Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Nhớ lại buổi đầu đi học - Trường TH Tân Lập B

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Nhớ lại buổi đầu đi học - Trường TH Tân Lập B

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động

+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn?

+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra?

- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

-Nhận xét

- Để bắt đầu vào bài học chúng ta cùng cất tiếng hát với bài hát “ Ngày đầu tiên đi học.”

- GV kết nối kiến thức:

- Nội dung ca khúc nói về điều gì?

- Trong ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ có tâm trạng như thế nào?

- Giới thiệu bài: Bài hát cho thấy tâm trạng của bạn nhỏ trong ngày đầu tiên đi học. Đó cũng là tâm trạng của nhà văn Thanh Tịnh. Vậy tâm trạng đó ra sao, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài tập đọc “ Nhớ lại buổi đầu đi học”.

- Ghi tên bài lên bảng đồng thời gọi HS đọc lại tên đề bài.

+ Vì thỉnh thoảng Cô - li – a mới làm 1 số việc lặt vặt, vì ở nhà mẹ thư¬ờng làm mọi việc để giành thời gian cho Cô - li – a học.

+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a liền viết thêm: Có lần, em còn giặt cả bít tất, áo sơ mi và quần lót.

 - Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố gắng làm cho được điều mình đã nói.

- Hát bài: Ngày đầu tiên đi học

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe

- HS ghi vở và mở sách giáo khoa.

 

