Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Âm nhạc
A. MỤC TIÊU
Sau khi học mô–đun này, học viên có thể:
– Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra,
đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
– Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh
giá phù hợp với nội dung và định hướng khung năng lực của học sinh;
– Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của
học sinh về phẩm chất, năng lực;
– Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo khung năng lực để ghi nhận sự
tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học;
– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá
học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
B. NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1: Giới thiệu lý thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp
kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
– Chương 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập
trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Âm nhạc
– Chương 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ
của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo
dục môn Âm nhạc
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN ÂM NHẠC (Mô–đun 3.4) HÀ NỘI, 2020 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Giáo viên: GV Học sinh: HS Phẩm chất: PC Kiến thức: KT Kĩ năng: KN Năng lực: NL Phương pháp: PP Sách giáo khoa: SGK Chương trình: CT Trắc nghiệm khách quan: TNKQ Chương trình giáo dục phổ thông: CT GDPT 3 BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 1. TS. Đỗ Thị Minh Chính, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung Ương 2. Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 MỤC LỤC A. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 6 B. NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................. 6 C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG ................................................................ 6 D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ..................................................................... 6 PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC .............................................. 7 CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC ................................................................................................................................ 7 1.1. Đặc điểm môn học âm nhạc trong trường tiểu học.......................................... 8 1.1.1. Đặc điểm môn âm nhạc ở bậc tiểu học theo chương trình 2018 .................. 8 1.1.2. Triển khai nội dung môn học âm nhạc ở bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực. .................................................................................................................. 8 1.2 Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học môn Âm nhạc ....................................................................................................................... 10 1.2.1 Các phẩm chất và năng lực chung đối với học sinh tiểu học môn Âm nhạc ....................................................................................................................... 10 1.2.2 Các năng lực đặc thù môn học ..................................................................... 10 1.3. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực âm nhạc của học sinh tiểu học. ............................................................................. 14 1.3.1. Các nguyên tắc lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá phẩm chất năng lực học sinh môn Âm nhạc ................................................................................... 15 2.3.2. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật đánh giá học sinh môn Âm nhạc .......... 17 1.4. Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đối với môn học Âm nhạc ................................................................ 27 1.4.1. Đánh giá thường xuyên ............................................................................... 27 1.4.2. Đánh giá định kỳ ......................................................................................... 28 5 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ĐỐI VỚI MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ........................................ 31 2.1. Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học môn Âm nhạc .......................................................................................... 32 2.1.1. Đặc điểm của câu hỏi, bài tập theo hướng phát triển năng lực môn Âm nhạc ....................................................................................................................... 32 2.1.2. Các mức độ trong câu hỏi, bài tập theo hướng phát triển năng lực ............ 