Đề ôn thi học kì I môn Toán – Tiếng Việt lớp 3

Đề ôn thi học kì I môn Toán – Tiếng Việt lớp 3

 ĐỀ ÔN HOÀN THÀNH VÀO VỞ GHI

*Môn Toán :

I. Phần trắc nghiệm :Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 : Số lớn nhất có hai chữ số là : A. 10 B. 90 C. 89 D. 99

Câu 2 :Năm 2020 có 365 ngày, 1 tuần lễ có 7 ngày. Vậy năm 2020 có:

 A. 52 tuần lễ B. 5 tuần lễ và 15 ngày

 C. 52 tuần lễ và 1ngày D. 52 tuần lễ và 15 ngày

Câu 3 :Một hình vuông có chu vi là 36m. Cạnh của hình vuông đó là:

 A. 18m B. 12m C. 8m D. 9m

Câu 4 :Cha 45 tuổi ,con 9 tuổi thì tuổi con bằng một phần mấy tuổi cha?

 A. B. C. D.

Câu 5 :Viết tiếp vào chỗ chấm : 16 , 22 , 28, ., là:

 A. 34,40 B. 35,41 C. 35,40 D.36, 42

Câu 6 :Một số chia cho 8 được thương là 6 và số dư là 4 . Số đó là.

 A. 51 B. 52 C. 53 D. 54

 

