Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Tuần 3-22

Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Tuần 3-22

I.Yêu cầu:

- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu

- Nghe hát và thể hiện lại nội dung bài hát quen thuộc ở mẫu giáo

- Giáo dục tình cảm thiêng liêng trong gia đình thông qua quan hệ ruột thịt, gắn bó

 II. Chuẩn bị:

- Đàn organ, nhạc cụ gõ

- Bài hát Cả nhà thương nhau

 III. Lên lớp:

1. Bài cũ:

- Khởi động: Giả tiếng gà gáy

- Hát bài yêu thích của lớp 2

2. Bài mới:

* Cơ bản: Nghe hát Bài Đi học về

Nghe băng đĩa hát

- Nêu tên tác giả

- Nội dung bài hát nói về điều gì?

* Thực hành:

- HS nghe bạn hát với nhiều hình thức

- Đánh giá phần hát của bạn

- Hát và gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca

- Thể hiện biểu diễn sáng tạo thông qua các trò chơi lựa chọn ngẫu nhiên các hình thức biểu diễn

 * Ứng dụng:

- Tiếp tục thể hiện ở gia đình

- Giáo dục: Yêu thương, quý trọng tình cảm gia đình

 

docx 31 trang ducthuan 04/08/2022 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Tuần 3-22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: 
Âm nhạc 3
Nghe hát: Bài Cả Nhà Thương Nhau
Nhạc và lời: Phan V Minh
I.Yêu cầu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu
- Nghe hát và thể hiện lại nội dung bài hát quen thuộc ở mẫu giáo
- Giáo dục tình cảm thiêng liêng trong gia đình thông qua quan hệ ruột thịt, gắn bó
 II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Bài hát Cả nhà thương nhau
 III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Khởi động: Giả tiếng gà gáy
- Hát bài yêu thích của lớp 2
2. Bài mới:
* Cơ bản: Nghe hát Bài Đi học về
Nghe băng đĩa hát
- Nêu tên tác giả
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
* Thực hành:
- HS nghe bạn hát với nhiều hình thức
- Đánh giá phần hát của bạn
- Hát và gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca
- Thể hiện biểu diễn sáng tạo thông qua các trò chơi lựa chọn ngẫu nhiên các hình thức biểu diễn
 * Ứng dụng:
- Tiếp tục thể hiện ở gia đình
- Giáo dục: Yêu thương, quý trọng tình cảm gia đình
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 4:
 Âm nhạc 3 
Ôn tập bài hát: Cả Nhà Thương Nhau
I.Mục tiêu: 
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát gõ đệm chuẩn xác, vận dộng sáng tạo...
- Giáo dục tình cảm thiêng liêng giữa những người thân trong gia đình
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- 1 số động tác phù hợp với lời của bài hát
III. Lên lớp:
*Cơ bản:
- Khởi động: Đồng thanh cao độ Đồ...Son
- Hát tập thể Bài Cả nhà thương nhau
- Biểu diễn sáng tạo
- Nêu tên tác giả sáng tác
* Thực hành:
- Hát và gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca: Hình thức cho trao đổi theo cặp
- Hát và vận động sáng tạo: Học nhóm
- Thể hiện và tự đánh giá
- Trò chơi khuyến khích thi đua biểu diễn
* Ứng dụng:
- Tiếp tục biểu diễn ở gia đình
- Giáo dục: Kính trọng cha mẹ, yêu quý anh chị em
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 5:
Âm nhạc 3
Nghe hát: Bài Em yêu trường em
Nhạc và lời: Hoàng Vân
I.Yêu cầu: 
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu
- Biết đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân
- Giáo dục tình cảm yêu thương, gắn bó với những con người và cảnh vật ngôi trường thân yêu của em 
II Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Ảnh nhạc sĩ Hoàng Vân
- Lời bài hát Em yêu trường em ( Lời 1 )
III. Lên lớp:
Bài cũ:
- Khởi động: Đọc cao độ Đồ.......Son
- Hát tập thể : bài Cả nhà thương nhau
Biểu diễn sáng tạo bài hát: Nhóm, cá nhân
Bài mới: GT
* Cơ bản:
 - Trực quan lời bài hát
- Đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Vân (sgv)
- Chia câu hát, lưu ý bài hát có 2 lời, mỗi lời có 8 câu hát
- Đọc lời ca, GV hát mẫu
- Hướng dẫn đọc tiết tấu lời ca
* Thực hành: 
- Hướng dẫn hát theo lối móc xích
- Hát + gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca
- Khuyến khích hát thuộc lời 1 của bài hát
Tổ chức trò chơi lựa chọn nhóm và cá nhân thể hiện ngẫu nhiên
- Hát tập thể và nhún chân qua lại theo nhịp
* Ứng dụng:
- Hát thuộc bài hát và hát cho người thân nghe đồng thời sáng tạo động tác cho tiết sau
- Giáo dục: Yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè... 
Tuần 6:
Âm nhạc 3:
Ôn tập bài hát: Em yêu trường em
I.Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát gõ đệm theo nhịp và vận động phụ họa phù hợp với nội dung bài hát
- Tiếp tục giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè...
II.Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Lời cả bài hát
- 1 số động tác phụ họa; đạo cụ: khăn voan
III.Lên lớp:
1.Bài cũ:
- Khởi động: Đọc cao độ: Đồ...Son
- Hát tập thể: Bài Em yêu trường em
- Biểu diễn sáng tạo: Nhóm, cá nhân
2.Bài mới:
*Cơ bản:
- Nêu tên tác giả sáng tác
- Uốn nắn 1 số lỗi sai cơ bản của lời 1
- Hát theo nhóm lời 2 ( Dựa vào sự tương tự lời 1)
 * Thực hành:
- Hát cả bài
- Hát và gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca
- Học nhóm: Tự sáng tạo động tác và thể hiện: Tự đánh giá và thi đua biểu diễn thông qua các trò chơi học tập
 * Ứng dụng:
- Hát và biểu diễn cho gia đình xem
- Giáo dục: Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp?
 * Rút kinh nghiệm: 
Tuần 7:
Âm nhạc 3:
Nghe hát: Bài Bầu bí thương nhau
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
I. Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca
- Biết đôi nét về NS Phạm Tuyên
- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, lá lành đùm lá rách
II.Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Ảnh NS Phạm Tuyên
- Lời bài hát
III.Lên lớp:
Bài cũ: 
- Khởi động: Đọc la....la
- Hát tập thể: Bài Em yêu trường em
- Biểu diễn: Nhóm, cá nhân( thông qua trò chơi: Quay ô số)
Bài mới:
* Cơ bản: 
 - Trực quan lời bài hát
 - Giới thiệu bài, ảnh nhạc sĩ Phạm Tuyên...
 - Đọc lời ca, GV hát mẫu, hướng dẫn đọc tiết tấu lời ca
* Thực hành:
- Tập hát theo lối móc xích: Tập thể, nhóm, cá nhân
- Lưu ý bài hát có nhiều chỗ luyến mang tính dân ca 
Tổ chức hát thi đua giữa các tổ với nhau
- Hát + gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: Trao đổi theo cặp
- Thể hiện và tự đánh giá
* Ứng dụng:
- Hát thuộc lời đúng giai điệu cho gia đình nghe, chú ý sáng tạo động tác
- Giáo dục: Đoàn kết, lá lành đùm lá rách.
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 8:
Âm nhạc 3:
Ôn tập bài hát: Bầu bí thương nhau\
I.Yêu cầu:
 - Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, gõ đệm theo nhịp
 - Hát và vận động sáng tạo
 II.Chuẩn bị:
 - Tương tự như tiết thứ 13
 - Động tác phụ họa 
 III.Lên lớp:
1.Bài cũ:
Khởi động: Đọc cao độ Đồ...Son
Đồng thanh: Bài Bầu bí thương nhau 
Biểu diễn sáng tạo: nhóm, cá nhân
2.Bài mới:
* Cơ bản:
- Nêu tên tác giả của bài hát
- Em hiểu nội dung bài hát nhằm đề cao tinh thần gì?
- Kể tên 1 số sáng tác khác của Phạm Tuyên mà em biết.
* Thực hành:
- Hát và gõ đệm theo nhịp, tiết tấu: Trao đổi theo cặp
- Hát + Vận động theo nhịp và lời bài hát: Học nhóm
- Trò chơi: Lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng học sinh thể hiện và tự đánh giá
* Ứng dụng:
Biểu diễn thêm ở gia đình.
* Rút kinh nghiệm: 
 . 
Tuần 9:
Âm nhạc 3:
Ôn tập 2 bài hát: Bầu bí thương nhau, Cả nhà thương nhau
I.Mục tiêu:
- Ôn tập 2 bài hát đã học đồng thời giúp HS hát đúng giai điệu và gõ đệm chuẩn xác các bài hát