32 2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học môn Âm nhạc .................................................... 34 2.2.1. Quy trình và kỹ thuật xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra tự luận ..................... 34 2.2.3. Tự đánh giá ................................................................................................. 41 2.2.4. Đánh giá đồng đẳng .................................................................................... 42 2.3. Xây dựng kế hoạch đánh giá cho một chủ đề/ bài học môn Âm nhạc .......... 43 2.3.1 Mục đích đánh giá........................................................................................ 43 2.3.2. Nội dung đánh giá ....................................................................................... 44 2.3.3 Công cụ đánh giá ......................................................................................... 44 2.3.4. Ví dụ minh họa chủ đề 7 – Cây gia đình .................................................... 44 2.4. Phân tích kết quả đánh giá theo khung năng lực ........................................... 50 2.4.1. Phân tích kết quả đánh giá năng lực học sinh nội dung Đọc nhạc ............. 52 2.4.2. Phân tích, giải thích bằng chứng ................................................................. 53 2.5. Sử dụng kết quả đánh giá theo khung năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc ................................... 56 PHẦN 2. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CÁC PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ....................................................................................... 59 I. Tài liệu minh họa 1 .................................................................................................. 59 II. Tài liệu minh họa 2 ................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 85 6 A. MỤC TIÊU Sau khi học mô–đun này, học viên có thể: – Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; – Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng khung năng lực của học sinh; – Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất, năng lực; – Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo khung năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học; – Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. B. NỘI DUNG CHÍNH Phần 1: Giới thiệu lý thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực – Chương 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Âm nhạc – Chương 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo dục môn Âm nhạc Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Âm nhạc C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG - Bồi dưỡng trực tiếp - Bồi dưỡng qua mạng D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC - Tài liệu đọc của Mô đun 3, môn Âm nhạc - Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc 2018 - Video bài giảng tương ứng với các nội dung Mô đun 3 môn Âm nhạc - Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung - Máy tính, máy chiếu nối mạng internet 7 PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC MỤC TIÊU: Sau khi học, HV sẽ: - Trình bày được những đặc điểm về môn học và những yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Âm nhạc. - Trình bày được các hình thức kiểm tra, đánh giá môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Phân tích được việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Nội dung 1 Đặc điểm môn học Nội dung 2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực HS đối với môn học ÂN Nội dung 3 Sử dụng PP Kiểm tra đánh giá theo hướng PT, PC,NL HS đối với MH ÂN Nội dung 4 Sử dụng hình thức KTĐG theo hướng phát triển PC, NL HS Hoạt động 1: Đặc điểm môn học Âm nhạc Nhiệm vụ của học viên: Nghiên cứu tài liệu Thảo luận nhóm Yêu cầu sản phầm: Trình bày trên giấy Ao, máy chiếu và thuyết trình Thông tin cho hoạt động 1: Nội dung 1: Đặc điểm môn học 8 1.1. Đặc điểm môn học âm nhạc trong trường tiểu học 1.1.1. Đặc điểm môn âm nhạc ở bậc tiểu học theo chương trình 2018 - Chương trình môn Âm nhạc ở bậc tiểu học giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng hiểu biết và kiến thức âm nhạc phổ thông, gắn kết với những vấn đề của cuộc sống; tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển toàn diện các mặt nhân cách của học sinh. Chương trình môn học được chia thành hai giai đoạn. Bậc tiểu học nằm trong giai đoạn cơ bản, tiếp nối cho giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở bậc trung học phổ thông. - Việc triển khai chương trình môn học âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực vừa đảm bảo những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để đáp ứng với sự đa dạng về điểu kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền. - Với đặc thù là môn học nghệ thuật, thông qua việc khai thác những chất liệu, hình ảnh gần gũi trong cuộc sống,và biểu