docx 11 trang thanhloc80 4470
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì I môn Toán – Tiếng Việt lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ I–NĂM HỌC:2020-2021
TRƯỜNG TIỂU HỌC ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,... MÔN : TOÁN – TIẾNG VIỆT
 ĐỀ ÔN HOÀN THÀNH VÀO VỞ GHI
*Môn Toán :
I. Phần trắc nghiệm :Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 : Số lớn nhất có hai chữ số là : A. 10 B. 90 C. 89 D. 99
Câu 2 :Năm 2020 có 365 ngày, 1 tuần lễ có 7 ngày. Vậy năm 2020 có:
	 A. 52 tuần lễ B. 5 tuần lễ và 15 ngày 
 C. 52 tuần lễ và 1ngày D. 52 tuần lễ và 15 ngày
Câu 3 :Một hình vuông có chu vi là 36m. Cạnh của hình vuông đó là:
	A. 18m	B. 12m	C. 8m	 D. 9m
Câu 4 :Cha 45 tuổi ,con 9 tuổi thì tuổi con bằng một phần mấy tuổi cha?
	A. 	B. 	C. 	 D. 
Câu 5 :Viết tiếp vào chỗ chấm : 16 , 22 , 28, ., là:
 A. 34,40	B. 35,41	C. 35,40	D.36, 42
Câu 6 :Một số chia cho 8 được thương là 6 và số dư là 4 . Số đó là.
	A. 51	B. 52	C. 53	D. 54
Câu 7: Số gồm bảy trăm, năm đơn vị và hai chục là:
A. 752
B. 725
C. 700520
D. 7520
Câu 8: Dấu cần điền vào chỗ ....là: 4m 3 cm......430 cm
A. <
B. >
C. =
Câu 9:Số bé là 9, số lớn là 81. Số bé bằng một phần mấy số lớn?
A. 9 lần
B. 
C. 
D. 81 lần
Câu 10: giờ = ......phút. Số cần điền vào chỗ ....là:
A. 60
B. 30
C. 20
D. 15
Câu 11:. Một hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng bằng chiều dài. Chu vi của hình chữ nhật đó là:
A. 32
B. 24 cm
C. 32 cm
D. 30
Câu 12 :Số cần điền vào chỗ ....là: phút = .....giây.
A. 60
B. 30
C. 15
D. 12 
Câu 13:Con lợn nặng 100 kg, con ngỗng nặng 5 kg. Hỏi con lợn nặng gấp bao nhiêu lần con ngỗng?
A. 50 lần
B. 20 lần
C. 10 lần
D. 5 lần
Câu 14:Một hình chữ nhật có chiều rộng là 4 cm, chiều dài 12 cm. Một hình vuông có chu vi bằng chu vi của hình chữ nhật đó. Vậy cạnh của hình vuông là:
A. 32 cm
B. 16 cm
C. 8 cm
D. 7 cm
Câu 15:Dấu cần điền vào chỗ ....là:
2 kg 3 m.......32 m
A. <
B. >
C. =
D. Không điền được
Câu 16:Giá trị của biểu thức 65 - 12 x 3 là
A. 159
B. 39
C. 29
Câu 17:7m 5cm = .cm. Số thích hợp điền vào chỗ trống là:
A. 70 B. 12 C. 705 D. 750
Câu 18: Một phép chia có số dư lớn nhất là 8. Số chia là:
A. 7 B. 9 C. 12 D. 18
Câu 19 : Một hình chữ nhật có chiều dài 7mét, chiều rộng 5 mét. 
Chu vi là: A. 12 m ; B. 24 m ; C. 35 m
Câu 20: 1kg bằng: 
 A . 1000g B. 100g C. 10000g D. 10g
Câu 21 : của 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
 A. 6 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 20 phút
Câu 22 : Số bé là 6, số lớn là 36. Số bé bằng một phần mấy số lớn: 
 A. B. C. D. 
Câu 23 : Chu vi hình vuông có cạnh 5 cm là: 
 A. 5 cm B. 10 cm C. 20 cm D. 15 cm
Câu 24:Giá trị biểu thức: 789 – 45 + 55 là:
A.100	B.799	C.744	D. 689
Câu 25 :Giá trị biểu thức: 930 – 18 : 3 là: A.924	B. 304	C.6	D. 912
Câu 26 : 7m 3 cm = ....... cm:
A. 73	B. 703	C. 10	D. 4
Câu 27 :Một chiếc bìa hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng 1dm. chu vi miếng bìa đó là bao nhiêu đề – xi – mét?
A. 52dm	B.70cm	C.7dm	 D. 70 dm
Câu 28:Hình vẽ dưới đây có mấy góc vuông?
A. 1	B. 2 	C.3	D. 4
Câu 29:8 x 7 < 5 x 8
A. 7 B. 5 	C. 8	D. 6 
Câu 30 :Giá trị của biểu thức: 81 : 9 + 10 là:	
 A. 39; B. 19; C. 91; D. 20;
Câu 31 : Giá trị của chữ số 3 trong số 132 là:
 	a. 300 	b. 30	c. 3	d. Cả a, b, c đều sai
Câu 32: Hình bên có góc :
a. Vuông.
b. Không vuông. 	
Câu 33:Số dư trong phép chia 27 : 5 là : 
	a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
Câu 34 :Hình bên có: 
A. 3 góc vuông	B. 4 góc vuông 
C. 5 góc vuông	D. 6 góc vuông
II. Phần tự luận:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 276 + 319 ; 756 – 392 ; 208 x 3 ; 536 : 8
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
321 + 83
634 - 307
102 x 6
764 : 4
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
 a, 709 + 195 b, 659 – 92 c, 165 x 4 d, 285 : 7 Bài 4: Đặt tính rồi tính: 487 + 302 660 – 251 124 x 3 845 : 7 Bài 5: Tìm x biết:
a. 90 : x = 6 b. x : 5 = 83 c,x : 7 = 9 d,5 x x = 85
e. x : 6 = 144 f.5 x x = 375 g,x : 7 = 100 + 8 h,x x 7 = 357
Bài 6: Tính giá trị của biểu thức : 169 – 24 : 2 123 x ( 83 – 80 ) Bài 7: Tính giá trị của biểu thức : 456 - 34 + 56 84 + 645 : 5 175 - (104 : 8) 
 450 - 45 : 9
 34 x (56 : 8)
471 + 83 - 71
 ( 23 + 46) x 7 90 + 172 : 2 Bài 8: Hải có 24 viên bi, Minh có số bi bằng số bi của Hải . Hỏi Hải có nhiều hơn Minh bao nhiêu viên bi? Bài 9: Có 52 m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 m. Hỏi có thể may được nhiều nhất mấy bộ và thừa bao nhiêu mét vải? Bài 10: Có 57 người cần qua sông. Mỗi chiếc thuyền chỉ chở được nhiều nhất là 7 người (không kể lái thuyền). Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở một lượt hết số người đó? Bài 11: Có 432 cây ngô được trồng đều trên 4 luống, mỗi luống có 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu cây ngô? Bài 12: Thùng thứ nhất đựng 123 lít dầu, thùng thứ hai đựng bằng thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu? Bài 13: Khối 3 của một trường Tiểu học có 72 học sinh được phân đều thành 3 lớp. Mỗi lớp được chia đều thành 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?
Bài 14: Một lớp học có 35 học sinh, phòng học của lớp đó được trang bị loại bàn ghế 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn ghế như thế? Bài 15: Một kho thóc có 180 bao thóc. Người ta đã bán hết số bao thóc trong kho. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu bao thóc ?
Bài 16: Một hình chữ nhật có chiều rộng 8m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng . Tính chu vi của hình chữ nhật đó. Bài 17: Một quyển truyện dày 128 trang. An đã đọc được số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang truyện nữa mà An chưa đọc? Bài 18: Số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Biết rằng số trâu là 7 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò ?
Bài 19:Một cửa hàng có 453 kg gạo, đã bán được 1/3 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 20: Tổ một trồng được 25 cây, tổ hai trồng được gấp 3 lần tổ một. Hỏi cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây?
 Bài 21: Đồng hồ hình bên chỉ mấy giờ ?
 Bài 22: Hình bên có bao nhêu tam giác, bao nhiêu tứ giác? 
 - Có tam giác.
 - Có tứ giác. 
*Môn Tiếng Việt:
