Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Nhà bác học và bà cụ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
1.1. Đọc thành tiếng
- Năng lực ngôn ngữ:
* Tập đọc:
+ Đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng các từ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại.
*Kể chuyện:
+ Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể theo từng vai của các bạn.
1.2. Đọc hiểu:
- Năng lực văn học:
+ Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: nhà bác học, cười móm mém,
+ Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp, hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng ham học hỏi, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: (phần mềm AIC book) phần luyện đọc từ, câu khó, gợi ý phần kể chuyện
- HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5’)
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Bàn tay cô giáo và trả lời câu hỏi:
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì? (Từ tờ giấy trắng, thoắt cái cô gấp
xong chiếc thuyền cong cong rất xinh. Từ tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã
làm ra mặt trời với những tia nắng toả. Từ tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh tạo ra mặt nước dập dềnh những làn sóng lượn quanh thuyền.)
+ Bài thơ ca ngợi điều gì? (Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu khéo léo của cô giáo đã tạo ra biết bao điều lạ.)
- GV nhận xét chung:
+ Trong lớp mình những đồ dùng nào có sử dụng từ điện? (điều hòa, bóng điện, quạt, cây nước nóng )
+ Ngoài ra em có biết phương tiện giao thông nào cũng được sử dụng từ điện không ? (tàu điện, xe điện .)
- GV kết nối và giới thiệu vào bài
TUẦN 22 Tập đọc – Kể chuyện NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: 1.1. Đọc thành tiếng - Năng lực ngôn ngữ: * Tập đọc: + Đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng các từ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại. *Kể chuyện: + Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể theo từng vai của các bạn. 1.2. Đọc hiểu: - Năng lực văn học: + Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: nhà bác học, cười móm mém, + Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 2. Năng lực chung và phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp, hợp tác. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng ham học hỏi, sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: (phần mềm AIC book) phần luyện đọc từ, câu khó, gợi ý phần kể chuyện - HS: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (5’) - 2 HS đọc thuộc lòng bài Bàn tay cô giáo và trả lời câu hỏi: + Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì? (Từ tờ giấy trắng, thoắt cái cô gấp xong chiếc thuyền cong cong rất xinh. Từ tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra mặt trời với những tia nắng toả. Từ tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh tạo ra mặt nước dập dềnh những làn sóng lượn quanh thuyền.) + Bài thơ ca ngợi điều gì? (Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu khéo léo của cô giáo đã tạo ra biết bao điều lạ.) - GV nhận xét chung: + Trong lớp mình những đồ dùng nào có sử dụng từ điện? (điều hòa, bóng điện, quạt, cây nước nóng ) + Ngoài ra em có biết phương tiện giao thông nào cũng được sử dụng từ điện không ? (tàu điện, xe điện .) - GV kết nối và giới thiệu vào bài 2. Khám phá: * Mục tiêu: + Đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng các từ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại. + Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: nhà bác học, cười móm mém, + Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. * Phương pháp sử dụng chủ yếu: vấn đáp, động não, quan sát, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, KT Khăn trải bàn * Cách tiến hành: 2.1 Hoạt động 1: Luyện đọc( 10 phút) a) Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài: giọng đọc to, rõ ràng, mạnh mẽ. b) Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ: Đọc từng câu: - Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng câu. - Gv chú ý nghe Hs đọc và sửa sai. GV sửa sai (miệng). - GV ghi những từ HS đọc sai lên bảng để HS đọc lại. Chú ý đọc đúng các từ ngữ: c) Đọc từng đoạn trước lớp: - Gv nêu từng đoạn (3 đoạn) Lần 1: Đọc đoạn và ngắt câu dài: + GV hướng dẫn ngắt câu dài: + Gọi 2 HS đọc đúng trên bảng phụ và trong SGK. Lần 2: Đọc đoạn và giảng từ: - Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: Đọc từng đoạn trong nhóm: - Gv chia nhóm 5 -Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm luyện đọc. - Gọi 1 số nhóm báo cáo kết qủa đọc bài - Gọi 1 hs đọc toàn bài. * GVKL: Toàn bài đọc với với giọng rõ ràng, mạnh mẽ. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu. - Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. + Đoạn 2: Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe/ chở người già đi nơi này nơi khác/ có phải may mắn cho già hơn không? + Đoạn 3: Bà cụ vô cùng ngạc nhiên/ khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. - HS luyện đọc trong nhóm - 3 nhóm đọc nối tiếp - HS nhận xét - Cả lớp lắng nghe 2.2. Tìm hiểu bài (8 phút) - Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi + Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? - Cho HS quan sát ảnh + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? * Nội dung đoạn 1cho em biết gì? - Đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi + Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Ê-đi-xơn, bà cụ mong muốn điều gì ? + Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn nghĩ đến điều gì? - Cho HS quan sát tranh minh họa * Ý 2 đoạn nói gì? => GV: Để biết mong ước của bà cụ được thực hiện như thế nào, chúng ta cùng đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: - Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? + Em hãy tìm 2 chi tiết trong bài cho thấy sự quan tâm của ông đến con người? + Nêu ý đoạn 4? * KT Khăn trải bàn: - GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận theo KT Khăn trải bàn để trả lời câu hỏi: + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? - GV nhận xét và chốt: Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. +Nội dung câu chuyện bói lên điều gì? =>GV KL: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 1. Ê-đi-xơn nhà phát minh vĩ đại. + Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế . + Khi Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một người trong số đó. 2. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ, một phát minh mới ra đời. + Bà mong Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm. + Vì đi xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy bà cụ sẽ bị ốm. + Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. 3. Sự ra đời của xe điện. + Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa + Thấy cụ già ngồi bên vệ đường vừa bóp chân vừa đấm lưng thùm thụp, ông liền dừng lại hỏi thăm cụ. + Cụ già ao ước có một chiếc xe đi thật êm, vậy là nhà bác học đã miệt mài nghiên cứu để chế tạo ra chiếc xe như vậy. - HS thảo luận nhóm, viết két quả thảo luận vào phiếu. - Đại diện các nhóm trình bày. + Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. + Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. - 2, 3 HS nhắc lại 2.3. Luyện đọc lại (5 phút) - GV đọc mẫu đoạn 3 + Để đọc đoạn được hay em cần nhấn giọng vào từ nào? - HS thi đọc - Lớp và GV nhận xét bình chọn HS đọc tốt nhất. KL: Khi đọc các em đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, cần biết nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả và thay đổi giọng đọc sao cho phù hợp với nội dung của câu chuyện. - HS nghe, nêu giọng đọc + Nhấn giọng từ: lóe lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên, bình thường, đầu tiên, làm nhanh - Luyện đọc đoạn 3 theo nhóm bàn. - 3 - 5HS thi đọc diễn cảm. 3. Kể chuyện (20 phút) * Mục tiêu: Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể theo từng vai của các bạn. * Phương pháp: Hoạt dộng nhóm * Cách tiến hành: 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: + Nêu nội dung tranh? + Phần kể chuyện yêu cầu gì? + Cần có mấy nhận vật? 2. Hướng dẫn kể câu chuyện. - Yêu cầu HS kể theo nhóm 4 - Tổ chức cho HS thi dựng lại câu chuyện theo vai trước lớp. - GVnhận xét, bình chọn nhóm kể hấp dẫn, sinh động nhất. KL: Khi kể chuyện cần kể đúng nội dung của từng đoạn, nói thành câu, từ ngữ dùng phải phù hợp và giọng kể cần tự nhiên, thể hiện đúng ngữ điệu... - HS nêu yêu cầu kể chuyện - Mọi người đang đi thử chiếc xe điện do ông Ê-đi-xơn sáng chế ra. - Kể chuyện theo phân vai - Các vai: người dẫn chuyện, Ê-đ i-xơn, bà cụ - HS kể theo nhóm 4, phân vai và luỵện đọc trong nhóm - Các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai 4. Vận dụng (5 phút) * Mục tiêu: Giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo. * Phương pháp: Vấn đáp, TB 1 phút * Cách tiến hành: - GV gọi HS chia sẻ: + Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì về nhà bác học Ê-đi-xơn? Em học tập được ở nhà bác học Ê-đi-xơn điều gì? (Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Mong muốn mang lại điều tốt cho con người đã thúc đẩy ông lao động cần cù và sáng tạo.) ( Học tập tính tích cực học hỏi, sáng tạo) + Em biết những sáng chế nào của nhà bác học Ê –đi-sơn ? Kết luận: Tất cả những phát minh khoa học đều đem lại lợi ích cho con người. Khoa học làm cho đời sống con ngừơi ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả. Khoa học được áp dụng vào việc chữa bệnh giúp con người khỏe mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học những thứ hàng phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuọc sống thêm đầy đủ, sung sướng hơn 5. Củng cố, dặn dò(1'): - Khen những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hay - Về nhà kể lại câu chuyện. - Chuẩn bị bài “Cái cầu”. - Nhận xét giờ học. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_3_nha_bac_hoc_va_ba_cu.doc