đạt qua ngôn ngữ âm thanh gồm: cao độ, tiết tấu, nhịp độ, sắc thái và các phương tiện diễn tả khác, nghệ thuật âm nhạc đã khắc họa được những nhân vật, hình tượng qua các bài hát, các tác phẩm âm nhạc phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, khả năng nhận thức và thực hành âm nhạc của học sinh các lớp của bậc tiểu học. - Những nội dung cơ bản của chươmg trình môn học Âm nhạc ở bậc tiểu học bao gồm: những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ và thường thức âm nhạc với những nội dung/ ngữ liệu phổ biến, gần gũi, dễ hiểu, HS sẽ được trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các dạng hoạt động âm nhạc nhằm phát triển cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ và hình thành các năng lực như: thể hiện âm nhạc; cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc - Ngoài ra, việc kết hợp các nội dung giáo dục tích hợp xuyên môn và liên môn, giúp HS mở rộng được nhận thức về sự đa dạng của thế giới âm nhạc, về mối liên hệ của âm nhạc với các môn học / nội dung/lĩnh vực gần gũi như: Tiếng Việt, Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,... về các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử, các loại hình nghệ thuật khác, sẽ góp phần hình thành ý thức bảo về và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống, đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục chung của bậc học. 1.1.2. Triển khai nội dung môn học âm nhạc ở bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực. Theo văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình (TT 33/ 2017/TT− BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo), các sách giáo khoa âm nhạc sắp triển khai vào năm học 2020− 9 2021 tới đây đều được biên soạn theo các chủ đề/ bài học. Ở mỗi chủ đề đều có sự gắn kết, liên thông cách mạch nội dung và bám sát các yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Theo qui định tại chương trình, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh với các yêu cầu cần đạt đã được chỉ báo cụ thể ở từng mạch nội dung.Quá trình GV triển khai dạy học môn Âm nhạc ở tiểu học, GV sử dụng/ tham khảo một trong các bộ sách giáo khoa mới đã thiết kế các chủ đề/ bài học bám sát chương trình môn học 2018 để thiết kế và biên soạn các bài học âm nhạc thông qua việc: lựa chọn bố cục/ kết cấu các phần của bài học và nội dung nằm trong các mạch qui định ở chương trình, bám sát các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với mỗi khối lớp và theo giai đoạn. Như vậy, khi tổ chức dạy học một chủ đề cụ thể, tùy theo cấu trúc của bài học, sẽ có những bài học thể hiện yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng riêng của mạch nội dung, song cũng có bài học thể hiện các yêu cầu kết hợp của hai hoặc các mạch nội dung. Chẳng hạn như trong một chủ đề có sự kết hợp của hai nội dung: hát và nhạc cụ (HS sẽ học gõ đệm nhạc cụ sau khi học thuộc bài hát); hay ở một chủ đề khác có sự kết hợp giữa đọc nhạc với gõ đệm nhạc cụ hay vận động cơ thể, Lúc này, GV cần lưu ý đến mục tiêu chung của chủ đề, các yêu cầu cụ thể với từng mạch nội dung và sự tích hợp các “ yêu cầu kép” ở từng tiết/ giai đoạn của chủ đề để triển khai tổ chức các hoạt động học tập/ thực hành để triển khai đánh giá thường xuyên và đánh giá kết thúc chủ đề. Nội dung 2: Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực HS đối với môn học Âm nhạc Hoạt động 2: Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực HS đối với môn học Âm nhạc Nhiệm vụ của học viên: Nghiên cứu tài liệu Thảo luận nhóm: Phân tích các về phẩm chất, năng lực chung gắn với môn học âm nhạc Phân tích các yêu cầu cần đạt của các năng lực đặc thù Phân tích mô tả 3 mức độ trong khung năng lực của chương trình môn học âm nhạc Yêu cầu sản phầm: Trình bày trên giấy Ao, máy chiếu và thuyết trình Thông tin cho hoạt động 2 10 1.2 Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học môn Âm nhạc 1.2.1 Các phẩm chất và năng lực chung đối với học sinh tiểu học môn Âm nhạc 1.2.1.1 Phẩm chất Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm Việc hình thành phẩm chất chung học học sinh tiểu học môn Âm nhạc chính là thông qua nội dung môn học, các hoạt động học tập mà GV truyền tải đến học sinh các ca khúc, bản nhạc, câu chuyện Âm nhạc có tính giáo dục nhằm hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ. VD: Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi thày cô và mái trường; ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người hay những câu chuyện Âm nhạc có tính giáo dục về lòng trung thực, sự chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng 1.2.1.2 Năng lực chung − Năng lực Tự chủ, tự học; Năng lực Giao tiếp và hợp tác; Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực chung được phát triển cho học sinh trong quá trình dạy-học. Để phát triển các năng lực chung, GV cần tổ chức các hoạt động