Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 4: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu "Ai là gì?"

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 4: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu "Ai là gì?"

Hoạt động của thầy

1. Khởi động:

*Bài hát: Nhà mình rất vui

- Có những ai được nhắc đến trong bài hát vừa rồi?

- Những câu hát nào giới thiệu về ba,má và con?

- Những câu này thuộc câu theo mẫu nào đã học?

2. Khám phá

a. Giới thiệu bài

- Gắn với chủ điểm mái ấm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu, mở rộng vốn từ về người trong gia đình và tình cảm gia đình. Nội dung nữa là ôn tập câu : Ai (cái gì, con gì) – là gì?

b. Làm bài tập

- HS giới thiệu về gia đình mình qua bức ảnh gia đình.

- Hỏi HS để khai thác các từ chỉ những người trong gia đình.

- Liên hệ để giải thích một số từ địa phương chỉ người trong gia đình.

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.

M: ông bà, chú cháu

Câu hỏi : + Em hiểu thế nào là chú cháu? (chỉ cả chú và cháu)

+ Thế nào là từ ngữ chỉ gộp ? ( từ ngữ đó nói đến nhiều người)

- Yêu cầu hs vào đường linh làm bài trong Padlet.

- GV nhận xét,chấm sao trong Padlet. chốtkiến thức.

- Đáp án : bố mẹ, anh em, cô chú, chú cô, chú dì, chú thím, thầy u, cha, mẹ, cô cháu, bố con, mẹ con, dì dượng, bác bá, chị em, chú cháu, chú bác, cậu mợ, cha anh, .

+ Đặt câu với 1 từ trong đó

(Chủ nhật này, chú dì em sẽ đến nhà em chơi.)

Bài 2 :Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp.

- GV đưa ra các hình thức giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ khác nhau.

a) Con hiền cháu thảo.

b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. (con cái giỏi giang thì cha mẹ cũng được tiếng, có thể tự hào.)

c) Con có cha như nhà có nóc. (Cha là chỗ dựa, che chở

d Con có mẹ như măng ấp bẹ. (Mẹ là người chăm lo, bảo vệ

e) Chị ngã em nâng. (Anh chị em phải giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn.)

g) Anh em như thể tay chân

 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

(mối quan hệ gắn bó, khăng khít, đoàn kết, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.)

- Câu hỏi: Câu “Con hiền cháu thảo nghĩa” nghĩa là gì? (Con cháu ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.)

- Yêu cầu hs thảo luận trong phòng zoom

 Xếp ở cột nào? (cột 2 - con cháu đối với ông bà, cha mẹ)

Cha mẹ đối với con cái Con cháu đối với ông bà, cha mẹ Anh chị em đối với nhau

c ; d a ; b ; e ; g

- GV chốt kiến thức, liên hệ và giáo dục.

 

docx 3 trang ducthuan 3670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 4: Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu "Ai là gì?"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ : GIA ĐÌNH - ÔN TẬP CÂU : AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì?
2. Kỹ năng: Rèn KN nhận biết từ, đặt câu.
3. Thái độ:
 - Yêu thích môn học.
 - Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ và yêu thương anh chị em trong gia đình.
II.Chuẩn bị
1. GV: BT1( Padlet). Trò chơi Blooket.
2. HS: SGK, vở TV.
III. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
*Bài hát: Nhà mình rất vui
- Có những ai được nhắc đến trong bài hát vừa rồi?
- Những câu hát nào giới thiệu về ba,má và con?
- Những câu này thuộc câu theo mẫu nào đã học?
- HS hát và vận động theo
2. Khám phá
a. Giới thiệu bài
- Gắn với chủ điểm mái ấm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu, mở rộng vốn từ về người trong gia đình và tình cảm gia đình. Nội dung nữa là ôn tập câu : Ai (cái gì, con gì) – là gì?
- HS nghe, ghi tên bài vào vở
b. Làm bài tập
- HS giới thiệu về gia đình mình qua bức ảnh gia đình.
- Hỏi HS để khai thác các từ chỉ những người trong gia đình.
- Liên hệ để giải thích một số từ địa phương chỉ người trong gia đình.
Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
M: ông bà, chú cháu
Câu hỏi : + Em hiểu thế nào là chú cháu? (chỉ cả chú và cháu)
+ Thế nào là từ ngữ chỉ gộp ? ( từ ngữ đó nói đến nhiều người)
- Yêu cầu hs vào đường linh làm bài trong Padlet.
- GV nhận xét,chấm sao trong Padlet. chốtkiến thức.
- Đáp án : bố mẹ, anh em, cô chú, chú cô, chú dì, chú thím, thầy u, cha, mẹ, cô cháu, bố con, mẹ con, dì dượng, bác bá, chị em, chú cháu, chú bác, cậu mợ, cha anh, ...
+ Đặt câu với 1 từ trong đó
(Chủ nhật này, chú dì em sẽ đến nhà em chơi.)
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1HS trả lời câu hỏi
- HS làm bài tronh Padlet.
- HS đặt câu
Bài 2 :Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp.
- GV đưa ra các hình thức giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ khác nhau.
Con hiền cháu thảo.
b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. (con cái giỏi giang thì cha mẹ cũng được tiếng, có thể tự hào...)
c) Con có cha như nhà có nóc. (Cha là chỗ dựa, che chở 
d Con có mẹ như măng ấp bẹ. (Mẹ là người chăm lo, bảo vệ 
e) Chị ngã em nâng. (Anh chị em phải giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn...)
 Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
(mối quan hệ gắn bó, khăng khít, đoàn kết, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình...)
- Câu hỏi: Câu “Con hiền cháu thảo nghĩa” nghĩa là gì? (Con cháu ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ...)
- Yêu cầu hs thảo luận trong phòng zoom
Xếp ở cột nào? (cột 2 - con cháu đối với ông bà, cha mẹ)
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
Anh chị em đối với nhau
c ; d
a ; b ;
e ; g
- GV chốt kiến thức, liên hệ và giáo dục.
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khái quát
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS nêu nghĩa các câu tục ngữ, thành ngữ
- GV giáo dục tư tưởng cho HS biết kính trọng, biết ơn cha mẹ và yêu thương anh chị em trong gia đình
-
 Hs trao đổi thảo luận theo phòng.
-Trưởng phòng báo cáo kết quả.
Bài 3: Dựa theo nội dung các bài tập đọc ở tuần 3, tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:
a) Bạn Tuấn trong câu chuyện Chiếc áo len.
b) Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
c) Bà mẹ trong truyện Người mẹ
- Câu hỏi: Để đặt câu đúng thì cuối câu phải lưu ý điều gì? (Dấu chấm)
- Gv chấm chữa bài trên màn hình.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm mẫu câu a
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS làm bài vào vở
 VD: Tuấn là người con hiếu thảo.
Bạn nhỏ là đứa cháu rất yêu bà.
Bà mẹ là người dám làm tất cả vì con.
4. Củng cố:
Trò chơi: Blooket
TC có 3 câu hỏi để ôn lại các kiến thức đã học trong bài.
- HS tham gia chơi
IV. Định hướng học tập tiếp theo:
- Vận dụng các từ ngữ để viết văn. 
- Ôn bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_4_tu_ngu_ve_gia_dinh_on_t.docx