Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học

- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu ( bài tập 2 a, b / c hoặc a /b / d

- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (bài tập 3)

- Vận dụng làm được bài tập liên quan.

- Có hứng thú trong các giờ học

2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Phẩm chất:

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, vở bài tập Tiếng Việt, sách giáo khoa Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Có mấy cách nhân hóa?

- Hs trả lời; (Có 3 kiểu nhân hóa)

+ Cách 1: gọi bằng từ gọi người.

+ Cách 2: tả bằng từ dùng để tả người.

+ Cách 3: nói với sự vật bằng những từ dùng để gọi người.

- Gv gọi 2 – 3 học sinh đặt câu nhân hóa.

- Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? (VD: Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi đá cầu.)

? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu là từ chỉ gì?

- Là từ chỉ địa điểm.

- Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu tuần này cô và các em sẽ học mở rộng vồn từ gắn với chủ đề Sáng tạo, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện cách sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

*Mục tiêu:

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học

- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu ( bài tập 2 a, b / c hoặc a /b / d

- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (bài tập 3)

* Phương pháp:Vấn đáp, quan sát, thực hành, chia sẻ nhóm.

 

doc 3 trang ducthuan 6900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO. 
DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học
- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu ( bài tập 2 a, b / c hoặc a /b / d 
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (bài tập 3) 
- Vận dụng làm được bài tập liên quan.
- Có hứng thú trong các giờ học
2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Phẩm chất: 
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ, vở bài tập Tiếng Việt, sách giáo khoa Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Có mấy cách nhân hóa?
- Hs trả lời; (Có 3 kiểu nhân hóa)
+ Cách 1: gọi bằng từ gọi người.
+ Cách 2: tả bằng từ dùng để tả người.
+ Cách 3: nói với sự vật bằng những từ dùng để gọi người.
- Gv gọi 2 – 3 học sinh đặt câu nhân hóa.
- Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? (VD: Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi đá cầu.)
? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu là từ chỉ gì?
- Là từ chỉ địa điểm.
- Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu tuần này cô và các em sẽ học mở rộng vồn từ gắn với chủ đề Sáng tạo, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện cách sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
*Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học
- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu ( bài tập 2 a, b / c hoặc a /b / d 
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (bài tập 3) 
* Phương pháp:Vấn đáp, quan sát, thực hành, chia sẻ nhóm.
*Cách tiến hành:
Bài 1: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A4 yêu cầu hs hoạt động nhóm 4 và dựa vào các bài tập đọc, chính tả ở các tuần 21, 22 để tìm các từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động trí thức. (5 phút) . 
- Gợi ý tìm trong các bài: 
+ Ông tổ nghề thêu
+ Bàn tay cô giáo
+ Người trí thức yêu nước
+ Nhà bác học và bà cụ
+ Ê-đi-xơn
+ Cái cầu
+ Chiếc máy bơm
+ Một nhà thông thái 
- Đại diện các nhóm dán nhanh bài làm lên bảng và đọc kết quả.
- Nhận xét chốt lại câu đúng, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Gv chốt các từ đúng.
Bài 1
- Hs đọc yêu cầu bài 1.
- Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22 em hãy tìm các từ ngữ.
a) Chỉ tri thức: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ,...
b) Chỉ hoạt động của tri thức: nghiên cứu, giảng dạy, chế tạo, sáng tạo, sáng chế, bào chế,...
Bài 2: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Bài 2 yêu cầu gì?
- Cả lớp đọc thầm.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn 4 câu.
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
- HS đọc lại 4 câu sau khi đã điền dấu phẩy xong. 
- Gv nhận xét.
Gv chốt: Em dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm ở đầu mỗi câu.
Bài 2
- 2 hs đọc yêu cầu bài 2
- Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: 
- 4 học sinh đọc 4 câu a, b, c, d.
- 4 học sinh lên bảng làm, còn lại làm bằng bút chì vào vở BT. 
a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài 3: 
- HS đọc đề bài và truyện vui : “Điện”.
+ Yêu cầu của bài tập là gì ?
- Lớp làm việc cá nhân. 
- 2 em đại diện lên bảng thi làm bài nhanh rồi đọc kết quả.
+ Truyện gây cười ở chỗ nào?
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- 3 – 4 học sinh đọc lại đoạn văn khi đã sửa xong các dấu.
? Dấu chấm dùng để làm gi?
? Dấu chấm hỏi dùng đề làm gì?
Gv kết luận:
- Dấu chấm được dùng để kết thúc câu kể. 
- Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi .Sau dấu chầm hỏi, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu..
Bài 3
+ Bài tập 3 trong truyện vui “Điện” bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống, chúng ta cần kiểm tra lại.
- Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ?
- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
-...Ở câu trả lời của người anh.
... Không phát minh ra điện thì phải thắp đền dầu để xem vô tuyến
3. HĐ vận dụng (5 phút): 
* Mục tiêu: HS được luyện tập về cách đặt câu với các từ ở bài 1?”.
* Phương pháp: vấn đáp
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết nói 1 câu có từ ở bài 1.
- VD: Các bác sĩ đnag căng mình chữa trị cho vệnh nhân covit. 
- Nhận xét
+ Khi viết cuối câu em cần lưu ý điều gì?
- Hs thực hiện đặt câu
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_mo_rong_von_tu_sang_tao_dau_ph.doc