Đổi mới phương phá quen thuộc trong dạy học môn Đạo đức Sách Chân trời sáng tạo
Với phương pháp kể chuyện, như bao lâu nay, giáo viên cứ theo một trình tự: Kể một câu chuyện và sau đó, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Với phương pháp kể chuyện ấy dễ gây nhàm chán với học sinh, nhất là khi câu chuyện quá dài hay thầy cô có giọng nói không truyền cảm, không thu hút lắm. Bởi thế, chúng ta có thể đổi mới bằng 3 cách sau: Thứ nhất, kể chuyện xen vấn đáp: Giáo viên kể từng đoạn, sau mỗi đoạn đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Ví dụ, kể xong đoạn 1, thầy cô đặt câu hỏi cho học sinh trả lời như: “Câu chuyện có mấy nhân vật?”, “Hãy dự đoán xem nhân vật nào là người tốt, nhân vật nào là người xấu?” Sau đó giáo viên kể tiếp đoạn 2, rồi dừng lại hỏi như: “Em thích nhân vật nào? Vì sao?”, “Em nghĩ nhân vật ấy sẽ làm gì tiếp theo?” Với cách kể chuyện này, học sinh sẽ tập trung chú ý nghe kể hơn để nắm chắc nội dung câu chuyện. Các em sẽ thấy thích thú hơn vì mình đã được tham gia vào câu chuyện và phát huy được năng lực tư duy của bản thân qua những câu hỏi mang tính chất dự đoán sự phát triển của câu chuyện hay các câu hỏi vì sao. Thứ hai, kể chuyện có nhiều kết thúc khác nhau: Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện nhưng có 2 hoặc nhiều kết thúc khác nhau để các em lựa chọn kết thúc và giải thích vì sao mình lựa chọn kết thúc ấy. Với cách kể chuyện này, học sinh sẽ phát triển được khả năng phân tích, trình bày một vấn đề theo ý mình, theo cảm nhận của mình. Thứ ba, kể chuyện với kết thúc lửng: Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện chưa có kết thúc và yêu cầu học sinh kể tiếp phần kết thúc. Với cách kể chuyện này, học sinh thỏa sức tư duy, sáng tạo phần kết chuyện theo ý mình, theo cảm nhận của mình. Dựa vào kết thúc của học sinh, giáo viên gợi ý định hướng cho học sinh hướng tới phẩm chất, năng lực cần đạt của mục tiêu bài học.
Đổi mới các phương pháp quen thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã khởi động. Chương trình mới, sách giáo khoa mới cần lắm người thầy biết đổi mới, nhất là đổi mới các phương pháp giảng dạy. Theo tác giả, nếu giáo viên không năng động, sáng tạo thì dù chương trình mới các tiết dạy vẫn “cũ”, khó có thể đạt được mục tiêu về năng lực, phẩm chất của chương trình mới. Trong ảnh: Giáo viên Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú) hướng dẫn học sinh viết bài. Ảnh: N.Trinh Qua dự giờ các tiết dạy thử sách giáo khoa mới, tôi nhận thấy, nếu giáo viên không năng động, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy thì dù chương trình mới, sách giáo khoa mới các tiết dạy vẫn “cũ”, khó có thể đạt được mục tiêu về năng lực, phẩm chất của chương trình mới. Trong bài viết này, tôi không nói đến các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực ở những năm gần đây. Tôi chỉ nêu lên vài gợi ý nho nhỏ để đổi mới các phương pháp dạy rất quen thuộc ở tiểu học nhưng rất hiệu quả trong giảng dạy như kể chuyện, sắm vai, thảo luận. 1. Với phương pháp kể chuyện, như bao lâu nay, giáo viên cứ theo một trình tự: Kể một câu chuyện và sau đó, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Với phương pháp kể