Phiếu bài tập cuối tuần Toán Lớp 3 - Tuần 3 (Có đáp án)

Phiếu bài tập cuối tuần Toán Lớp 3 - Tuần 3 (Có đáp án)

Ôn tập về hình học. Ôn tập về giải toán. Xem đồng hồ

 1. Ôn tập về hình học

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo)

- Muốn tính chu vi của hình tam giác và hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh bao quanh của hình đó (độ dài các cạnh cùng đơn vị đo)

2. Ôn tập về giải toán

Đối với các bài toán đố, cần lưu ý 4 bước cơ bản:

Bước 1: Đọc và phân tích đề. Đề bài đã cho những dữ kiện gì và cần tìm gì, dựa trên những dữ kiện đó, ta tóm tắt bài toán, xác định dạng toán.

Bước 2: Tìm cách giải cho bài toán.

Bước 3: Trình bày bài giải ( viết lời giải, phép tính và đáp số).

Bước 4: Kiểm tra lại bài làm.

 

doc 8 trang Đăng Hưng 23/06/2023 4202
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần Toán Lớp 3 - Tuần 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
Kiến thức cần nhớ
 Họ và tên: ..Lớp 
Ôn tập về hình học. Ôn tập về giải toán. Xem đồng hồ
 1. Ôn tập về hình học
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo)
- Muốn tính chu vi của hình tam giác và hình tứ giác ta tính tổng độ dài các cạnh bao quanh của hình đó (độ dài các cạnh cùng đơn vị đo)
2. Ôn tập về giải toán
Đối với các bài toán đố, cần lưu ý 4 bước cơ bản:
Bước 1: Đọc và phân tích đề. Đề bài đã cho những dữ kiện gì và cần tìm gì, dựa trên những dữ kiện đó, ta tóm tắt bài toán, xác định dạng toán.
Bước 2: Tìm cách giải cho bài toán.
Bước 3: Trình bày bài giải ( viết lời giải, phép tính và đáp số).
Bước 4: Kiểm tra lại bài làm.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Bài toán về nhiều hơn
Muốn tìm đối tượng nhiều hơn ( nặng hơn, cao hơn,...) trong bài toán về nhiều hơn, ta thực hiện phép tính cộng ( lấy đại lượng đã biết cộng với phần nhiều hơn)
Dạng 2: Bài toán về ít hơn
Muốn tìm đối tượng ít hơn ( bé hơn,nhẹ hơn, thấp hơn,...) trong bài toán về ít hơn, ta thực hiện phép tính trừ ( lấy đại lượng đã biết trừ đi phần ít hơn)
*) Khi giải toán, cần xác định rõ đại lượng bài yêu cầu tìm là đại lượng nhiều hơn hay ít hơn, từ đó sử dụng phép tính cho đúng.
Dạng 3: So sánh cái này nhiều hơn cái kia bao nhiêu đơn vị.
Để thực hiện tìm giá trị này nhiều hơn giá trị kia bao nhiêu đơn vị, ta lấy đại lượng có giá trị lớn hơn trừ đi đại lượng có giá trị bé hơn.
Dạng 4: So sánh cái này ít hơn cái kia bao nhiêu đơn vị.
Để thực hiện tìm giá trị này ít hơn giá trị kia bao nhiêu đơn vị, ta lấy đại lượng có giá trị lớn hơn trừ đi đại lượng có giá trị bé hơn.
Dạng 5: Cho đề toán dưới dạng sơ đồ hoặc tóm tắt, tìm lời giải cho bài toán đó.
Bước 1: Phân tích đề.
Dựa vào sơ đồ hoặc tóm tắt, khai thác các thông tin, đã cho nhưng dữ liệu gì, đại lượng nào lớn hơn, đại lượng nào bé hơn và yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Tìm cách giải cho bài toán.
Bước 3: Trình bày lời giải và kết luận.
Bước 4: Kiểm tra lại lời giải và kết quả vừa tìm được.
 3. Xem đồng hồ
- Xác định kim chỉ giờ và chỉ phút: Kim ngắn chỉ số giờ, kim dài chỉ số phút.
- Khi kim phút chỉ vào số 12 thì em đọc giờ nguyên;
- Kim phút chỉ vào số 3 thì em đọc số giờ và 15 phút;
- Kim phút chỉ vào số 6 thì em đọc số giờ và 30 phút hoặc “rưỡi”.
Cách đọc giờ buổi chiều:
1 giờ chiều hay 13 giờ
2 giờ chiều hay 14 giờ
3 giờ chiều hay 15 giờ
4 giờ chiều hay 16 giờ
5 giờ chiều hay 17 giờ
6 giờ tối hay 18 giờ
7 giờ tối hay 19 giờ
8 giờ tối hay 20 giờ
9 giờ tối hay 21 giờ
10 giờ đêm hay 22 giờ
11 giờ đêm hay 23 giờ
12 giờ đêm hay 24 giờ
