Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Nhà bác học và bà cụ - Trần Thị Hiếu
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học , học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
-Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài : nhà bác học, cười móm mém, .
*ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến , luôn mong muốn đem khao học phục vụ con người
- Trả lời được các câu hỏi SGK.
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu, kĩ năng kể chuyện.
- Đọc đúng các tiếng khó dễ lẫn: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đấm lưng thùm thụp, đi nơi này nơi khác, lóe lên, nảy ra, .
- Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
3.Thái độ: Yêu quý và khâm phục nhà bác học.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (tranh phóng to, nếu có).
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- Một vài đạo cụ để HS làm bài tập phân vai dựng lại câu chuyện: một mũ phớt cho Ê-đi-sơn, một cái khăn cho bà cụ.
TËp ®äc - kÓ chuyÖn Nhµ B¸c häc vµ bµ cô I. MỤC TIÊU: Sau tiết học , học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: -Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện. - Hiểu nghĩa các từ trong bài : nhà bác học, cười móm mém, ... *ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến , luôn mong muốn đem khao học phục vụ con người - Trả lời được các câu hỏi SGK. - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu, kĩ năng kể chuyện. - Đọc đúng các tiếng khó dễ lẫn: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đấm lưng thùm thụp, đi nơi này nơi khác, lóe lên, nảy ra, ... - Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 3.Thái độ: Yêu quý và khâm phục nhà bác học. II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ truyện trong SGK (tranh phóng to, nếu có). - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Một vài đạo cụ để HS làm bài tập phân vai dựng lại câu chuyện: một mũ phớt cho Ê-đi-sơn, một cái khăn cho bà cụ. V.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đọc bài Người trí thức yêu nước và TLCH. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hỏi: Theo em, những người như thế nào thì được gọi là nhà bác học? - Trong giờ tập đọc hôm nay, các em cùng đọc và tìm hiểu bài Nhà Bác học và bà cụ, sẽ cho các em thấy rõ nhà bác học Ê-di-xơn có óc sáng tạo kì diệu và quan tâm đến con người như thế nào? 2. Luyện đọc. a. GV đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, viết sai. * Đọc từng đoạn trước lớp: kết hợp giải nghĩa từ Hỏi: - Khi Ê-đi-xơn chế tạo ra đèn điện, mọi người khắp nơi đã làm gì? Em hình dung người ùn ùn kéo đến là thế nào? - Trên đường đến xem đèn điện bà cụ đã vất vả như thế nào? + Em hiểu thế nào là đấm lưng thùm thụp? * Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm. Chú ý cách ngắt giọng các câu. - Gọi hs đọc thi theo nhóm. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gọi hs đọc lại toàn bài. *GV cho học sinh chơi trò chơi + Y/c hs nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. - 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhà bác học là người có hiểu biết sâu rộng về 1 hoặc nhiều ngành khoa học. - Quan sát chân dung Ê-đi-xơn và nghe giới thiệu. - Theo dõi GV đọc và SGK. - Đọc nối tiếp từng câu. - Đọc nối tiếp 4 đoạn, mỗi hs đọc 1 đoạn - Mọi người đã ùn ùn kéo đến. - Là đến liên tục và đông, tiếp nối nhau. - Bà cụ ngồi bên vệ đường bóp chân và đấm lưng thùm thụp. - Là đấm liên tục và khá mạnh vào lưng làm phát ra tiếng kêu thùm thụp - Đọc theo nhóm. - Một nhóm đọc bài. Cả lớp theo dõi. - HS chơi - 1 hs đọc toàn bài cả lớp theo dõi. - Đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1 + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào? + Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Ê-đi-xơn bà cụ mong muốn điều gì? + Vì sao bà cụ lại có mong ước như vậy? + Mong ước của bà cụ đã gợi cho nhà bác học nghĩ đến diều gì? GV: Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 4 để biết mong ước của bà cụ đã được nhà bác học thực hiện như thế nào? + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? + Em hãy tìm 2 chi tiết trong bài cho thấy sự quan tâm của ông đến con người. + Theo em khoa học mang lại những lợi ích gì cho con người. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ 2. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai - Nhắc HS nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - Theo dõi, nhận xét, khen những HS có sáng tạo. 3. Kể trước lớp. Gọi 2-3 nhóm dựng lại câu chuyện C. Củng cố: - Qua câu chuyện này em biết những gì về nhà bác học Ê-đi-xơn ? Nhận xét giờ học. - Câu chuyện xảy ra khi ông chế tạ ra đèn điện, có bà cụ đã đi bộ 12 cây số để tận mắt được xem lúc đó bà cụ mệt quá ngồi bên vệ đường thì ông đi qua và dừng lại hỏi thăm. - Bà cụ mong nhà bác học làm được cái xe không cầ ngựa kéo, thệt êm. - Vì xe ngựa đi rất xóc, đi xe ấy các cụ sẽ ốm mất. - Ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện. - hs đọc đoạn 4. - Nhờ tài năng và tinh thần lao động, nghiên cứu mịêt mài và sự quan tâm đến mọi người của nàh bác học Ê-đi-xơn mà mong ước của bà cụ được thực hiện. - Thấy bà cụ ngồi bên vệ đường ông liền dừng lại hỏi thăm. Cụ già ao ước có một cái xe thật êm, ông đã miệt mài nghiên cứu để chế tạo ra chiếc xe như vậy. - Thảo luận nhóm đôi và trả lời : Khoa học đã tạo ra những thứ cần thiết cho con người, làm cho con người ngày càng được sống sung sướng, thuận tiện hơn. Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh. - HS tự hình thành nhóm, phân vai. - Từng tốp 3 HS thi dựng lại câu chuyện theo vai. - Bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất. - Ê-đi-xơn là nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó ông rất quan tâm đến cuộc sống con người. -Gv giới thiệu : Nhà Bác học Ê-đi-xơn sinh ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931. Ông là người Mĩ và được coi là một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất của thế giới. Ông có một tuổi thơ rất vất vả và khó khăn, ông đã phải tự đi bán báo và làm thuê, ... để kiếm sông nhưng rất ham học hỏi. Trong cuộc đời của mình, nhờ tài năng và sự phấn đấu nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi không biết mệt mỏi, ông đã cống hiến cho nhân loại khoảng 1200 phát minh, sáng chế như : máy đánh chữ, máy đĩa hát, máy chiếu hình, đèn điện, tàu điện, ... IV.ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO -Chuẩn bị bài sau : “Cái cầu”
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_3_nha_bac_hoc_va_ba_cu_tran_thi_hieu.docx