- Biểu diễn sáng tạo, bước đầu thể hiện được tình cảm theo nội dung và giai điệu bài hát
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Lời 2 bài hát
- Động tác phụ họa
III. Lên lớp:
Khởi động: Giả tiếng các con vật kêu to: Gà, mèo .
* Cơ bản:
- Ôn hát thuộc và đúng giai điệu
- Nêu tên tác giả
- Nêu lại ý nghĩa 2 bài hát
* Thực hành:
- Thi hát gõ đệm chuẩn xác
- Hát + vận động theo nhịp: Học nhóm
- Trò chơi lựa chọn các hình thức biểu diễn
* Ứng dụng:
 Dặn HS biểu diễn thêm ở gia đình em
* Rút kinh nghiệm: 
 . 
Tuần 10:
 Âm nhạc 3:
Nghe hát : Bài Quê em bừng sáng
 Nhạc và lời: Mộng Lân
I.Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát gõ đệm theo phách, tiết tấu
- Biết đôi nét về nhạc sĩ Mộng Lân
- Giáo dục tình yêu quê hương thanh bình, ấm no, hạnh phúc
II.Chuẩn bị: 
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Ảnh NS Mộng Lân
- Trực quan lời bài hát
III.Lên lớp: 
1. Bài cũ: 
- KĐ: Đọc cao độ Đồ ..Son
- Hát tập thể Bài Bầu bí thương nhau
- Biểu diễn 2 bài hát đã ôn của tiết trước
2. Bài mới:
GT: Lời bài hát và ảnh NS Mộng Lân( Cung cấp đôi nét về nhạc sĩ- sách gv)
*Cơ bản: 
Trực quan lời bài hát, HS đọc lời và GV hát mẫu
Nêu tên tác giả, nhịp ¾
Em biết gì thêm về nhạc sĩ Mộng lân?
Hướng dẫn đọc tiết tấu lời ca
* Thực hành:
- Hướng dẫn hát theo lối móc xích
Hình thức: Nhóm- cá nhân
Thi đua hát đúng giai điệu
Luyện hát nhiều lần bài hát và thể hiện tình cảm tha thiết, sâu lắng, tự hào
- Hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu: Trao đổi theo cặp
Hát + Nhún chân qua lại theo nhịp 3/4
- Giáo dục: Yêu mến, tự hào về quê hương thanh bình, hạnh phúc 
* Ứng dụng:
- Hát thuộc lời 1 và sáng tạo động tác để người thân đóng góp
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 11:
 Âm nhạc 3: 
Ôn tập bài hát: Quê em bừng sáng
I. Mục tiêu:
- Ôn lời 1 bài hát, tập hát lời 2 và hát cả bài
- Hát và gõ đệm theo nhịp, tiết tấu
- Biết sáng tạo và trình bày bài hát theo mọi trình độ
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Lời cả bài hát
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- KĐ: Giả tiếng gà gáy
- Hát tập thể lời 1 Bài Quê em bừng sáng
- Biểu diễn sáng tạo lời 1
2. Bài mới:
* Cơ bản:
- Trực quan cả bài hát, đọc lời
- Dựa tương tự lời 1 để hát lời 2
Thi đua hát với nhiều hình thức
Trò chơi: Chuyền khăn voan 
* Thực hành:
- Hát và gõ đệm theo nhịp: trao đổi theo cặp
- Hát và vận động: Học nhóm
Biểu diễn: Nhóm, cá nhân
Thể hiện và tự đánh giá
* Ứng dụng:
Hát và biểu diễn thêm ở gia đình
* Rút kinh nghiệm: 
..........................................................................................................................
Tuần 12:
 Âm nhạc 3: 
Học hát: Bài Con chim non
Dân ca Pháp 
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu bài dân ca Pháp 
- Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 với phách mạnh là phách 1, phách 2, 3 là phách nhẹ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ, phách ,song loan
- Đàn organ
- Hát chuẩn xác Bài hát Con chin non
III. Lên lớp:
* Cơ bản:
- Kiểm tra sĩ số , đồ dùng học tập
 Trình bày bài hát: Quê em bừng sáng.
- Nhận xét 
Dạy Bài hát Con chim non
Dạy bài hỏt: Con chim non (15’)
- Giới thiệu bài. GV treo tranh lên bảng cho HS quan sát hỏi về nội dung bức tranh
- Nhận xét 
* Thực hành :
- Hát mẫu. 
- Cho hs đọc lời ca, theo tiết tấu lời ca
 - Dạy hát từng câu theo lối múc xích.Gv đàn và hát mẫu từng câu để HS hát theo
Lưu ý HS: nhấn mạnh vào phách 1 của nhịp 3/4
- Tập xong cho hs luyện hát theo tổ nhóm, cá nhân.
Tập gõ đệm theo nhịp 
- Hướng dẫn hs đọc: 1 - 2 - 3
 1 - 2 - 3