chuyện ấy dễ gây nhàm chán với học sinh, nhất là khi câu chuyện quá dài hay thầy cô có giọng nói không truyền cảm, không thu hút lắm. Bởi thế, chúng ta có thể đổi mới bằng 3 cách sau: Thứ nhất, kể chuyện xen vấn đáp: Giáo viên kể từng đoạn, sau mỗi đoạn đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Ví dụ, kể xong đoạn 1, thầy cô đặt câu hỏi cho học sinh trả lời như: “Câu chuyện có mấy nhân vật?”, “Hãy dự đoán xem nhân vật nào là người tốt, nhân vật nào là người xấu?” Sau đó giáo viên kể tiếp đoạn 2, rồi dừng lại hỏi như: “Em thích nhân vật nào? Vì sao?”, “Em nghĩ nhân vật ấy sẽ làm gì tiếp theo?” Với cách kể chuyện này, học sinh sẽ tập trung chú ý nghe kể hơn để nắm chắc nội dung câu chuyện. Các em sẽ thấy thích thú hơn vì mình đã được tham gia vào câu chuyện và phát huy được năng lực tư duy của bản thân qua những câu hỏi mang tính chất dự đoán sự phát triển của câu chuyện hay các câu hỏi vì sao. Thứ hai, kể chuyện có nhiều kết thúc khác nhau: Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện nhưng có 2 hoặc nhiều kết thúc khác nhau để các em lựa chọn kết thúc và giải thích vì sao mình lựa chọn kết thúc ấy. Với cách kể chuyện này, học sinh sẽ phát triển được khả năng phân tích, trình bày một vấn đề theo ý mình, theo cảm nhận của mình. Thứ ba, kể chuyện với kết thúc lửng: Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện chưa có kết thúc và yêu cầu học sinh kể tiếp phần kết thúc. Với cách kể chuyện này, học sinh thỏa sức tư duy, sáng tạo phần kết chuyện theo ý mình, theo cảm nhận của mình. Dựa vào kết thúc của học sinh, giáo viên gợi ý định hướng cho học sinh hướng tới phẩm chất, năng lực cần đạt của mục tiêu bài học. 2. Đối với phương pháp sắm vai, từ trước đến nay, giáo viên thường lựa chọn học sinh hay phân nhóm rồi nhóm tự phân vai, đặt lời thoại, tập diễn. Với cách tiến hành truyền thống này, dường như chỉ có học sinh dạn dĩ tham gia, những học sinh nhút nhát sẽ mãi mãi chỉ là người ngồi xem. Với những học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn tham gia thì lại xảy ra việc tranh giành vai: học sinh nào cũng muốn đóng vai người tốt hoặc người lớn như ba mẹ, thầy cô; không học sinh nào muốn đóng vai người xấu; đóng vai con cháu, học trò Để khắc phục những nhược điểm trên của phương pháp sắm vai, giáo viên có thể đổi mới như sau: Thứ nhất, đổi vai: Sau khi học sinh sắm vai lần 1, giáo viên yêu cầu học sinh đổi vai nhau diễn lại lần 2. Với cách làm này, trước tiên học sinh sẽ không còn giành vai tốt - xấu, vai lớn - nhỏ nữa. Đồng thời, học sinh được rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, hợp tác. Bởi khi đổi vai, học sinh lại phải tập dùng từ ngữ, lời nói, cử chỉ và tương tác với bạn sao cho phù hợp với vai diễn mới của mình. Thứ hai, đổi kết thúc: Sau khi nhóm học sinh sắm vai xong, giáo viên có thể cho cả lớp nhận xét và nêu vài kết thúc khác. Giáo viên gợi ý cho học sinh cả lớp chọn lựa kết thúc nào mới, hay và yêu cầu nhóm học sinh vừa biểu diễn sắm vai lại với kết thúc mới. Với cách này, học sinh cả lớp sẽ hết sức hứng thú vì dù không được trực tiếp sắm vai nhưng đã được tham gia vào hoạt động qua việc sáng tạo thêm các kết thúc mới. Học sinh tham gia sắm vai