Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiếng đàn

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiếng đàn

Hoạt động của giáo viên

1. Kiểm tra bài cũ:

GV: - Tiết trước chúng ta học bài gì?

 - Để kiểm tra xem cả lớp có xem lại bài cũ hay không thì cô mời 1 bạn đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau :

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét

 - Cô mời 1 bạn đọc đoạn 2 giúp cô và trả lời câu hỏi sau:

+Cao Bá Quát có mong muốn gì? - Cô mời 1 bạn nhận xét bạn giúp cô.

 - Bạn đọc hay, to rõ, trả lời đúng câu hỏi của cô. Tuyên dương bạn nào các em.

 - Cô mời 1 bạn đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

 - Cô mời 1 bạn nhận xét giúp cô phần trình bày của bạn nào

- Bài văn ca ngợi ai nào các em? Ca ngợi điều gì nè?

 - Qua phần kiểm tra bài cũ cô nhận thấy lớp chúng ta có xem lại bài và trả lời đúng câu hỏi của cô. Cô có lời khen cho cả lớp.

3. Bài mới:

* Giới thiệu tên bài

- Các em đã từng nghe ai đó đánh đàn hay thổi sáo chưa?

- Khi nghe tiếng đàn hay tiếng sáo các em cảm thấy thế nào?

- GV giới thiệu: Tiếng đàn hoặc tiếng sáo mà các em nghe đó chính là âm nhạc. Âm nhạc mang lại cho con người bao nhiêu điều kì diệu. Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với đàn Vi-ô-lông của 1 bạn nhỏ. Đó chính là bài: Tiếng đàn

- Gọi HS nhắc lại tên bài

* Hoạt động 1: Luyện đọc

- Cô mời cả lớp mở sách ra trang 54

a) Đọc mẫu:

- Đối với bài này chúng ta đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm xúc

- GV: Cả lớp lắng nghe cô đọc mẫu

- HS đọc nối tiếp câu lượt 1

- GV: Cả lớp đọc nối tiếp câu giúp cô.

- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: khuôn mặt, vầng trán, sẫm màu, lướt nhanh

- Đọc nối tiếp câu lượt 2.

- GV theo dõi HS và sửa lỗi phát âm.

b) Luyện đọc đoạn:

- Hướng dẫn HS chia làm 2 đoạn

- Bạn nào có thể cho cô biết bài văn này chúng ta chia thành mấy đoạn?

- Đoạn 1 từ đâu đến đâu?

- Đoạn 2 từ đâu đến đâu?

- GV chiếu ppt đoạn hoặc câu dài hướng dẫn HS đọc.

Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn / thì như có phép lạ / những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi / nhưng gò má ửng hồng, / đôi mắt sẫm màu hơn, / làn mi rậm cong dài khẽ rung động. //

- GV đọc mẫu

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn

- Gọi HS đọc đoạn

- GV đặt câu hỏi:

+ Cây đàn mà Thủy chơi có tên là gì?

- Cô có tranh đàn Vi-ô-lông cả lớp cùng quan sát nhé.

- Ngoài đàn vi-ô-lông ra các em còn biết những loại nhạc cụ nào. Có thể kể cho cô và các bạn biết được không

- GV giải nghĩa từ và ghi bảng:

- Giới thiệu về ắc-sê là cái cần có căng dây để kéo đàn vi-ô-lông

- GV: Khi nhận đàn bạn Thủy đã làm gì?

- GV: Lên dây nghĩa là gì?

- Bạn nào cho cô biết từ dân chài có nghĩa là gì?

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn

- GV nhận xét

 

