Kế hoach dạy học môn Toán Lớp 3 - Bài 06: Bảng nhân 3 (Tiết 1) - Lê Thị Xuân

Kế hoach dạy học môn Toán Lớp 3 - Bài 06: Bảng nhân 3 (Tiết 1) - Lê Thị Xuân

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 và thành lập bảng nhân 3.

- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 5 trang Đăng Hưng 23/06/2023 3460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoach dạy học môn Toán Lớp 3 - Bài 06: Bảng nhân 3 (Tiết 1) - Lê Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2022
 KẾ HOACH DẠY HỌC 
MÔN :TOÁN-LỚP 3 
Bài 06: BẢNG NHÂN 3 (Tiết 1) 
Trang 16 – 17
Người thực hiện : Lê Thị Xuân 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 và thành lập bảng nhân 3.
- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Hát bài : Hoa lá mùa xuân 
- GV và HS vừa hát vừa hoạt động 
- Trò chơi : “Tìm hoa cho lá ”
-Trò chơi : Ôn bảng nhân 2,nhân 5
-GV hướng dẫn cách chơi ,luật chơi ,quy định thời gian chơi 3 phút 
-Tìm câu trả lời cho mỗi chiếc lá, là kết quả nằm trong bông hoa.
-HS chơi ,GV NX khen .
-Kết hợp gọi 1 vài HS đọc thuộc bảng nhân đã học .
+ Câu 1: Đọc bảng nhân 2 đã học
+ Câu 2: Đoc bảng nhân 5 đã học
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt: chúng mình đã được cùng nhau học và đã được ôn lại bảng nhân 2 và bảng nhân 5 rồi. Vậy để cùng tìm hiểu bảng nhân 3 có gì giống và khác thì hôm nay cô cùng các bạn tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bảng nhân 3 (tiết 1).
-HS hát kết hợp hoạt động .
- HS tham gia chơi trò chơi
+ HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS nêu tên bài
-Một vài HS đọc thuộc bảng nhân 2 
-Một vài HS đọc thuộc bảng nhân 5 
2. Khám phá (15-18 phút)
* Mục tiêu: 
- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 và thành lập bảng nhân 3.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
* Cách tiến hành:
a. Thành lập bảng nhân 3
- GV yêu cầu HS sử dụng các tấm thẻ
- GV lấy 1 tấm thẻ, trên tấm thẻ có 3 chấm tròn và hỏi
? Tấm thẻ có mấy chấm tròn?
- GV chiếu lên màn chiếu
?3 được lấy mấy lần? Nêu phép tính tương ứng?
- GV yêu cầu HS nêu lại phép tính
- GV viết lại phép tính lên bảng
- GV tiếp tục lấy 2 tấm thẻ và HD như phép tính đầu
?3 được lấy mấy lần? Nêu phép tính tương ứng?
- GV yêu cầu HS nêu lại phép tính
- GV viết lại phép tính lên bảng
- GV tiếp tục lấy 3 tấm thẻ và HD như phép tính đầu
?3 được lấy mấy lần? Nêu phép tính tương ứng?
- GV yêu cầu HS nêu lại phép tính
- GV viết lại phép tính lên bảng
- GV hướng dẫn các phép tính còn lại cho hết bảng nhân 3.
-HS lần lượt lấy ra 4,5,6,7,8,9,10. Tấm thẻ rồi nêu các phép nhân tương ứng 
- GV cho HS đọc lại các phép tính vừa đưa ra.
- GV cho HS đọc theo tổ, cả lớp
b. Giới thiệu bảng nhân 3:
- GV giới thiệu cho HS biết bảng nhân 3.
- GV yêu cầu HS đọc lại 
- GV đặt câu hỏi 
? Hãy nhận xét cho cô về các thừa số trong bảng nhân 3?
? Kết quả của bảng nhân có sự thay đổi như 
thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
c. Ghi nhớ bảng nhân 3 :
-GV tổ chức cho HS đọc thuộc bảng nhân 3 tại lớp bằng nhiều hình thức :