cũng năng động, sáng tạo hơn và thích thú biểu diễn để có được kết thúc mới mẻ hơn. Thứ ba, sắm vai theo kiểu đối thoại: Giáo viên cho 2 học sinh đứng tại chỗ sắm vai, chỉ cần tập nói lời thoại, cử chỉ đơn giản. Các em nhút nhát không bao giờ dám sắm vai giữa lớp sẽ bình tĩnh khi được đứng tại chỗ thể hiện vai của mình. Giáo viên tập học sinh nhút nhát thoại từng câu, thể hiện cử chỉ đơn giản ngay tại chỗ của mình. Khi các em quen dần, dạn dĩ hơn, thầy cô sẽ cho các em sắm vai biểu diễn trước lớp. 3. Thảo luận là phương pháp được sử dụng khá nhiều ở tất cả các môn học. Thế nhưng, nếu theo dõi kỹ, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra phương pháp thảo luận ở các tiết học hiện nay chỉ là hình thức. Vì khi thảo luận, chỉ cần nhóm có một học sinh khá giỏi, học sinh khá giỏi ấy sẽ “độc diễn”. Sau đó, học sinh ấy sẽ nêu ý kiến của mình, những học sinh trung bình, yếu chỉ có việc lắng nghe và ghi nhận. Khi đại diện nhóm trình bày, cũng học sinh khá giỏi ấy trình bày. Như vậy, yêu cầu thảo luận nhưng thực tế chỉ là ý kiến của một vài học sinh khá giỏi. Chính vì thế, khi sử dụng phương pháp thảo luận, giáo viên cần lưu ý: Thứ nhất, câu hỏi thảo luận phải có nhiều câu trả lời, nhiều đáp án đúng: Giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài học để đưa ra câu hỏi thảo luận có nhiều câu trả lời đúng, nhiều đáp án đúng. Vì học sinh khá giỏi không thể đưa ra hết được tất cả các đáp án mà phải có sự đóng góp của học sinh khác. Như thế mới có nhiều học sinh tham gia ý kiến thảo luận. Thứ hai, giáo viên cần yêu cầu thành viên đại diện nhóm trình bày: Khi chọn đại diện trình bày ý kiến của nhóm, nhóm thường sẽ cử học sinh khá giỏi trả lời. Chính vì thế, nếu nhóm có học sinh cùng trình độ giáo viên cho nhóm tự cử đại diện trình bày. Nhưng nếu nhóm có học sinh trình độ khác nhau, giáo viên cần gọi học sinh trung bình hay yếu trình bày. Như thế học sinh trung bình, yếu sẽ tập trung nghe hơn trong lúc nhóm thảo luận và luyện rèn dần khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể. Thứ ba, học sinh trình bày ý của bạn trong thảo luận nhóm đôi: Khi thảo luận nhóm đôi, học sinh lanh lợi, khá giỏi thường nêu ý kiến của mình và khi trình bày, học sinh ấy cũng nói ý kiến của chính mình. Để tránh tình trạng trên, giáo viên không cho đại diện nhóm đôi trình bày mà yêu cầu bạn này trình bày ý kiến của bạn kia. Nghĩa là bạn A sẽ nêu ý kiến của bạn B và ngược lại, bạn B nêu ý kiến của bạn A. Có như thế học sinh sẽ rèn kỹ năng lắng nghe. Có lắng nghe bạn nói và nắm bắt rõ nội dung bạn nói thì học sinh mới trình bày được. Ngoài ra, với cách làm này, buộc học sinh khá giỏi phải lắng nghe học sinh trung bình, yếu; không coi thường ý kiến của bạn mình. Trên đây là vài ý kiến từ kinh nghiệm giảng dạy của riêng tôi xin được chia sẻ cùng các thầy cô giáo. Tôi nghĩ, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thành công hay không không phải do chương trình tốt, sách giáo khoa hay mà chính thầy cô giáo là người quyết định sự thành bại ấy. Lê Phương Trí (Tác giả sách Đạo đức và sách Hoạt động trải nghiệm, bộ Chân trời sáng tạo)
Tài liệu đính kèm:
- doi_moi_phuong_pha_quen_thuoc_trong_day_hoc_mon_dao_duc_sach.docx