(Nhấn mạnh vào số 1)
- Chia đôi lớp: một nữa hát, một nữa gõ đệm vào phách mạnh của nhịp 3
Bình minh lên có con chim non
 x x
Hoà tiếng hót véo von.
 x x 
 - Hướng dẫn trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp 3/4
+ Phách 1: vỗ 2 tay xuống bàn
+ Phách 2: vỗ 2 tay vào nhau
+ Phách 3: vỗ 2 tay vào nhau
* Ứng dụng:
- Cho hs hát lại bài hát vừa học
Dặn các em về học thuộc lời BH và tập gõ đệm theo nhịp
- Gv nhận xét từng HS 
- Dặn HS về học thuộc bài 
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 13:
 Âm nhạc 3
Ôn tập bài hát: Con chim non
I. Mục tiêu:
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
- Tập hát nhấn đúng phách mạnh của nhịp 3/4
- Biết gõ đệm nhịp 3/4 theo BH
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ, phách ,song loan
- Đàn organ
- Động tác vận động phụ hoạ 
III. Lên lớp:
* Cơ bản: 
 - Kiểm tra sĩ số, vở, đồ dựng học tập 
BH Con chim non là của dân ca quốc gia nào, trình bày BH Con chim non 
- Bắt nhịp cho hs hát
- Lần lượt cho hs luyện hát theo tổ nhóm, cá nhân. 
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
+ Phách mạnh: vỗ 2 tay xuống bàn
+ 2 phách nhẹ: vỗ 2 tay vào nhau
- Sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3.
 * Thực hành:
Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 
- Gv hướng dẫn các động tác.
 + Động tác 1: (phách 1) Chân trái bước sang trái
 + Động tác 2: (phách 2) Chân phải chụm vào chân trái
 + Động tác 3: (phách 3) Chân trái dậm tại chỗ 1 cái.
(Cho hs thực hiện như trên nhưng chuyển sang chân phải) 
- Cho hs đứng làn làm theo. 
- Khi đã thành thạo cho HS vừa hát vừa vận động theo các động tác vừa học.
- Gọi một số nhóm lên bảng thực hiện. 
* Ứng dụng:
- Cho HS hát lại bài hát vừa ôn
- Dặn các em về nhà tự luyện thêm các động tác vận động
- Học thuộc bài hát các cách gõ đệm 
* Cơ bản: 
 - Kiểm tra sĩ số, vở, đồ dựng học tập 
BH Con chim non là của dân ca quốc gia nào, trình bày BH Con chim non 
- Bắt nhịp cho hs hát
- Lần lượt cho hs luyện hát theo tổ nhóm, cá nhân. 
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
+ Phách mạnh: vỗ 2 tay xuống bàn
+ 2 phách nhẹ: vỗ 2 tay vào nhau
- Sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3.
 * Thực hành:
Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 
- Gv hướng dẫn các động tác.
 + Động tác 1: (phách 1) Chân trái bước sang trái
 + Động tác 2: (phách 2) Chân phải chụm vào chân trái
 + Động tác 3: (phách 3) Chân trái dậm tại chỗ 1 cái.
(Cho hs thực hiện như trên nhưng chuyển sang chân phải) 
- Cho hs đứng làn làm theo. 
- Khi đã thành thạo cho HS vừa hát vừa vận động theo các động tác vừa học.
- Gọi một số nhóm lên bảng thực hiện. 
* Ứng dụng:
- Cho HS hát lại bài hát vừa ôn
- Dặn các em về nhà tự luyện thêm các động tác vận động
- Học thuộc bài hát các cách gõ đệm 
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 14: Âm nhạc 3
Nghe hát: Bài Kim Đồng
Nhạc và lời: Phong Nhã
I. Mục tiêu: 
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
- Biết thêm về nhạc sĩ Phong Nhã
- Giáo dục tinh thần yêu nước, noi gương dũng cảm của anh Kim Đồng
II. Chuẩn bị:
- Lời bài hát Kim Đồng
- Ảnh NS Phong Nhã
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Khởi động: Giả tiếng gà gáy
- Biểu diễn với nhiều hình thức thông qua trò chơi Quay ô số Bài Con chim non
2. Bài mới:
* Cơ bản: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài hát
- Trực quan Bài hát Kim Đồng, trình bày đôi nét về anh Kim Đồng, giới thiệu tác giả Phong Nhã (Tùy tình hình lớp có thể cho HS dựa vốn kinh nghiệm sống trình bày đôi nét sự hiểu biết của em về anh Kim Đồng )
- Đọc lời ca
