ gì về vùng đất Tây Nguyên của Tổ quốc? - là vùng đất có nhiều nét văn hóa độc đáo đồng bào Tây Nguyên. Qua bài học ngày hôm nay con đã nắm đc đặc điểm của nhà rông ở TN và những sinh hoạt cộng đồng ở TN. Về nhà con sẽ kể lại cho ng thân nghe về những nét đôc đáo này nhé - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Hũ bạc của ng cha IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY ......................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_3_tuan_15_tiet_45_nha_rong_o_tay_nguyen.docx