học tâp giúp các em có nhiều cơ hội giao tiếp, hợp tác với bạn cùng nhau giải quyết những vấn đề giáo viên đưa ra. Ví dụ: năng lực giao tiếp và hợp tác được phát triển khi học sinh học tập thông qua làm việc nhóm. Trong Làm việc nhóm, học sinh có cơ hội thể hiện những suy nghĩ cá nhân, bộc lộ được những hiểu biết đã có hoặc những kiến thức được học để các em vận dụng vào thực tế. Làm việc nhóm giúp các em biết tự chủ bản thân, tự học, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn; biết chia sẻ những băn khoăn về vấn đề cần thực hiện để từ đó đưa ra ý kiến thống nhất chung của nhóm. Như vậy, năng lực chung hay còn gọi là năng lực cốt lõi hỗ trợ cho sự phát triển những phẩm chất và năng lực đặc thù. 1.2.2 Các năng lực đặc thù của môn học Dựa trên các góc tiếp cận của giáo dục học về định nghĩa và các thành tố của năng lực, chúng ta có thể hiểu về năng lực âm nhạc của HS tiểu học như sau: Năng lực âm nhạc là việc học sinh tiểu học biết vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thực hành âm nhạc được học, trên cơ sở tố chất và kết hợp với những trải nghiệm và kiến thức đã có của HS để thể hiện, cảm thụ và ứng dụng- sáng tạo âm nhạc theo các nội dung của chủ đề (bài học) vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu đạt về phẩm chất, năng 11 lực và các mục tiêu giáo dục của môn học. Dưới đây là bảng mô tả các năng lực thành phần môn trong chương trình môn Âm nhạc 2018. Bảng 1: Các thành phần năng lực đặc thù môn Âm nhạc cấp Tiểu học Thành phần năng lực Yêu cầu cần đạt Thể hiện âm nhạc − Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát: − Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ − Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu và giai điệu Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc − Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc. − Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu − Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được sự giống nhau, khác nhau của từng nét nhạc − Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và của người khác. Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc − Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên. − Biết làm dụng cụ học tập đơn giản theo hướng dẫn của GV; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời. - Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn âm nhạc với hình thức phù hợp. Bảng 2: Các biểu hiện yêu cầu cần đạt của mạch nôi dung môn Âm nhạc cấp Tiểu học Nội dung Các biểu hiện của yêu cầu cần đạt Hát - Biết hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát đúng cao độ và trường độ, hát rõ lời và thuộc lời; Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhịp điệu/ trò 12 chơi. Nhớ tên bài hát và tên tác giả. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau trong từng câu hát. Cảm nhận được tình cảm bài hát. Biết duy trì được tốc độ ổn định khi hát. Biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa - Biết thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát. Tham gia biểu diễn với hình thức phù hợp ở lớp, ở trường và ở cộng đồng. Nghe nhạc - Biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe: vận động cơ thể; gõ đệm/ vỗ tay theo bài hát/ bản nhạc. - Nhớ được tên bài hát/ bản nhạc - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh trong cuộc sống và âm thanh trong âm nhạc; cảm nhận được âm thanh cao-thấp, dài-ngắn; to-nhỏ; các âm sắc, nhịp độ nhanh chậm. - Biết tưởng tượng khi nghe nhạc. Nêu được cảm nghĩ về bản nhạc/ bài hát Đọc nhạc - Phân biệt được âm thanh cao – thấp; dài/ ngắn; to-nhỏ; - Đọc đúng tên nốt nhạc; nhớ tên nốt nhạc; đọc đúng cao độ, trường độ các mẫu âm/bài đọc nhạc; đọc kết hợp gõ đệm/ vận động theo nhịp điệu. - Biết đọc to/nhỏ; nhanh/ chậm bài đọc nhạc theo cảm xúc cá nhân. Nhạc cụ - Gọi đúng tên nhạc cụ. Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách. Thể hiện được các mẫu tiết tấu đơn giản /bài tập tiết tấu và giai điệu. - Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hòa. Biết tự làm nhạc cụ gõ đơn giản từ các vật liệu sẵn có trong cuộc sống. - Biết duy trì tốc độ ổn định; Biết gõ đệm theo cảm xúc cho bài hát/ bài đọc nhạc. Biết sáng tạo cách gõ đệm cho bài hát/ bài đọc nhạc/ nghe nhạc. Biểu diễn ở lớp, nhà trường và ở cộng đồng. Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ - Nêu được tên và nhận biết được các nhạc cụ đã học. Nêu được một vài đặc điểm của nhạc cụ và mô tả được các động tác chơi nhạc cụ. Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc được học. - Nêu được tên các nhân vật yêu thích. Kể lại câu chuyện theo hình minh hoa. Nhớ được một vài chi tiết/ nội dung câu chuyện. Kể lại câu chuyện theo cách hiểu của mình. Biết minh họa một vài tình tiết câu chuyện bằng âm thanh/ động tác. 13 - Câu chuyện âm nhạc -Tác giả và tác phẩm - Nêu được tên một vài ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ. Nêu được đôi nét về nhạc sĩ - Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca qua cách thể hiện cảm xúc hoặc nêu ý kiến cá nhân. - Có thể biểu diễn ca khúc tiêu biểu ở lớp, trường, cộng đồng. Để làm rõ các mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Giáo viên có thể sử dụng các động từ dưới đây hoặc các động từ tương đương cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi đặt câu hỏi, kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động dạy và học. Bảng 3: Khung năng lực mô tả 3 mức độ (dẫn theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc 2018). Mức độ Động từ mô tả mức độ Biết − Biết: gọi được tên (hình thức biểu diễn), kể được tên (một số nhạc sĩ tiêu biểu), liệt kê được (một số nhạc cụ), nhắc lại được (nội dung bài hát), phát biểu được, thuộc (lời ca); nhận biết (các nốt nhạc, các kí hiệu ghi nhạc), xác định được, đọc đúng (cao độ và trường độ các nốt nhạc), Hiểu Hiểu: Mô tả được (động tác chơi nhạc cụ.) nêu được ví dụ; tóm tắt được, giải thích được (ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc); so sánh được (sự khác nhau giữa các loại nhịp), Vận dụng Biểu diễn được (các tiết mục âm nhạc); điều chỉnh được (giọng hát để tạo nên sự hài hòa); tổ chức được (hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi); xếp loại được, đánh giá được( kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác), ” Nội dung 3: Sử dụng PP Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn học Âm nhạc Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn học Âm nhạc - Nhiệm vụ của học viên - Nghiên cứu tài liệu 14 - Thảo luận nhóm + Phân tích sự khác biệt giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng. + Phân tích các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá phẩm chất năng lực học sinh môn Âm nhạc. Yêu cầu sản phầm: Trình bày trên giấy Ao, máy chiếu và thuyết trình Thông tin cho hoạt động 3 1.3. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực âm nhạc của học sinh tiểu học. Một số khác biệt về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung kiến thức Đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung kiến thức Đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn Đánh giá học sinh đạt được kiển thức, kỹ năng theo mục tiêu chương trình Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh Đánh giá xếp loại giữa học sinh với hoc sinh Đánh giá của giáo viên với học sinh; tự đánh giá; đánh giá đồng đẳng - Đánh giá của cha mẹ học sinh Giáo viên đánh giá HS − Năng lực học sinh phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. − Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn. − Năng lực học sinh phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, bài tập thực hành đã hoàn thành. − Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn. Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá thường xuyên khi học. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định, trước và sau khi dạy; , giữa kì và cuối kì.. Kiểm tra, đánh giá môn Âm nhạc theo năng lực chính là việc đánh giá khả năng học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình học tập vào những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác là đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất những kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. - Bối cảnh giả định: Học sinh thực hiện các dạng hoạt động do giáo viên tổ chức ở trong lớp.Ví dụ: Hoc sinh tập biểu diễn/ biểu diễn các bài bát/ nhạc cụ theo nhóm/ cặp 15 đôi/ cá nhân. - Bối cảnh thực: học sinh thể hiện năng lực gắn với hoàn cảnh và môi trường thật. Ví dụ: Học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ ở nhà trường và ở cộng đồng. Như vậy, thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ gắn với bối cảnh, GV đồng thời đánh giá được cả hai loại năng lực chung và năng lực đặc thù. Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GV phát hiện những cố gắng, tiến bộ của người học để kịp thời khen ngợ, động viên và phát hiện những khó khăn, hạn chế mà học sinh gặp phải đề hướng dẫn, giúp đỡ. Từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Âm nhạc cho phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá còn giúp học sinh có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Từ đó tự điều chỉnh thái độ và hành vi ứng xử trong học tập cũng như trong mối quan hệ với thày cô và bạn bè. 1.3.1. Các nguyên tắc lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá phẩm chất năng lực học sinh môn Âm nhạc Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù theo qui định của chương trình môn Âm nhạc 2018. 