GV hát mẫu, lưu ý bài hát có giai điệu nhịp nhàng, hùng tráng, nhịp 2/4
- HS đọc tiết tấu lời ca
* Thực hành: Hướng dẫn hát 
a. Hát đúng giai điệu:
- Đếm nhịp hát 2- 1
- Tập hát từng câu tương đối dài theo lối móc xích
Lưu ý HS cần lấy hơi ở những chỗ ngưng
Hình thức: GV – Tập thể - Cá nhân
b. Hát gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca:
- Trực quan cách gõ đệm theo phách
- HS trao đổi cách gõ đệm và thể hiện
- Lớp nhận xét, GV góp ý 
Tập thể hát và gõ đệm theo phách
Nhóm, cá nhân thể hiện lại
- HS tự đánh giá
Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca
* Ứng dụng:
- Dặn HS cố gắng thuộc lời, hát đúng giai điệu và sáng tạo động tác với sự góp ý của gia đình em
- Giáo dục: Noi gương anh Kim Đồng
* Rút kinh nghiệm: 
 .
Tuần 15:
Âm nhạc 3:
Ôn tập bài hát: Kim Đồng, giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu:
- Thuộc cả bài và hát đúng giai điệu
- Hát và gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca, vận động nhịp nhàng
- Tiếp tục giáo dục truyền thống anh hùng, tốt đẹp của Đội
II. Chuẩn bị:
- Lời bài hát Kim Đồng
- Ảnh NS Phong Nhã
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Đạo cụ: Gậy được làm thủ công từ các tờ lịch treo tường cũ
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Khởi động: Đọc cao độ Đồ Son
- Hát tập thể: Bài Kim Đồng
- Biểu diễn sáng tạo với nhiều hình thức thông qua trò chơi Quay ô số Bài Anh Kim Đồng
2. Bài mới:
* Cơ bản: Ôn hát đúng giai điệu
- Trực quan Bài hát Kim Đồng, trình bày lại đôi nét về anh Kim Đồng, giới thiệu tác giả Phong Nhã 
- Uốn nắn 1 số lỗi sai cơ bản và cách vào nhịp
* Thực hành: Hướng dẫn hát + gõ đệm theo nhịp và vận động với đạo cụ: Gậy 
a. Hát gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca:
- Trực quan cách gõ đệm theo nhịp
- HS trao đổi cách gõ đệm và thể hiện
- Lớp nhận xét, GV góp ý 
Tập thể hát và gõ đệm theo nhịp
Nhóm, cá nhân thể hiện lại
- HS tự đánh giá
Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca
b. Hát + vận động sáng tạo:
- Học nhóm 
- Các nhóm sử dụng gậy được làm từ giấy cuốn lại và tự sáng tạo động tác phù hợp với nội dung bài hát
- HS thể hiện và tự đánh giá
GV động viên, khuyến khích các em
* Ứng dụng:
- Dặn HS cố gắng thuộc lời, hát đúng giai điệu và tiếp tục sáng tạo động tác với sự góp ý của gia đình em
- Giáo dục: Noi gương anh Kim Đồng, cố gắng học tập thật tốt 
* Rút kinh nghiệm: 
 .
Tuần 16:
Âm nhạc 3
- Học hát: Bài Ngày mùa vui
Dân ca Thái
Lời mới: Hoàng Lân
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu:
- Hs biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc)
- Hát đúng giai điệu và tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ, đàn organ
- Phách, song loan
- Hát chuẩn xác BH Ngày Mùa Vui
- Hình ảnh vài nhạc cụ dân tộc
III. Lên lớp:
* Cơ bản: 
 - Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập học sinh
-Trình bày BH Con chim non
Dạy BH Ngày Mùa Vui (lời 
- Nhận xét 
Dạy bài hát: Ngày Mùa Vui 
- Giới thiệu bài.
- Hát mẫu. 
- Cho hs đọc lời ca (lời 1)
- Dạy hát từng câu hát đến hết lời 1
* Thực hành :
Lưu ý hs: 3 tiếng có luyến 2 âm “bõ công”; “ấm no”; “có đâu vui”
- Tập xong cho hs luyện hát theo tổ nhóm, cá nhân.
( Nhận xét - đánh giá)
Hát kết hợp gõ đệm 
- Hướng dẫn hs vỗ tay (gõ đệm) theo các cách
Ngoài đồng lúa chín thơm.
 x x
 x x x x
 x x x x x
- Chia đôi lớp: một bên hát, một bên vỗ tay(gõ) đệm theo nhịp, theo phách và ngợc lại.
- Nhận xét 
- Giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc:
Treo tranh các loại nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tỳ bà
+ HS nêu đặc điểm các loại đàn trên và cho HS so sánh hình dáng các loại đàn này