doc 6 trang ducthuan 3300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiếng đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
Tên bài dạy: TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu được nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. - Hiểu được các từ ngữ mới trong bài: lên dây, ắc-sê, dân chài
- Chú ý các từ ngữ: + Phiên âm nước ngoài: vi-ô-lông, ắc-sê
 + HS hay đọc sai: khuôn mặt, vầng trán, sẫm màu, lướt nhanh
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài học trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: - Tiết trước chúng ta học bài gì? 
 - Để kiểm tra xem cả lớp có xem lại bài cũ hay không thì cô mời 1 bạn đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau :
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
 - Cô mời 1 bạn đọc đoạn 2 giúp cô và trả lời câu hỏi sau: 
+Cao Bá Quát có mong muốn gì? - Cô mời 1 bạn nhận xét bạn giúp cô.
 - Bạn đọc hay, to rõ, trả lời đúng câu hỏi của cô. Tuyên dương bạn nào các em.
 - Cô mời 1 bạn đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
 - Cô mời 1 bạn nhận xét giúp cô phần trình bày của bạn nào
- Bài văn ca ngợi ai nào các em? Ca ngợi điều gì nè?
 - Qua phần kiểm tra bài cũ cô nhận thấy lớp chúng ta có xem lại bài và trả lời đúng câu hỏi của cô. Cô có lời khen cho cả lớp.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu tên bài
- Các em đã từng nghe ai đó đánh đàn hay thổi sáo chưa?
- Khi nghe tiếng đàn hay tiếng sáo các em cảm thấy thế nào?
- GV giới thiệu: Tiếng đàn hoặc tiếng sáo mà các em nghe đó chính là âm nhạc. Âm nhạc mang lại cho con người bao nhiêu điều kì diệu. Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với đàn Vi-ô-lông của 1 bạn nhỏ. Đó chính là bài: Tiếng đàn
- Gọi HS nhắc lại tên bài 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Cô mời cả lớp mở sách ra trang 54
a) Đọc mẫu: 
- Đối với bài này chúng ta đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm xúc
- GV: Cả lớp lắng nghe cô đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp câu lượt 1
- GV: Cả lớp đọc nối tiếp câu giúp cô. 
- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: khuôn mặt, vầng trán, sẫm màu, lướt nhanh
- Đọc nối tiếp câu lượt 2. 
- GV theo dõi HS và sửa lỗi phát âm. 
b) Luyện đọc đoạn:
- Hướng dẫn HS chia làm 2 đoạn
- Bạn nào có thể cho cô biết bài văn này chúng ta chia thành mấy đoạn? 
- Đoạn 1 từ đâu đến đâu?
- Đoạn 2 từ đâu đến đâu?
- GV chiếu ppt đoạn hoặc câu dài hướng dẫn HS đọc.
Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn / thì như có phép lạ / những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi / nhưng gò má ửng hồng, / đôi mắt sẫm màu hơn, / làn mi rậm cong dài khẽ rung động. //
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn 
- Gọi HS đọc đoạn 
- GV đặt câu hỏi: 
+ Cây đàn mà Thủy chơi có tên là gì?
- Cô có tranh đàn Vi-ô-lông cả lớp cùng quan sát nhé.
- Ngoài đàn vi-ô-lông ra các em còn biết những loại nhạc cụ nào. Có thể kể cho cô và các bạn biết được không
- GV giải nghĩa từ và ghi bảng: 
- Giới thiệu về ắc-sê là cái cần có căng dây để kéo đàn vi-ô-lông 
- GV: Khi nhận đàn bạn Thủy đã làm gì? 
- GV: Lên dây nghĩa là gì? 
- Bạn nào cho cô biết từ dân chài có nghĩa là gì? 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV nhận xét 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
GV hỏi: 
Câu 1: Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? 
- GV giảng: Đó là những công việc quen thuộc và không thể thiếu của những người chơi đàn
- Vậy để biết được tiếng đàn của bạn Thủy phát ra âm thanh như thế nào thì cô mời cả lớp tìm hiểu câu thứ 2. Cô mời 1 bạn đọc câu hỏi:
- Tiếng đàn của bạn Thủy được miêu tả qua những từ ngữ nào? 
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét. Mời 1 HS nhắc lại
- Bạn nào cho cô biết cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn như thế nào?
- Vậy cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét 1 HS nhắc lại
- GV: Để biết được cuộc sống và khung cảnh xung quanh đã đón nhận tiếng đàn của Thủy như thế nào. Chúng ta cũng tìm hiểu qua đoạn thứ 2. Cô mời cả lớp đọc thầm đoạn thứ 2.
- 1 bạn đọc câu hỏi 4 giúp cô: Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn
- Cô mời 1 bạn trả lời câu hỏi 4 
- GV gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại câu trả lời
- Bạn nào cho cô biết bài văn trên cho chúng ta bài học gì? 
- GV chiếu nội dung bài
- Cô mời 2 bạn nhắc lại nội dung bài giúp cô
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu 
- Y/C HS đọc lại từng đoạn
- Yêu cầu là phải đọc to rõ, diễn cảm.
- GV yêu cầu HS đọc lại cả bài
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài 
5. Dặn dò 
- GV dặn HS xem trước chủ đề: Lễ hội; tìm hiểu thêm về các lễ hội ở nước ta và chuẩn bị bài Hội vật 
- GV nhận xét tiết học
HS: - Thưa cô, chúng ta đã học bài Đối đáp với vua 
- HS đọc đoạn 1
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây
- HS nhận xét- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi: Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua
- HS nhận xét ( Bạn đọc to rõ, diễn cảm, trả lời đúng câu hỏi)
- HS lắng nghe, vỗ tay tuyên dương bạn
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
 Vua bắt Cao Bá Quát đối vì cậu đã tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu.
- HS nhận xét ( Bạn đọc đúng, to rõ và trả lời câu hỏi đúng)
- Bài văn ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin
- Tiếng nhạc du dương, trầm bổng rất là hay
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS thực hiện
- 2 HS đọc lại mỗi từ
- Đến HS nào thì cho đọc tiếp theo đó.
- Bài văn chia thành 2 đoạn
- Đoạn 1: Thủy nhận được cây đàn .. khẽ rung động
- Đoạn 2 là phần còn lại
- HS lắng nghe. 2 HS đọc lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1
+ Đàn vi-ô-lông
- Cả lớp quan sát 
- Đàn piano, trống, kèn, đàn guitar, 
- HS lắng nghe 
- Bạn Thủy lên dây và kéo thử vài nốt nhạc 
- Là chỉnh dây đàn cho đúng chuẩn 
- Là người làm nghề đánh cá
- HS thực hành đọc
- Thủy lên dây đàn và kéo vài nốt nhạc
- HS lắng nghe 
- 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi
- Tiếng đàn trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng
- HS nhận xét. HS lắng nghe và nhắc lại câu trả lời
- Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
- Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc
- HS nhận xét. HS lắng nghe và nhắc lại câu trả lời
- HS lắng nghe 
- HS đọc câu hỏi
- HS trả lời: Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi: lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ; mấy con chim bồ cầu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe và tuyên dương bạn
- HS nhắc lại câu trả lời
- Nội dung bài: Tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hòa hợp với không gian thanh bình xung quanh
- 2 HS đọc lại nội dung bài
- HS theo dõi
- HS thực hiện 
- 2 HS đọc lại cả bài
- 2 HS nêu lại nội dung bài 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tieng_dan.doc