Họ và tên: .
Lớp: 3 .
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 3 – MÔN TOÁN
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Lan có 54 cái nhãn vở. Hằng có 48 cái nhãn vở. Hỏi Hằng có ít hơn Lan bao nhiêu nhãn vở?
A. 16 	 B. 6	C. 102	 D. 8
2. Hình chữ nhật là một hình có:
A. 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau
B. 4 góc vuông 
C. 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài khác nhau
D. 1 góc vuông và hai cạnh đối diện bằng nhau
3. Tích của 1 chục và 4 là:
A. 40	B. 400	C. 4	D. 20	
4. Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: a x 4 + a x 3 .a x 8
A. >	B. <	C. =
5. Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút, tức là:
A. 9 giờ kém 35 phút	B. 9 giờ 25 phút	
C. 9 giờ 35 phút 	D. 9 giờ kém 25 phút
6. Em nên ngủ đủ giấc mấy tiếng mỗi ngày?
A. 20 tiếng	B. 5 tiếng	
C. 8 tiếng	D. 15 tiếng
7. Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 A. 11 giờ 25 phút
 B. 23 giờ 20 phút
 C. 22 giờ 20 phút 
	D. 12 giờ 20 phút
8. Đã khoanh vào một phần mấy số xe ô tô?
 . ...
II. Tự luận:
 Bài 1: Vẽ kim đồng hồ hoặc điền vào chỗ chấm cách đọc giờ thích hợp.
 3 giờ 15 phút .. 4 giờ rưỡi .. 
Bài 2: Tìm y
a, y x 5 + 65 = 75	b, y : 4 x 3 = 24
 .	 .
 .	 .
 .	 .
A
B
D
C
Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình dưới đây để có 6 hình tam giác:
Bài 5: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:
Tóm tắt:
Đội 1: 320 người
Đội 2 ít hơn đội 1: 18 người
Cả hai đội: người ?
Đề toán:
Bài giải:
Bài 6: Thử thách:
Tìm một số, biết rằng nếu số đó gấp lên 5 lần rồi cộng với 4 thì được 29.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Lan có 54 cái nhãn vở. Hằng có 48 cái nhãn vở. Hỏi Hằng có ít hơn Lan bao nhiêu nhãn vở?
A. 16 	 B. 6	C. 102	 D. 8
2. Hình chữ nhật là một hình có:
A. 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau
B. 4 góc vuông 
C. 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài khác nhau
D. 1 góc vuông và hai cạnh đối diện bằng nhau
3. Tích của 1 chục và 4 là:
A. 40	B. 400	C. 4	D. 20	
4. Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: a x 4 + a x 3 .a x 8
A. >	B. <	C. =
5. Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút, tức là:
A. 9 giờ kém 35 phút	B. 9 giờ 25 phút	
C. 9 giờ 35 phút 	D. 9 giờ kém 25 phút
6. Em nên ngủ đủ giấc mấy tiếng mỗi ngày?
A. 20 tiếng	B. 5 tiếng	
C. 8 tiếng	D. 15 tiếng
7. Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 A. 11 giờ 25 phút
 B. 23 giờ 20 phút
 C. 22 giờ 20 phút 
	D. 12 giờ 20 phút
8. Đã khoanh vào một phần mấy số xe ô tô?
 1/2 1/3 1/5
II. Tự luận:
Bài 2: Tìm y
a, y x 5 + 65 = 75	b, y : 4 x 3 = 24
 y x 5 = 75 – 65 y : 4 = 24 : 3
 y x 5 = 10	 y : 4 = 8
 y = 10 : 5	 y = 8 x 4
 y = 2	 y = 32
Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình dưới đây để có 6 hình tam giác:
A
B
D
C
Đặt tên điểm và kể tên 6 hình tam giác đó: ABD, BDK, BKC, DBC, ABK, ABC
Bài 5: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:
Tóm tắt:
Đội 1: 320 người
Đội 2 ít hơn đội 1: 18 người
Cả hai đội: người ?
Đề toán: Một công ty có hai đội sản xuất. Đội 1 có 320 người. Đội 2 có ít hơn đội 1 là 18 người. Hỏi cả hai đội có tất cả bao nhiêu người?
Bài giải:
Đội 2 có số người là:
320 – 18 = 302 (người)
Cả hai đội có số người là:
320 + 302 = 622 (người)
Đáp số: 622 người
Bài 6: Thử thách:Tìm một số, biết rằng nếu số đó gấp lên 5 lần rồi cộng với 4 thì được 29.
A x 5 + 4 = 29
A x 5 = 29 – 4
A x 5 = 25
A = 5

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_cuoi_tuan_toan_lop_3_tuan_3_co_dap_an.doc