+ GV sử dụng đàn organ để mô tả âm sắc của từng loại đàn cho HS nghe
+ Lưu ý: Đây là các loại đàn thông dụng cho nhạc dân tộc, đàn ca tài tử Nam Bộ 
* Ứng dụng:
- Cho HS hát lại lời 1 bài hát vừa học
- Nhận xét từng HS
- Dặn các em về học thuộc lời 1 và xem trước lời 2 của bài
- Về nhà tìm hiểu thêm về tính năng các loại nhạc cụ dân tộc...
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 17:
Âm nhạc 3:
- Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui
- Học hát: Bài Em là bông hồng nhỏ
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
I. Mục tiêu:
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của bài Ngày mùa vui.
- Hs nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
- Giáo dục HS sự yêu mến, trân trọng và thích tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ
- Nhạc cụ gõ, phách ,song loan
III. Lên lớp :
* Cơ bản:
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập.
BH: Ngày mùa vui là của dân ca nào và do ai sáng tác, trình bày BH?
Dạy lời 2 bài hát: Ngày Mùa Vui 
- Cho hs nghe lại lời ca (lời 1) đọc lời 2.
- Mời học sinh hát cả lớp lại một lần 
- tập từng câu cho HS .
- ôn luyện cả lớp thuộc bài 
- Theo giai điệu của lời 1 áp dụng hát lời 2
-Tập xong cho hs luyện hát theo tổ nhóm,cá nhân.
- Nhận xét 
* Thực hành:
Giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc 
- Giáo viên cho HS quan sát tranh giới thiệu chi tiết từng nhạc cụ , Mở đàn và đàn âm sắc từng loại nhạc cụ của đàn Oóc gan cho HS nghe 
- Đàn bầu, Đàn nguyệt (còn gọi là đàn kìm)
- Đàn tranh (còn gọi là đàn thập lục)
- Nhận xét 
- Đàn cho HS nghe để HS đoán 
- Nhận xét 
nghe nhạc:
- GV giới thiệu Bài hát đưa cơm cho mẹ đi cày ,(hàn Ngọc Bích )
- GV cho HS nghe bài hát .Hỏi cảm nhận HS về BH
- Cho HS nghe lại 
- Nhận xét
* Học hát :Bài Em là bông hồng nhỏ 
- Cung cấp 1 số thông tin về NS Trịnh Công sơn
- Hướng dẫn cho HS tự hát vì bài hát quen thuộc, GV chỉ tập trung sửa 1 số lỗi sai cho các em
* Ứng dụng:
- Cho hs hát lại lời 1và lờ 2 bài hát vừa học
GV nhận xét: Tuyên dương và nhắc nhở 
- Dặn HS về học thuộc bài
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 18:
Âm nhạc 3
Tập biểu diễn bài hát
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn và nhớ lại các bài hát đã học ở kỳ I.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đàn organ, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Tập bài hát, nhạc cụ gõ.
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
* Thực hành: Ôn tập các bài hát
- Cho học sinh nhắc lại tên, tác giả, xuất xứ các bài hát đã học.
- Tổ chức cho học sinh ôn tập lại một số bài hát đã học kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca, vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo nhạc.
Tập biểu diễn, lồng ghép trò chơi để lựa chọn ngẫu nhiên
- Đệm đàn tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài hát theo hình thức nhóm, cá nhân kết hợp vận động phụ hoạ. 
- Hình thức đơn ca: mỗi em chon một bài biểu diễn trước lớp
- Hình thức tốp ca: mỗi tổ chọn một bài hát trình bày
- Nhận xét đánh giá
* Ứng dụng:
- Nhận xét đánh giá năng lực và kết quả học tập của học sinh.
- Khen ngợi những học sinh tích cực tham gia giờ học hát, động viên khuyến khích những học sinh chưa mạnh dạn, chưa đạt yêu cầu.
- Đệm đàn cho học sinh trình bày lại bài hát Ngày mùa vui kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhắc học sinh về nhà thường xuyên ôn tập, tập biểu diễn các bài hát đã học ở
kỳ I.
* Rút kinh nghiệm: 
 ..
Tuần 19:
Âm nhạc 3
Nghe hát: Bài Chú bộ đội
Nhạc và lời: Hoàng Hà
I.. Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát và gõ đệm theo
- Biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hà