-HS đọc ĐT theo tổ ,bàn,cá nhân ,xoá dần ..
-Gọi vài HS đọc thuộc bảng nhân tại lớp ,khen ...
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lấy các tấm thẻ theo yêu cầu GV.
- HS quan sát
- Tấm thẻ có 3 chấm tròn.
- 3 được lấy 1 lần vậy 3 x 1 = 3
- 2 - 3HS nêu lại
3 x 1 = 3
- HS quan sát và thực hiện theo
- 3 được lấy 2 lần,ta viết :
3 x 2 = 3 + 3 = 6
 vậy 3 x 2 = 6
- 2 - 3HS nêu lại.
 3 x 2 = 6
- HS quan sát và thực hiện theo
- 3 được lấy 3 lần .Ta viết : 
3 x 3 = 3 + 3 + 3 + 3 = 9
 Vậy : 3 x 3 = 9
- 2 - 3HS nêu lại
 3 x 3 = 9
 3 x 4 = 12 3 x 7 = 21
 3 x 5 = 15 3 x 8 = 24
 3 x 6 = 18 3 x 9 = 27
 3 x 10 = 30.
- 2-3HS đọc lại
- HS quan sát và lắng nghe
- HS đọc lại
- HS đọc thuộc theo nhóm bàn.
- HS lắng nghe và trả lời
+ Thừa số thứ nhất không thay đổi, thừa số thứ 2 thay đổi tăng dần thêm 1 đơn vị.
+ Kết quả của bảng nhân tăng nối tiếp
 dần thêm 3. Kết quả phép tính sau 
hơn kết quả phép tính trước 3 đơn vị.
- HS nhận xét.
- HS đọc 
- HS nhận xét.
3. Luyện tập(7 phút)
* Mục tiêu:
- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- GV cho HS đọc yêu cầu bài
? Bài tập yêu cầu gì?
- GV cho HS làm bài cá nhân.
3 x 3 =
3 x 4 =
 3 x 10 =
3 x 2 =
3 x 7 =
 3 x 1 =
3 x 8 =
2 x 3 =
3 x 6 =
3 x 9 =
3 x 5 =
 5 x 3 =
- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
- GV nêu cách chơi và cho HS chơi
- GV Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Bài học đã cho chúng ta khắc sâu thêm về bảng nhân 3 và tính chất giáo hoán của phép nhận.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trả lời
- HS quan sát bài tập, nhẩm tính
3 x 3 = 9
3 x 10 = 30
3 x 7 = 21
 3 x 8 = 24
3 x 6 =18
 3 x 2 = 6
3 x 4 =12
 2 x 3 = 6
3 x 1 = 3
 3 x 5 = 15
3 x 9 = 27
 5 x 9 = 15
- HS chơi trò chơi 
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
4. Vận dụng (7 phút)
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 5: a.
- GV yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm bàn.
- GV gọi đại diện lên chia sẻ 
-Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt bài .
- HS NX ,GV chốt lời giải đúng ,
-Gợi mở : Để tìm được 6 khay có bao nhiêu chiếc bánh bao ta thực hiện phép tính gì ?
- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.
- Nhận xét tiết học.
5. Củng cố :
Củng cố tiết học bằng hình thức cho HS chơi trò chơi.
*)Trò chơi : Lật mảnh ghép .
GV HD cách chơi , luật chơi , thời gian chơi 3 phút 
-Tổ chức cho HS chơi 
-Lần lượt mở từng mảnh ghép ,trong mỗi mảnh ghép ẩn chứa 1 phép tính trong bảng nhân 3.Nhiệm vụ HS đọc và trả lời ..
-GV NX tuyên dương.
*) Liên hệ : Tìm và kể một số tình huống sử dụng phêp nhân ,trong bảng nhân 3 trong lớp .v..v...
*) GV dặn dò chuẩn bị cho tiết 2
- HS đọc bài toán
- HS trả lời bài
- HS thảo luận nhóm bàn
- HS chia sẻ bài 
-HS trả lời 
-HS nhận xét .
 Bài giải
6 khay có số cái bánh là:
3 x 6 = 18 (chiếc)
 Đáp số: 18 chiếc bánh bao
- HS nhận xét bài bạn
-HS chơi 
-Mỗi HS tham gia chọn 1 mảnh ghép 
-NX bạn trả lời 
-HS nêu .
-HS nhận xét .
-HS chuẩn bị tiết 2 .
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_3_bai_06_bang_nhan_3_tiet_1_le.docx