Dạng I: Bài tập đọc hiểu : 
Bài tập 1: 	CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?
A. Nước Ý
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Tây ban nha
Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Khi nào?
D. Ai làm gì?
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Bài tập 2: Ba điều uớc
 Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. 
 Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
 Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.
TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ? 
A. Vàng bạc
B. Lò rèn mới.
C. Ba điều ước
Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của ? 
A. Chán cảnh ăn không ngồi rồi
B. Luôn bị bọn cướp rình rập
C. Làm chàng vui
Câu 3:Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Là những hình ảnh nào? 
A. 1 hình ảnh là: .
B. 2 hình ảnh là : .
C. 3 hình ảnh là: .
Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với ta điều gì? 
Câu 5. Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: 
Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển.
Câu 6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: 
a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít
b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui
Câu 7: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.
Câu 8: Khoanh vào chữ cái trước nhóm từ có từ không cùng nhóm với các từ còn lại 
A. dòng sông, mái đình, cây đa, chân thật
B. Bố mẹ, ông bà, anh chị, chú bác
C. trẻ em, trẻ thơ, trẻ con, em bé
Câu 9: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng 
Bài tập 3: 
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng . Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác 
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A.
núi
B.
biển
C.
đồng bằng
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A.
suối
B.
con đường
C.
suối và con đường
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A.
ngọn núi
B.
rừng vầu
C.
con suối
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A.
cá, lợn và gà
B.
cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà
C.
những cây cổ thụ
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A.
Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
B.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.
C.
Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác 
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A.
Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
B.
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
C.
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
Bài tập 4:
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? 
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? 
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? 
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? 
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." 
Câu 7: Đặt câu "Ai thế nào?" 
Bài tập 5:
Đường bờ ruộng sau đêm mưa
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.
Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm lấy tay cụ:
- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.
Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
- Cụ để cháu dắt em bé.
Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:
- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
Các em vội đáp:
- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 2 :Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
B. Nhường đường cho hai bà cháu.
C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải chăm học, chăm làm.
B. Đi đến nơi, về đến chốn.
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4:
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ."
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là:
A. đổ.
B. mỡ.
C. trơn.
Câu 5 : Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6 :Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Bài tập 5:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Mùa xuân.
B. Mùa hạ.
C. Mùa thu
D. Mùa đông.
Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ngọn lửa hồng.
B. Ngọn nến trong xanh.
C. Tháp đèn.
D. Cái ô đỏ
Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Làm tổ.
B. Bắt sâu.
C. Ăn quả.
D. Trò chuyện ríu rít.
Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đỏ chon chót
B. Đỏ tươi.
C. Đỏ mọng.
D. Đỏ rực rỡ.
Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Trở lại tuổi xuân.
B. Trở nên trơ trọi.
C. Trở nên xanh tươi.
D. Trở nên hiền lành.
Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao?
Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Là gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
D. Khi nào?
Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo
Dạng II: Chính tả: Luyện Tập viết các bài chính tả sau :
Câu 1. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 30 (viết từ: “Một bà mẹ . được tất cả”)
Câu 2:GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón ... đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18)
Câu 3:Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3, tập 1 trang 46 ( viết từ “Có lần, đến Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”).
Câu 4:GV đọc cho HS viết bài chính tả “Vầng trăng quê em” SGK TV3 tập 1/142 
Câu 5: GV đọc cho HS viết bài chính tả “Hũ bạc của người cha” (Viết đoạn 3 của bài.) SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 121)
Câu 6:GV đọc cho HS viết bài chính tả “ Ông ngoại ” Sách Tiếng việt 3,Tập 1 , trang 34 (Viết đoạn từ: "Thành phố ............. chữ cái đầu tiên.)
Dạng III: Tập làm văn :
HS ôn cái bài văn:
- Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) về gia đình em.
- Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em yêu mến.
- Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
-Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn .
-Viết một bức thư ngắn để hỏi thăm tinh hình học tập của em.
-Viết một bức thư ngắn để hỏi thăm sức khỏe của người thân.
-Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một người mà em yêu quý.
-Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
- Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) giới thiệu về tổ em.
Dạng IV: Đoc hiểu:
Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_3.docx