- Giáo dục: Tình cảm yêu thương, quý trọng và biết ơn chú bộ đội
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Ảnh nhạc sĩ Hoàng Hà
- Lời bài hát Chú bộ đội
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Khởi động: Đồng thanh cao độ Đồ .Đố
- Hát tập thể: Bài Lớp chúng ta đoàn kết
2. Bài mới: Giới thiệu
* Cơ bản:
-Trực quan lời bài hát ( 2 lời ), mỗi lời có 8 câu hát câu hát, lưu ý nhịp 2/4
- HS đọc lời ca
- GV đệm đàn và hát mẫu
- Hướng dẫn đọc tiết tấu lời ca
- Em hiểu nội dung bài hát nói về điều gì?
* Thực hành:
- Hướng dẫn hát theo lối móc xích
- Tiến trình tập hát: GV - Tập thể hoặc nhóm – cá nhân
- Uốn nắn các lỗi sai cơ bản, lưu ý bài hát không có luyến, thể hiện tình cảm bài hát: vui tươi, nhịp nhàng
- Hát theo nhóm ( GV theo dõi chung )
- HS thể hiện , GV cùng Nhóm khác góp ý
- Hát tập thể, nhóm, cá nhân ( Lồng ghép trò chơi lựa chọn ngẫu nhiên HS thể hiện )
- Hát và gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca:
VD về gõ phách:
 Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh
 X x x x x x x x
 Đi trong hang ngũ chú hành quân trông thật nhanh
 X x x x x x x x
Trao đổi theo cặp và thể hiện cách gõ đệm
GV và HS cùng góp ý sửa sai 
- HS thể hiện phần hát + gõ đệm 
Tự đánh giá phần thể hiện
- Hát tập thể lại bài hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
* Ứng dụng:
- Dặn HS tiếp tục hát thuộc, sáng tạo động tác và biểu diễn để người than góp ý thêm ở gia đình
- Dặn dò chuẩn bị bài sau:
- Giáo dục: Yêu quý, kính trọng các chú bộ đội
* Rút kinh nghiệm: 
 -----------------------------------------
Tuần 20:
Âm nhạc 3
- Ôn tập bài hát : Chú bộ đội
- Ôn tập tên nốt nhạc
 I. Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát và gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca, vận động theo nhịp. Biết đọc tên 7 nốt nhạc trên khuông
- Biết nghe và cảm nhận bài hát 
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn anh bộ đội
II.Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Động tác phụ họa 
III.Lên lớp:
* Cơ bản: 
a) Hoạt động cả lớp:
- Cùng nhau hát bài Chú bộ đội đã học 
b) Hoạt động cùng giáo viên:
- Trả lời câu hỏi:
	+ Giai điệu bài hát thế nào? (Nhẹ nhàng, trong sáng...)
	+ Lời ca của bài hát ntn? (Tình cảm, tha thiết...)
- Lớp hát ôn toàn bài theo HD của GV
* Thực hành:
a) Hoạt động theo nhóm:
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: Trao đổi theo cặp
b) Hoạt động cá nhân:
- Thực hành hát kết hợp gõ đệm theo phách
 Hoạt động cả lớp:
 - Hát kết hợp vận động theo nhạc
- Trả lời câu hỏi:
	+ Em có cảm nhận gì về bài hát?
	(Giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng lời ca tình cảm, thiết tha em rất thích bài hát này)
* Ứng dụng:
- Hát thuộc bài Chú bộ đội và tiếp tục sáng tạo động tác biểu diễn cho gia đình xem.
- Giáo dục: Cố gắng học hành chăm ngoan để không phụ lòng các chú bộ đội đang ngày đêm gìn giữ hòa bình cho em....
* Rút kinh nghiệm: 
 -----------------------------------------
Tuần 21:
Âm nhạc 3:
Học hát: Bài Cùng múa hát dưới trăng
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I.. Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
- Biết 1 sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân
- Giáo dục tinh thần lạc quan, vui tươi, yêu ca hát 
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Lời bài hát Cùng múa hát dưới trăng
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Khởi động: Giả tiếng các con vật kêu to: Gà, mèo, 
- Hát tập thể: Bài Chú bộ đội
- Biểu diễn với các hình thức: Tốp ca, song ca, đơn ca
2. Bài mới: Giới thiệu
* Cơ bản:
- Trực quan lời bài hát, chia bài thành 8câu hát, lưu ý nhịp 3/4: 