docx 5 trang ducthuan 3640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Nhớ lại buổi đầu đi học - Trường TH Tân Lập B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tập đọc - Lớp 3
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học HS có khả năng về:
1. Kiến thức: 
 - Hiểu nội dung: Hiểu nội dung bài: Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đến trường.
- Học thuộc lòng 1 đoạn văn 
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Nao nức, tựu trường, nảy nở, bỡ ngỡ, quãng trời rộng, ngập ngừng.
- Biết đọc bài văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Thái độ: Yêu trường, lớp, nhớ về những kỉ niệm đẹp của buổi đầu đi học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:	
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK, phấn màu.
2. Học sinh: SGK, vở Toán, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động 
+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? 
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra?
- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
-Nhận xét
- Để bắt đầu vào bài học chúng ta cùng cất tiếng hát với bài hát “ Ngày đầu tiên đi học.”
- GV kết nối kiến thức: 
- Nội dung ca khúc nói về điều gì?
- Trong ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ có tâm trạng như thế nào?
- Giới thiệu bài: Bài hát cho thấy tâm trạng của bạn nhỏ trong ngày đầu tiên đi học. Đó cũng là tâm trạng của nhà văn Thanh Tịnh. Vậy tâm trạng đó ra sao, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài tập đọc “ Nhớ lại buổi đầu đi học”. 
- Ghi tên bài lên bảng đồng thời gọi HS đọc lại tên đề bài.
+ Vì thỉnh thoảng Cô - li – a mới làm 1 số việc lặt vặt, vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc để giành thời gian cho Cô - li – a học.
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a liền viết thêm: Có lần, em còn giặt cả bít tất, áo sơ mi và quần lót.
 - Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố gắng làm cho được điều mình đã nói.
- Hát bài: Ngày đầu tiên đi học
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe 
- HS ghi vở và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
* Cách tiến hành :
GV đọc mẫu toàn bài:
Các con hãy tập trung lắng nghe cô đọc nhé!
Bài này chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
- HS đọc nối tiếp câu: 
+ HS phát hiện từ khó đọc: Chúng ta vừa nghe tổ 3 đọc vậy các con thấy từ nào khó đọc? Khi đọc con cần chú ý ở đâu?
+ Luyện đọc từ khó
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Chia đoạn: Bài này được chia thành mấy đoạn? Từ đâu đến đâu?
- Hướng dẫn đọc câu văn dài :
+ Hằng năm,/ cứ vào cuối thu,/ lá ngoài đường rụng nhiều,/ lòng tôi lại nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.//
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng//.
- Đọc nối tiếp đoạn:
-3 bạn đọc nối tiếp đoạn. ( HS đọc từng đoạn, GV kết hợp giải nghĩa từ khó)
-Tâm trạng “ Nao nức” là tâm trạng như thế nào?
- Đặt 1 câu có từ nao nức.
- Còn cảm giác Mơn man là cảm giác như thế nào ?
-Con hiểu Bầu trời “ quang đãng” là bầu trời như thế nào?
- Con hiểu từ “ bỡ ngỡ” là như thế nào?
-Cô có từ “ ngập ngừng” nghĩa là sao các con nhỉ?
*Luyện đọc theo nhóm 3 
- GV gọi 2 nhóm đọc nối tiếp đoạn
-GV gọi HS nhận xét theo các tiêu chí:
 + Đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
 + Phát âm và ngắt nghỉ đúng.
 + Thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng tình cảm, biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Nhận xét.
d. Đọc toàn bài: 
- HS lắng nghe.
- Tổ 3 đọc nối tiếp câu. 
 - Nao nức, tựu trường, nảy nở, bỡ ngỡ, quãng trời rộng, ngập ngừng.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK).
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến quang đãng
+ Đoạn 2: Từ Buổi mai hôm ấy đến tôi đi học.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS lắng nghe và trả lời
- HS đọc lại: cá nhân -> đồng thanh.
- HS trả lời: Náo nức là tâm trạng hăm hở, phấn khởi.
Chúng em náo nức đến trường.
- HS trả lời: Mơn man là một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.
 Bầu trời quang đãng là bầu trời sáng sủa và thoáng rộng.
+ Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
+ Ngập ngừng: Vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào?
- Các nhóm luyện đọc
HS nhận xét phần đọc của các bạn trong nhóm.
HS đọc nối tiếp đoạn
-HS nhận xét
- HS đọc lại toàn bài.
3. HĐ Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi.
*Cách tiến hành: 
+ Em hiểu ngày tựu trường là ngày nào?
+ Điều gì gợi tác giải nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
-Trong ngày đến trường đầu tiên ấy, vì sao tác giải thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? 
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám bạn học trò mới tựu trường?
*GV chốt: Ngày đầu tiên đến trường đối với mỗi trẻ em là một ngày vô cùng đặc biệt, ai cũng hồi hộp, lo lắng, rụt rè, bỡ ngỡ trước thầy mới, bạn mới và khung cảnh 1 ngôi trường mới. Vì vậy kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học chúng ta sẽ nhớ mãi.
- Trong bài có một hình ảnh so sánh rất hay, bạn nào tìm được hình ảnh so sánh đó?
- Qua bài tập đọc, em thấy được điều gì?
-Chốt nội dung bài.
+ Đó là ngày đầu tiên các bạn học sinh đi học khi bước vào năm học mới.
+ Thời gian: Vào cuối thu; Cảnh vật: Lá ngoài đường rụng nhiều 
-Vì cậu bé đã trở thành HS nên thấy bỡ ngỡ, thấy mọi điều đều đổi khác./ Vì khi được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên, cậu bé thấy thật ngỡ ngàng nên nhìn mọi vật đều thấy khác.
- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám đi từng bước nhẹ 
- Họ như con chim.........................
- Nội dung: Bài tập đọc cho ta thấy những hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả trong buổi đầu đi học.
4. HĐ Học thuộc lòng một đoạn văn mà em thích.
*Mục tiêu: HS đọc thuộc lòng được một đoạn trong bài mà con thích.
*Cách tiến hành: 
- 3 bạn đọc nối tiếp đoạn .
- 1 HS đọc diễn cảm lại toàn bài .
-Qua phần luyện đọc và tìm hiểu bài con thấy thích đoạn nào bài nhất? Hãy nêu lý do vì sao con lại thích đoạn văn đó hơn?
- Các con hãy đọc thuộc lòng đoạn mà con thích cho các bạn trong nhóm nghe nhé.
- -2 HS đọc thuộc lòng 
-GV nhận xét.
5.Củng cố
- Ngày đầu tiên đi học của nhà văn Thanh Tịnh với những kỉ niệm không thể nào quên còn con, ngày đầu tiên đi học của các con như nào? Có bạn nào nhớ không? Hãy chia sẻ cùng cô và các bạn.
- GV nhận xét tiết học; tuyên dương cá nhân, nhóm học tập tích cực.
6. Định hướng học tập 
- Những kỉ niệm ngày đầu đi học là những cảm xúc mãi mãi không bao giờ phai nhòa. Những kỉ niệm này sẽ giúp các con bài thật tốt bài tập làm văn tuần này : Kể về buổi đầu đi học.
Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau: Trận bóng dưới lòng đường.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- 1 HS đọc diễn cảm.
-2-3 HS nêu đoạn văn mình thích và lý do
-HS làm việc nhóm 4
-2 HS đọc thuộc lòng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_nho_lai_buoi_dau_di_hoc_truong_th_tan.docx