Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 17, Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng (Tiết 3)
BÀI 7: QUAN TÂM ĐẾN HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
-Củng cố lại một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng;
-Vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng;
-Quan tâm đến hàng xóm láng giềng, bằng những lời nói, việc làm phù hợp
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động và tự giác trong việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; tìm hiểu thêm những lời nói, việc làm phù hợp để quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động và tự giác trong việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; tìm hiểu thêm những lời nói, việc làm phù hợp để quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
*Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
BÀI 7: QUAN TÂM ĐẾN HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức -Củng cố lại một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; -Vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng; -Quan tâm đến hàng xóm láng giềng, bằng những lời nói, việc làm phù hợp 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động và tự giác trong việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; tìm hiểu thêm những lời nói, việc làm phù hợp để quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động và tự giác trong việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng; tìm hiểu thêm những lời nói, việc làm phù hợp để quan tâm đến hàng xóm láng giềng. *Năng lực riêng: - Năng lực điều chỉnh hành vi: Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi - Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác Đồng tình với những lời nói, việc làm quan tâm đến hàng xóm láng giềng; không đồng tình với những lời nói, việc làm không quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Điều chỉnh hành vi Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp. - Năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tham gia các hoạt động giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong đời sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. 3. Phẩm chất: Nhân ái: Có ý thức quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Giáo viên: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), bộ tranh, phiếu rèn luyện quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Học sinh: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3 (nếu có), thẻ mặt cười/ mặt buồn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động Khởi động Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS Củng cố lại một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành: - GV hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với những hoạt động này: +TH1: Cô Lan vắng nhà, Bạn Mai cất đồ dùm cô Lan vì trời sắp mưa. Đồng tình Không đồng tình +TH2: Chúng ta lại gần nhà chú Bảo đá banh nhe các bạn. Đồng tình Không đồng tình -GV nhận xét - HS lắng nghe và đơ thẻ: + A. Đồng tình. + B. Không đồng tình. 2. Hoạt động Vận dụng: Mục tiêu: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành: 1.GV giao nhiệm vụ cho HS rèn luyện các việc làm, lời nói thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng theo phiếu rèn luyện. -GV phối hợp với gia đình để nhắc nhở việc rèn luyện của HS: GV phát cho mỗi HS một phiếu rèn luyện quan tâm đến hàng xóm láng giềng hoặc HS có thể làm bài tập trong Vở bài tập Đạo đức 3. -GV hướng dẫn HS cách thực hiện nhiệm vụ: - Thực hiện lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng trong các trường hợp: hàng xóm láng giềng cần sự giúp đỡ; hàng xóm láng giềng có chuyện vui, chuyện buồn. - Ghi lại lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng vào phiếu rèn luyện. -Tự đánh giá mức độ thực hiện. -Xin ý kiến của người thân về lời nói, việc làm của em. 2. Vào tiết học sau hoặc sau vài tuần thực hiện, GV có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để quan tâm đến hàng xóm láng giềng mà em đã ghi nhận trong phiếu rèn luyện. 3. GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của HS, khen ngợi HS đã có những việc làm cụ thể để bày tỏ sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Đồng thời, tiếp tục động viên, khích lệ HS thường xuyên thực hiện việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng phù hợp với lứa tuổi. -HS lắng nghe -HS làm phiếu hoặc VBT -HS thực hiện nhiệm vụ -Chia sẻ với các bạn những việc mình đã làm được. -HS nhận xét 3. Hoạt động Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, nhắc nhở HS thường xuyên quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành: -GV cho HS nhắc lại một số biểu hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng. GV có thể linh hoạt tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức cho HS. -GV tổ chức cho HS đọc hai câu ca dao cuối trang 37 SGK và nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu ý nghĩa bài ca dao: +Em hiểu câu “Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau” như thế nào? +Chi tiết “tắt lửa tối đèn” còn được ví như những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, để nói lên sự gắn bó giữa hàng xóm láng giềng với nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.) +Bài ca dao khuyên chúng ta điều gì? -GV tổ chức cho HS nêu suy nghĩ sau bài học, lượng giá giờ học và rút kinh nghiệm. -GV dặn dò HS thường xuyên thực hiện lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng và hoàn thành phiếu rèn luyện. Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau: 1. Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 2. Phụ huynh quan sát cách con thể hiện thái độ, lời nói, việc làm đối với hàng xóm láng giềng và có những hướng dẫn, nhắc nhở, điều chỉnh, động viên con khi cần thiết. -HS nhắc lại một số biểu hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng -HS đọc: Người xưa đã nói chớ quên Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau. (Ca dao) +Hàng xóm láng giềng sớm tối gắn bó với nhau +Cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng như quan tâm, giúp đỡ người thân của mình.) -HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_3_tuan_17_bai_7_quan_tam_den_hang_xom_la.docx