Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ "Các dân tộc". Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ "Các dân tộc". Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ các dân tộc, hiểu thêm được một số tên dân tộc, cuộc sống, phong tục của họ trên đất nước Việt Nam.

- Hiểu thâm về phép so sánh, đặt được câu có hình ảnh so sánh.

2. Kĩ năng:

- Điền đúng từ ngữ (về cuộc sống, phong tục, .của các dân tộc thiểu số) tích hợp vào ô trống.

- Biết dựa theo tranh gợi ý để viết (hoặc nói) được câu cáo hình ảnh so sánh.

- Điền được những từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu có hình ảnh so sánh.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tích cực học tập.

- Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc.

- Yêu thích môn học.

B.PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp thực hành.

C.CHUẨN BỊ CỦA GV,HS:

1.Giáo viên:

 -Bảng phụ.

 -Phiếu bài tập.

- Tranh minh hoạ.

- SGK, kế hoạch bài dạy.

2.Học sinh:

- Sách giáo khoa

D.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I.Ổn định:

 - GV cho HS hát : Nổi trống lên các bạn ơi.

II.Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”

1. Nhà cao sừng sững như núi.

2. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biết như tranh họa đồ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

 

doc 6 trang ducthuan 05/08/2022 2440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ "Các dân tộc". Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC–LUYỆN ĐẶT CÂU 
 CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Mở rộng vốn từ các dân tộc, hiểu thêm được một số tên dân tộc, cuộc sống, phong tục của họ trên đất nước Việt Nam.
- Hiểu thâm về phép so sánh, đặt được câu có hình ảnh so sánh.
2. Kĩ năng:
- Điền đúng từ ngữ (về cuộc sống, phong tục, .của các dân tộc thiểu số) tích hợp vào ô trống.
- Biết dựa theo tranh gợi ý để viết (hoặc nói) được câu cáo hình ảnh so sánh.
- Điền được những từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu có hình ảnh so sánh.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Yêu thích môn học.
B.PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thực hành.
C.CHUẨN BỊ CỦA GV,HS:
1.Giáo viên:
 -Bảng phụ.
 -Phiếu bài tập.
Tranh minh hoạ.
SGK, kế hoạch bài dạy.
2.Học sinh:
Sách giáo khoa
D.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định:
 - GV cho HS hát : Nổi trống lên các bạn ơi.
II.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”
1. Nhà cao sừng sững như núi.
2. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv nhận xét, tuyên dương. 
III.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
-GV hỏi: Bạn nào chia sẽ cho cô và các bạn biết mình thuộc dân tộc gì?
-GV gọi HS trả lời.
-GV nhận xét,kết luận: Nước Việt Nam chúng ta có rất nhiều dân tộc.Mỗi dân tộc có những nét văn hóa,phong tục ,tập quán riêng.Để hiểu rõ hơn về các dân tộc hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài: “ Mở rộng vốn từ : Các dân tộc-Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.”
- GV yêu cầu 2 HS nhắc lại tên bài
- GV viết tên bài lên bảng bằng phấn màu.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:Mở rộng vốn từ về các dân tộc:
Bài tập 1: : Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. 
-GV hỏi: +Dân tộc thiểu số là gì?
 +Dân tộc thiểu số thường sống ở đâu?
-GV gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét,kết luận.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên”
-Luật chơi: Người quản trò sẽ hô: “Bắn tên, bắn tên” và cả lớp sẽ đáp lại: “tên gì, tên gì”. Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bất kì bạn học sinh trong lớp bạn được gọi tên sẽ nêu tên một dân tộc bất kì (không được trùng với bạn nêu trước). Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô. 
-GV gọi 1 HS lên điều khiển trò chơi.
-GV nhận xét,tuyên dương
-GV chốt ý: 
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, La Chí, Giáy 
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ-mú, Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Chăm 
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ-me, Hoa, X-tiêng 
- Cho HS quan sát thêm một số hình ảnh để giải thích về các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
-GV mở rộng: Hãy kể tên một số hoạt động, lễ hội của các dân tộc mà em biết?
-GV gọi HS nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét,kết luận: Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa và lễ hội đặt trưng riêng như lễ hội Lồng Tồng của người Tày,lễ hội Gầu tào của người Mông,lễ trình diện Ngọc Hoàng của người Dao, 
- GV cho HS quan sát một số lễ hội, nét văn hóa của một số dân tộc thiểu số.
-GV: Cộng đồng Việt Nam có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 80% còn lại hơn 10% là dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều thế kỉ, cộng động dân tộc ta gắn bó với nhau xây dựng bảo vệ đất nước. Tuy mỗi dân tộc có tiếng nói và bản sắc riêng nhưng chúng ta tìm thấy những nét chung là đức tính cần cù, chịu khó, thông minh trong sản xuất, không khoan nhượng với kẻ thù và có lòng vị tha và bao dung, độ lượng . Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nét văn hóa của các dân tộc.
