Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - So sánh. Dấu chấm (Bản hay)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - So sánh. Dấu chấm (Bản hay)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Biết được những hình ảnh so sánh và các từ chỉ sự so sánh trong câu thơ,câu văn.

- Biết đặt dấu chấm vào chỗ chấm trong đoạn văn.

2. Kĩ năng:

-Tìm được những hình ảnh so sánh và các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn.

- Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa chữ đầu câu.

3. Thái độ:

- Yêu thích những câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh.

- Có ý thức sử dụng biện pháp so sánh, dấu chấm khi viết văn.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: tranh minh họa hình ảnh đôi mắt Bác Hồ và những vì sao, hoa xoan, chùm mây, đêm trăng trên dòng sông.

 - HS: Bút chì, bảng con, phấn,.

 

docx 6 trang ducthuan 06/08/2022 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - So sánh. Dấu chấm (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
SO SÁNH - DẤU CHẤM
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS có khả năng:
Kiến thức:
- Biết được những hình ảnh so sánh và các từ chỉ sự so sánh trong câu thơ,câu văn. 
- Biết đặt dấu chấm vào chỗ chấm trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: 
-Tìm được những hình ảnh so sánh và các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn. 
- Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa chữ đầu câu.
3. Thái độ: 
- Yêu thích những câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh.
- Có ý thức sử dụng biện pháp so sánh, dấu chấm khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: tranh minh họa hình ảnh đôi mắt Bác Hồ và những vì sao, hoa xoan, chùm mây, đêm trăng trên dòng sông.
 - HS: Bút chì, bảng con, phấn,...
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
1. Gạch chân dưới các sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ sau:
 Sương trắng viền quanh núi
 Như một chiếc khăn bông.
- Gọi 1HS nhận xét .
Hỏi: Vì sao tác giả lại so sánh sương trắng với chiếc khăn bông?
2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau:
a) Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. 
b) Hải âu là bạn người đi biển. 
- Hai câu đã cho thuộc mẫu câu nào? Vì sao con biết?
* Nhận xét và nêu: Mẫu câu Ai là gì? có bộ phận thứ nhất trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì? Bộ phận thứ hai trả lời câu hỏi là gì? 
- GV: Qua kiểm tra bài cũ cô thấy các con hiểu và làm bài rất tốt. Cô khen cả lớp.
- 1 HS đọc YC và câu thơ
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS Nhận xét.
- Vì hai sự vật này đều trắng nhẹ và xốp.
- 1HS đọc bài 1.
- 1HS trả lời.
- 1HS nhận xét.
- Hai câu trên thuộc mẫu câu Ai là gì vì chúng có bộ phận thứ nhất trả lời câu hỏi cái gì, con gì, bộ phận thứ hai trả lời câu hỏi là gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Để tìm hiểu sâu hơn về so sánh và cách dùng dấu chấm, cô cùng cả lớp học bài So sánh - Dấu chấm.
- HS lắng nghe rồi ghi vở.
2. Bài tập
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc YC trong SGK 
Hỏi: Bài yêu cầu gì?
 - GV gạch dưới các từ: Tìm hình ảnh so sánh
 - Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 câu trong bài.
 - Gọi HS đọc lại câu a.
 - Câu thơ này kể về ai? Người đó có đặc điểm gì?
 -Trong câu a những sự vật nào được so sánh với nhau? Tại sao tác giả lại so sánh được như vậy? Vậy trong câu a có hình ảnh so sánh nào?
- Cho HS xem hình ảnh đôi mắt và vì sao chỉ vào nói: Đôi mắt Bác Hồ sáng và những vì sao cũng sáng chính vì thế hình ảnh so sánh trong câu a là Mắt hiền sáng tựa vì sao. 
- Tương tự cách làm như trên các con tìm các hình ảnh so sánh theo nhóm đôi với các câu b,c,d bằng cách dùng bút chì rồi gạch chân dưới các hình ảnh so sánh.
- Gọi đại diện từng nhóm HS trình bày.
*Lần 1câu b: Nhóm 1 
- Tại sao tác giả lại so sánh hoa với mây?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và cho HS xem hình ảnh hoa và chùm mây.
- GV nói: Đây là hình ảnh hoa xoan đang nở rộ, còn đây là hình ảnh chùm mây. Ta thấy hoa xoan và chùm mây đều trắng và có hình dáng giống nhau nên Tác giả nói hoa xao xuyến nở như mây từng chùm và đó chính là hình ảnh so sánh trong câu b.
*Lần 2 câu c: Nhóm 2
- Vì sao trời lại là cái tủ lạnh? Trời lại là cái bếp lò nung?
*Lần 3 câu d: Nhóm 3
- Cho HS xem Hình ảnh dòng sông vào đêm trăng 
sáng. và nói: Vào những đêm trăng sáng ánh trăng chiếu xuống dòng sông tạo thành một đường sáng có màu vàng lung linh rất đẹp.
- Qua bài tập 1 các con đã tìm được hình ảnh ss trong câu thơ câu văn. Vậy 1 bạn đọc lại cho cô các hình ảnh so sánh vừa tìm được.
- Khi nào các sự vật được so sánh với nhau?
Đúng rồi đấy các con ạ, Khi so sánh các sự vật với nhau chúng phải có những nét tương đồng có thể về đặc điểm như ở câu a, câu c, hình dáng, màu sắc như ở câu b,d.
- Bạn nào giỏi hãy tìm hoặc đặt cho cô một câu văn có hình ảnh so sánh.
- Trong câu này có các sự vật nào được so sánh với nhau?