 Mặt trăng tròn nhô lên
 Tỏa sáng xanh khu rừng
 Thỏ mẹ và thỏ con
 Nắm tay cùng vui múa
 Hươu, Nai, Sóc đến xem
 Xin mời vào nhảy cùng
 La la la la la la
 Cùng múa hát dưới trăng ( 2 lần )
- HS đọc lời ca
- GV đệm đàn và hát mẫu
- Hướng dẫn đọc tiết tấu lời ca
- Em hiểu nội dung bài hát nói về điều gì?
* Thực hành:
- Hướng dẫn hát theo lối móc xích
- Tiến trình tập hát: GV - Tập thể hoặc nhóm – cá nhân
- Uốn nắn các lỗi sai cơ bản, lưu ý các tiếng có luyến:( tròn, thỏ, dưới) và thể hiện tình cảm vui tươi của bài hát:
- Hát theo nhóm ( GV theo dõi chung )
- HS thể hiện , GV cùng Nhóm khác góp ý
- Hát tập thể, nhóm, cá nhân ( Lồng ghép trò chơi lựa chọn ngẫu nhiên HS thể hiện )
- Hát và gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca:
VD về gõ phách: Mặt trăng tròn nhô lên
 x x x x x x
Trao đổi theo cặp và thể hiện cách gõ đệm
- Lưu ý: Gõ phách thứ nhất vào tiếng đầu bài – Gõ đều phách – Tiếng cuối bài gõ đủ 3 phách.
GV và HS cùng góp ý sửa sai 
- HS thể hiện phần hát + gõ đệm 
Tự đánh giá phần thể hiện
- Hát tập thể lại bài hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
* Ứng dụng:
- Kể tên 1 số bài hát khác viết cho thiếu nhi của NS Hoàng Lân mà em biết.
- Dặn HS tiếp tục hát thuộc, sáng tạo động tác và biểu diễn để người thân góp ý thêm ở gia đình
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Ôn tập
- Giáo dục: Lạc quan, vui tươi, yêu ca hát 
* Rút kinh nghiệm: 
 ----------------------------------------
Tuần 22:
 Âm nhạc 3:
- Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng
I.. Mục tiêu:
- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
- Biết 1 sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân
- Giáo dục tinh thần lạc quan, vui tươi, yêu ca hát 
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, nhạc cụ gõ
- Lời bài hát Cùng múa hát dưới trăng
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Khởi động: Giả tiếng các con vật kêu to: Gà, mèo, 
- Hát tập thể: Bài Chú bộ đội
- Biểu diễn với các hình thức: Tốp ca, song ca, đơn ca
2. Bài mới: Giới thiệu
* Cơ bản:
-Trực quan lời bài hát, chia bài thành 8câu hát, lưu ý nhịp 3/4: 
 Mặt trăng tròn nhô lên
 Tỏa sáng xanh khu rừng
 Thỏ mẹ và thỏ con
 Nắm tay cùng vui múa
 Hươu, Nai, Sóc đến xem
 Xin mời vào nhảy cùng
 La la la la la la
 Cùng múa hát dưới trăng ( 2 lần )
- HS đọc lời ca
- GV đệm đàn và hát mẫu
- Hướng dẫn đọc tiết tấu lời ca
- Em hiểu nội dung bài hát nói về điều gì?
* Thực hành:
- Hướng dẫn hát theo lối móc xích
- Tiến trình tập hát: GV - Tập thể hoặc nhóm – cá nhân
- Uốn nắn các lỗi sai cơ bản, lưu ý các tiếng có luyến:( tròn, thỏ, dưới) và thể hiện tình cảm vui tươi của bài hát:
- Hát theo nhóm ( GV theo dõi chung )
- HS thể hiện , GV cùng Nhóm khác góp ý
- Hát tập thể, nhóm, cá nhân ( Lồng ghép trò chơi lựa chọn ngẫu nhiên HS thể hiện )
- Hát và gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca:
VD về gõ phách: Mặt trăng tròn nhô lên
 x x x x x x
Trao đổi theo cặp và thể hiện cách gõ đệm
- Lưu ý: Gõ phách thứ nhất vào tiếng đầu bài – Gõ đều phách – Tiếng cuối bài gõ đủ 3 phách.
GV và HS cùng góp ý sửa sai 
- HS thể hiện phần hát + gõ đệm 
Tự đánh giá phần thể hiện
- Hát tập thể lại bài hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
* Ứng dụng:
- Kể tên 1 số bài hát khác viết cho thiếu nhi của NS Hoàng Lân mà em biết.
- Dặn HS tiếp tục hát thuộc, sáng tạo động tác và biểu diễn để người thân góp ý thêm ở gia đình
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Ôn tập
- Giáo dục: Lạc quan, vui tươi, yêu ca hát 
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_3_tuan_3_22.docx