1.3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn Việc lựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của HS cần bám sát các nguyên tắc chung và tính đặc thù của môn học Âm nhạc. Do đó, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn Âm nhạc lựa chọn và sử dụng các nhóm phương pháp quan sát, nhóm phương pháp vấn đáp và nhóm kiểm tra viết (chủ yếu là phương pháp trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn, câu hỏi kiểm tra đúng/sai, câu hỏi ghép đôi) trong đánh giá thường xuyên. 1.3.1.2 Đánh giá vì sự tiến bộ của HS Mỗi HS có một xuất phát điểm về nhận thức và khí chất tâm lý khác nhau. Từ đó mỗi HS có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, nhất là khả năng về môn học Âm nhạc. Quá trình tổ chức các hoạt động dạy học âm nhạc, GV cần quan sát để kịp thời nhận ra sự nỗ lực, có gắng và mức độ tiến bộ của HS, cho dù chỉ là bước đầu hoặc rất ít ỏi... nhưng khi có được sự nhìn nhận và khen ngợi động viên, khích lệ kịp thời, sẽ tạo niềm vui và động lực cho các em tiếp thêm những cố gắng. Chẳng hạn như, với một HS còn hạn chế về ngôn ngữ thì việc GV quan tâm và hỗ trợ cá nhân HS đó để giúp HS sẽ khắc phục được sự hạn chế về ngôn ngữ thông qua tập đọc, tâp hát Hay với HS còn nhút 16 nhát, hạn chế về tiếp xúc, vận động,.. GV sẽ thông qua các hoạt động theo nhạc, các trò chơi . cùng với nhóm, cặp đôi, GV sẽ dần giúp cho HS trở nên tự tin, mạnh dạn hơn trong việc tham gia, hòa nhập với các bạn và cô giáo để thể hiện các kĩ năng/ yêu cầu của HĐ hay trò chơi. Đánh giá sự tiến bộ dựa trên sự phát triển của từng học sinh, không so sánh với học sinh khác trong lớp, không tạo áp lực cho học sinh. 1.3.1.3 Đánh giá cần phải kịp thời, khách quan và toàn diện: Yêu cầu GV khi nhận thấy được sự nỗ lực của mỗi HS hay nhóm HS ngay trong các giờ học hoặc trong các dạng hoạt động, cần kịp thời có sự động viên và tuyên dương. GV cũng cần lưu ý việc đánh giá sự tiến bộ hay mức độ hoàn thành bài học phải nhìn nhận sự nỗ lực/ tiến bộ hay mức độ hoàn thành của HS hoàn toàn khách quan mà không bị cảm xúc hay tình cảm chi phối. Việc đánh giá năng lực của HS phải được nhìn nhận trong các bối cảnh của bài học, và ở cả giai đoạn, chứ không chỉ nhìn nhận ở góc độ về hiểu biết, kiến thức riêng lẻ. Chẳng hạn như, ngoài việc giáo viên nhận thấy HS có sự tiến bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng tiết học/ bài học, thì các em còn có tinh thần hỗ trợ các bạn trong các hoạt động cùng học, chuẩn bị bài hay cùng luyện tập để hoàn thành một nhiệm vụ học tập hay một tiết mục trình diễn, GV sẽ đánh giá HS được đầy đủ và toàn diện hơn và giúp HS tự có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau: Tự đánh giá chính là quá trình HS tự trả lời các câu hỏi: Mình đã làm được chưa? Mình đã biết điều này/ kiến thức này/ cách thể hiện kĩ năng (hát, đọc nhạc, trò chơi) này chưa? khi nắm được thông tin của HS thì giáo viên sẽ nắm bắt được nhu cầu, mức độ hứng thú của HS để thiết lập được mối quan hệ hợp tác với HS. 1.3.2.4. Tự đánh giá Học sinh tự nhìn nhận quá trình học tập, nhận ra những gì đã làm được và chưa làm được.Hay nói cách khác là nhận ra những ưu điểm và hạn chế để bản thần cần cố gắng, khắc phục, điều chỉnh, tự tin vươn lên trong học tập. Ví dụ: học sinh tự nhận xét bản thân đã hát/ gõ đệm/ chơi nhạc cụ/ vận động theo nhịp điệu...đã đúng chưa; đã hay chưa để từ đó tự điều chỉnh cho hài hòa, phù hợp và tiến bộ hơn nữa trong học tập. 1.3.2.5. Đánh giá đồng đẳng Học sinh đánh giá lẫn nhau sau khi các em thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu. Ví dụ: cá nhân/ cặp đôi/ nhóm học sinh/ có thể tham gia nhận xét trong nhóm hoặc nhóm bạn. Ví dụ: bạn /nhóm bạn hát thuộc lời chưa? hát đúng giai điệu không ? Gõ đệm đã đúng theo mẫu tiết tấu; bạn đã phối hợp nhịp nhàng với nhóm hay chưa ? nếu kết quả là tốt hay chưa tốt thì lý do tại sao ? Các ý kiến rút kinh nghiệm để cùng điều chỉnh khi thực hành theo nhóm, thực hành cá nhân, khích lệ các sáng tạo ý 17 tưởng mới của cá nhân/ nhóm trong thể hiện năng lực âm nhạc 1.3.1.6 Đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù như Khả năng giao tiếp, hợp tác của HS trong các dạng hoạt động như trình diễn hát/ nhạc cụ..., tham gia các trò chơi âm nhạc... Khả năng tự chủ, tự học trong luyện tập thực hành.. khi làm việc nhóm.; Chăm chỉ, trung thực, nhân ái... thông qua các hoạt động tương tác/ luyện tập hay trình diễn của bài học ở hình thức cá nhân hay với nhóm, HS sẽ bộc lộ những hành vi, thói quen, phẩm chất mà các em được trải nghiệm, cảm nhận hay học tập từ những hình ảnh/ nhận vật/ tấm gương từ chính các bài học, tình huống trong học tập. Để HS có được những năng lực này, GV cần hướng dẫn, hỗ trợ và điều chỉnh để giúp HS dần hình thành được năng lực tự chủ, tự trách nhiệm trong suốt quá trình học tập ở nhà trường và hình thành thói quen tự học/ tự nghiên cứu sau này. 2.3.2. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật đánh giá học sinh môn Âm nhạc Các phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh rất
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_theo.pdf