- Khi con đọc các câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh con thấy thế nào?
* Chốt: Ở bài 1 các con đã tìm được những hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn , để biết khi so sánh người ta thường dùng những từ nào các con chuyển sang bài 2.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 câu.
- 1 HS đọc lại câu a
- HSTL
- 1 HS nêu.
- HS khác nhận xét
- Gạch chân các hình ảnh ss vào SGK bằng bút chì.
- HSTL
- Vì hoa xoan và mây đều có hình dáng giống nhau.
- HS Nhận xét.
- HS quan sát trên màn hình.
- HS lắng nghe.
- HSTL
- Vì trời mùa đông rất lạnh Trời mùa hè rất nóng.
 - HSTL
 - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại 4 hình ảnh so sánh.
- HSTL
- Gọi 2 HS đọc câu văn hoặc câu thơ có hình ảnh ss.
- Câu văn hay hơn, sinh động hơn, giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ hơn
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc YC.
- Bài yêu cầu gì?
- Gọi 1 HS đọc lại câu a.
- Trong câu a mắt được so sánh với sự vật nào?
- GV gạch dưới mắt và vì sao.
- Mắt được so sánh với vì sao bằng từ nào?
- Từ tựa chính là từ chỉ sự so sánh. Tương tự cách làm như vậy các con tìm với câu b,c,d, rồi ghi các từ đó vào bảng con trong thời gian 1,5 phút.
- HS làm bài cá nhân bằng cách ghi vào bảng con từ chỉ sự so sánh.
- Lấy 1 bảng của HS cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng: ( tựa, như, là)
- Ngoài những từ tựa, như, là còn có những từ nào khác chúng ta tìm hiểu thêm qua ví dụ sau: 
Ví dụ:
a) Lá phượng giống lá me non.
b) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Qua bài tập 2 các con đã biết những từ nào chỉ sự so sánh?
- Đặt câu văn có hình ảnh so sánh.
- Trong câu con đặt có từ nào chỉ sự so sánh?
Chốt: Khi so sánh các sự vật người ta thường dùng các từ như, tựa, là, giống, như thể,... để chỉ sự so sánh . Ngoài các từ này còn có nhiều từ khác chúng ta sẽ học ở những bài tiếp theo. 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1HS nêu.
- Mắt được so sánh với vì sao bằng.
- tựa.
- HS giơ bảng.
- HS khác nhận xét
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- HSTL
- HS đặt câu.
- HS nêu.
 Bài 3: 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài có mấy yêu cầu, là những yêu cầu gì?
- Khi nào ta điền dấu chấm câu?
- Để điền đúng dấu chấm vào đoạn văn chúng ta 
 cần lưu ý những gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn nhiều lần rồi đánh dấu chấm bằng bút chì vào SGK trong 2 phút.
- Gọi 1 HS trình bày. 
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nếu bạn đặt dấu chấm sau từ phất phơ có được không? Vì sao?
- Vì sao con đặt dấu chấm câu vào sau từ giỏi.
- Đoạn văn này có mấy câu? Đọc từng câu cho cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét và cho HS đọc đoạn văn đã điền đúng dấu câu.
- Đoạn văn kể về ai? Làm nghề gì?
- Câu văn nào nói lên tình của bạn nhỏ đối với ông?
- Vừa rồi các con đã hoàn thành yêu cầu 1 của bài 3. Còn yêu cầu nào trong bài 3 nữa?
- Khi chép đoạn văn vào vở chúng ta cần chép như thế nào?
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Thu 2 vở trình chiếu. 
- Bạn đã viết hoa những chữ nào? Đúng hay sai? Vì sao? Chữ viết của bạn thế nào?
- Giáo viên bật bài viết cho HS đổi vở so với kết quả của cô.
- Có những bạn nào viết đúng?
- Nhận xét bài viết của HS trước lớp. 
* Chốt: Qua bài 3, các con đã biết điền dấu chấm trong đoạn văn và viết đúng các chữ hoa đầu câu.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS trả lời 
- 1 HS trả lời 
- HS làm bài.
- 1 HS trình bày các HS khác lắng nghe.
- 1 HS nhận xét nếu sai HS sửa lại.
- HSTL
- Vì câu này đã diến đạt ý trọn vẹn.
- 1 HS trả lời và đọc từng câu.
- 1 HS đọc to, rõ ràng.
- HSTL
- Câu văn cuối bài.
- Chép đoạn văn vào vở... 
- HSTL
- HS viết bài.
- 1 HS nhận xét.
- HS đổi vở.
- HS giơ tay.
C. Củng cố – dặn dò:
Bài hôm nay các con đã học những kiến thức gì?
Để kiểm tra xem các con nắm bài đến đâu cô có trò chơi sau: Ai thông minh hơn học sinh lớp 3?
Luật chơi: Mỗi tổ cử 1 đại diện tham gia trò chơi. Cô có 2 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng và nhanh nhất được 5 điểm. Trả lời chậm hơn 4 điểm, trả lời sai không ghi điểm. Cuối cuộc chơi bạn nào giành được điểm cao nhất sẽ là người chiến thắng.
Câu 1: Đoạn văn sau có mấy hình ảnh so sánh?
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
1 hình ảnh so sánh
2 hình ảnh so sánh
3 hình ảnh so sánh
Câu 2: Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu văn có hình ảnh so sánh.
Mặt trăng rằm ..
Những ngôi nhà sừng sững .
- Nhận xét HS chơi trò chơi.
- HSTL
- 1HS lựa chọn các gói quà GV đọc câu hỏi trong gói. 4 HS chơi giơ tay giành quyền trả lời. Ai giơ tay trước được gọi.
 IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP 
- Trong khi viết văn ta chú ý sử dụng hình ảnh so sánh để câu văn hay hơn và chú ý đặt dấu chấm khi diễn đạt được ý trọn vẹn. chuẩn bị bài sau MRVT gia đình...
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_so_sanh_dau_cham_ban_hay.docx