Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Ai có lỗi? - Năm học 2021-2022

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Ai có lỗi? - Năm học 2021-2022

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.

 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

*GD KNS:

- Giao tiếp ứng xử văn hóa

- Thể hiện sự cảm thông

- Kiểm soát cảm xúc

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 4 trang ducthuan 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Ai có lỗi? - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
AI CÓ LỖI ?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
 	- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GD KNS:
- Giao tiếp ứng xử văn hóa
- Thể hiện sự cảm thông
- Kiểm soát cảm xúc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Bài hát nói về nội dung gì?
- GV KL chung, kết nối vào bài học:
- Trong tranh vẽ gì?
- GV ghi tên bài.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+Tìm từ trái nghĩa với: kiêu căng
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- HS đọc theo số thứ tự từ 1 đến hết. 
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: 
(khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, nắn nót, nổi giận, lát sau, lát nữa, xin lỗi,...)
- HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)
- 5 HS đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- Từ trái nghĩa với: “kiêu căng” là: “khiêm tốn”
- 5 bạn đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn 
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân– Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV chia lớp theo số thứ tự để TLCH ( Từ 1 – 10 TLCH 1. Từ 11 – 20 TLCH 2. Từ 21 – 30 TLCH 3. Từ 31 – 38 TLCH 4, cả 4 nhóm TLCH 5) 
+ Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 + En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
=> En- ri- cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti. 
+ 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 + Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 + Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
+ Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
=> GV chốt nội dung, chuyển HĐ
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài
- HS TL câu hỏi trong bài (thời gian 3 phút)
- Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti.
- Không đủ can đảm
- Học sinh trả lời.
- Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. HS đọc diễn cảm đoạn 3,4,5 trong bài (trọng tâm diễn cảm đoạn 3)
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS đọc lại đoạn 3, 4, 5.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (kể bằng lời của mình).
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
+ Vậy yêu cầu của tiết kể chuyện này là gì? 
=> Giải thích: Em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Vì vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- Kể đúng nội dung.
- Kể có ngữ điệu, biết phối hợp nét mặt, cử chỉ khi kể.
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Kể bằng lời của En - ri - cô
- Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân 
- Luyện kể nối tiếp đoạn.
- Các bạn thi kể nối tiếp đoạn trước lớp (Đoạn 4 & 5).
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau....
- HS trả lời
6. HĐ ứng dụng.
7. Hoạt động sáng tạo .
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Cô giáo tí hon

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_ai_co_loi_nam_hoc_2021_2022.docx