Như vậy vừa rồi chúng ta đã hiểu thêm được một số dân tộc ở các vùng miền trên đất nước ta. Vậy họ còn có những nét độc đáo nào trong cuộc sóng hằng ngày thì cô mời các em cùng tìm hiểu qua hoạt động 2 .
-GV đính bảng phụ có nội dung BT2.
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng 
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên .để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm để ở.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc .
(nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
-GV gọi HS đọc đề.
-Đề bài yêu cầu gì?
-GV gợi ý HS ở từng chổ trống,lần lượt thử điền 4 từ đã cho tạo ra tập hợp những từ có nội dung thích hợp.
-GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập.
-GV gọi 4HS lên bảng làm bài.
-GV hỏi:
+Trong câu a vì sao bạn lại chọn ruộng bậc thang?
 +Trong câu b vì sao bạn lại chọn nhà rông mà không phải là nhà sàn?
-GV gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét,kết luận,tuyên dương.
-GV gọi 1HS đọc lại các câu hoàn chỉnh.
-GV thu lại phiếu BT để chấm.
-GV kết luận:Qua BT2 đã giúp các em biết lựa chọn để điền vào chổ trống sao cho phù hợp với nghĩa.Bên cạnh đó các em đã hiểu thêm về cuộc sống của những người dân tộc thiểu số.
Hoạt động 3: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.
Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
-GV mời 1HS đọc yêu cầu BT3.
-Đề bài yêu cầu gì?
-Khi viết câu cần lưu ý điều gì?
-GV yêu cầu HS sinh hoạt nhóm 4 để quan sát hình ảnh và đặt câu trong thời gian 2p.
-GV mời đại diện 2 nhóm lên bảng tổ chức cho các bạn nhóm mình chia sẽ ý kiến trước lớp.
-GV gọi các nhóm nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét,kết luận.
Bài tập 4: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như ,như 
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như 
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như .
-GV mời 1HS đọc yêu cầu BT4.
-Đề bài yêu cầu gì?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 1’ .
-GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
-Gv gọi các nhóm nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét,kết luận,cho HS xem hình ảnh minh họa các từ vừa điền.
+Dân tộc thiểu số là những dân tộc có ít người.
+ Dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng núi cao.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe luật chơi.
-1HS điều khiển trò chơi ,cả lớp tham gia chơi.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS trả lời: Một số hoạt động,lễ hội là: múa sạp,lễ hội cồng chiêng,lễ hội chọi trâu, 
-HS nhận xét,bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS quan sát.
-HS đọc đề.
-HS trả lời: đề bài yêu cầu chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện yêu cầu.
a)Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
+ Vì các dân tộc ít người thường sống trên núi , địa hình núi rất dốc nên người dân lựa chọn ruộng bậc thang để trồng trọt.
+ Bởi vì nhà rông là nơi tụ họp của dân làng và nơi đây thường diễn ra hoạt động ăn uống,múa hát và lễ hội của cả làng.Còn nhà sàn là nhà được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất dùng để ở.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc lại.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-Đề bài yêu cầu quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
-Đầu câu viết hoa.Cuối câu dùng dấu chấm.
-HS thảo luận nhóm.
-Các thành viên trong nhóm chia sẽ kết quả:
+Trăng tròn như quả bóng.
+Bé cười tươi như hoa.
+Đèn điện sáng như sao trên trời.
+Bản đồ nước ta cong như hình chữ S.
-Các nhóm nhận xét,bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS:Đề bài yêu cầu :Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống.
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trả lời:
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn,như nước trong nguồn.
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như đổ mỡ
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
-Các nhóm nhận xét,bổ sung.
-HS lắng nghe.
VI.Củng cố:
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ô cửa bí mật”
-Luật chơi: Có 4 ô cửa đánh số từ 1 đến 4 ,mỗi ô cửa chứa 1 câu hỏi.Các đội chơi sẽ chọn một ô cửa bất kì và trả lời câu hỏi trong ô cửa.Nếu trả lời đúng đội chơi sẽ được 1 điểm .Ngược lại nếu đội chơi trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội còn lại.Đội nào được nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng.
*Lưu ý trong 4 ô sẽ có 1 ô may mắn.
 + Đội chiến thắng sẽ được một phần quà,đội thua sẽ chịu phạt.
Câu hỏi trong ô cửa:
1.Dân tộc nào không phải là dân tộc thiểu số?
A. Tày B.Nùng C.Kinh D.Mông
2.Trong các câu bên câu nào không dùng hình ảnh so sánh?
A.Đàn cá con đang bơi lội tung tăng.
B.Mẹ em rất đẹp.
C.Bầu trời tối đen như mực
D. Tiếng suối ngân nga tựa tiếng đàn
3. Dân tộc Chăm thuộc vùng miền nào?
GV: Sau bài học này các em phải viết đoàn kết với các bạn trong lớp, không phân biệt dân tộc, hoàn cảnh, tất cả đều là anh em một nhà. 
 V.Dặn dò:
E.RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_mo_rong_von_tu_cac_dan_toc_luy.doc