Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 1, Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 1)

Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 1, Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 1)

Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.

- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng được lâu bền

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Học tập và tìm hiểu công nghệ để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 5 trang Đăng Hưng 26/06/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 1, Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống - Bài 01: Tự nhiên và công nghệ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng được lâu bền
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Học tập và tìm hiểu công nghệ để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Cách tiến hành:
- Giới thiệu sơ qua chương trình.
- Các em lật SGK trang 4, cho cô biết chương trình công nghệ lớp 3 có mấy chủ đề? Đọc tên bài trong các chủ đề?
- Để tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học, chúng mình cùng hát bài hát “Quê hương tươi đẹp” để khởi động bài học nào. 
- Cô khen lớp mình tham gia khởi động rất sôi nổi. Bạn nào có thể chia sẻ lời bài hát có ý nghĩa gì?
+ Vậy quê hương có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ?
- Nhận xét, tuyên dương à Chuyển tiếp bài mới.
Cả lớp qua bài mới: Tự nhiên và công nghệ.
Lật SGK trang 6.
- Mục tiêu bài học hôm nay là gì?
- HS trả lời.
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về quê hương tươi đẹp, bạn nhỏ rất yêu quê hương của mình.
+ HS trả lời theo hiểu biết của mình: Có cảnh đẹp, có sông, đồng lúa xanh, núi rừng, ngàn cây...
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mục tiêu
2. Khám phá:
- Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Cách tiến hành:
Để đạt được mục tiêu bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động 1.
Hoạt động 1. Đối tượng thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc nhóm đôi)
- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
+ Em hãy quan sát các bức tranh và cho biết đâu là đối tượng tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên) và đâu là sản phẩm công nghệ (do con người tạo ra)?
- HS lên điều khiển phần báo cáo chia sẽ.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung:
- Cô cũng đồng ý với ý kiến của các bạn, cô khen các bạn đã trao đổi rất tích cực, đưa ra nhận xét đúng.
- HS đọc kết luận SGK:
Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm do con người tạo ra. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:
+ H1: Đối tượng tự nhiên.
+ H2: Sản phẩm công nghệ.
+ H3: Sản phẩm công nghệ.
+ H4: Đối tượng tự nhiên. 
+ Ở hình 1 thể hiện cây cối mọc tự nhiên, nếu không có tác động của con người thì cây cối vẫn phát triển. 
+ Hình 4 là hình ảnh hang động trong núi, nhìn cảnh ngoài hang và đặc điểm trong hang có thể thấy hang này được hình thành do biến đổi địa chất tự nhiên, không có dấu tích đục đẽo của con người. Như vậy cây ở hình 1 và hang động ở hình 4 là có sẵn trong tự nhiên và được gọi là đối tượng tự nhiên.
+ Sách trong hình 3 do con người tạo ra nên nó được gọi là sản phẩm công nghệ.
+ Trong hình 2 có 2 loại sự vật: Ngôi nhà và cây cối. Ngôi nhà do con người tạo ra nên là sản phẩm công nghệ,còn cây cối quanh ngôi nhà được xếp vào đối tượng tự nhiên.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Trình chiếu kết quả.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Ai kể đúng: Em hãy cùng các bạn kể một số đối tượng tự nhiên hoặc sản phẩm công nghệ. (làm việc nhóm 4)
- GV mời học sinh nêu yêu cầu.
- GV phổ biến luật chơi.
- GV yêu cầu lớp chia nhóm, thảo luận và trình bày những đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết.
- Tổ chức cho HS chia sẽ
- Chốt kiến thức à Chuyển tiếp qua phần tiếp theo. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh chia nhóm 4 và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Một số đối tượng tự nhiên: sông, núi, biển, dòng suối,...
+ Một số sản phẩn công nghệ: cặp sách, áo quần, xe cộ, cầu cống, công viên,...
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Tiếp nối phần trò chơi và để vận dụng, củng cố lại kiến thức vừa học. Chúng ta tiếp tục tham gia trò chơi Ai nhanh – ai đúng để tìm quán quân của lớp. Trong 2 phút, bạn nào viết được nhiều tên sản phẩm công nghệ có trong phòng học ngày hôm nay sẽ là người chiến thắng.
- HS tổng kết trò chơi.
- GV tổng kết.
- Các em thấy, các sản phẩm công nghệ đã giúp cuộc sống của chúng ta tiện nghi hơn rất nhiều. Vậy các em có biết Sách vở mà em đang sử dụng là các sản phẩm công nghệ được làm từ nguyên liệu nào k?
- Vậy bạn nào có thể kể thêm sản phẩm công nghệ được làm từ đối tượng tự nhiên?
- Chốt kiến thức à Ghi nhớ.
- Qua tiết học hôm nay các em đã nắm được đâu là đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. Để chuẩn bị tốt cho bài học tuần sau, về nhà các em hãy liệt kê các sản phẩm công nghệ có trong gia đình em và tác dụng của nó. Hôm sau chia sẽ với cô và các bạn nhé!
- HS lên bảng.
- Làm từ đối tượng tự nhiên như: tre, gỗ.
- HS trả lời:
+ Vải được dệt từ sợi bông của cây bông vải, từ tơ của kén tằm 
+ Giày dép, lốp xe ô tô, xe máy làm từ mũ cây cao su.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Một sản phẩm là một đối tượng xuất hiện sau một quá trình sản xuất . Các sản phẩm, nói chung, được tạo ra để thương mại hóa trên thị trường: do đó, chúng phải đáp ứng một số nhu cầu của người dân, những người sẽ đi đến lời đề nghị thương mại để tìm kiếm chúng.
Công nghệ, mặt khác, là những gì được liên kết với công nghệ . Khái niệm này được liên kết với các kỹ năng và kiến ​​thức cho phép sản xuất các vật thể và sự biến đổi của tự nhiên. Theo nghĩa rộng, công nghệ là ứng dụng của kiến ​​thức do khoa học tạo ra.
Nói một cách đơn giản, công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_3_tuan_1_chu_de_1_cong_nghe_va_doi_son.docx