Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Chủ đề: Cộng đồng địa phương - Bài 10 (Tiết 2) + Bài 11 (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Chủ đề: Cộng đồng địa phương - Bài 10 (Tiết 2) + Bài 11 (Tiết 1)

BÀI 10: DI TÍCH VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Giới thiệu được một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Thể hiện sự tôn trọng và giữ vệ sinh khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được hiểu biết về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Biết giữ vệ sinh chung khi tham quan di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

 

docx 9 trang Đăng Hưng 23/06/2023 3743
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Chủ đề: Cộng đồng địa phương - Bài 10 (Tiết 2) + Bài 11 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 10: DI TÍCH VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Giới thiệu được một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Thể hiện sự tôn trọng và giữ vệ sinh khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được hiểu biết về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Biết giữ vệ sinh chung khi tham quan di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK, tranh ảnh về các di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên.
- HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những nội dung đã học ở tiết trước.
Cách tiến hành:
- .
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Các thế hệ trong gia đình”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Nhận biết cách cư xử phù hợp và không phù hợp với một số tình huống cụ thể
Mục tiêu: HS phân biệt được cách cư xử phù hợp và không phù hợp trong một số tình huống cụ thể.
Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát hình 9,10,11 trong SGK trang 44 và cho biết:
+Đây là di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh đẹp thiên nhiên nào?
+ Các bạn nhỏ trong mỗi hình đang làm gì?
+ Các em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn trong mỗi hình?
+ Em có nên cư xử như các bạn trong hình không? Vì sao?
- Gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và rút ra kết luận:Em không nên đùa giỡn, không vẽ bậy và xả rác tại các khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên khi đến tham quan.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. 
Mục tiêu: HS đưa ra được cách xử lí phù hợp trong tình huống thực tiễn.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 12 trong SGK trang 44 .( có thể cho HS đóng vai0
- Yêu cầu các em thảo luận nhóm đưa ra cách ứng xử phù hợp với tình huống đó với nhiều hình thức khác nhau.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Tuyên truyền bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
Mục tiêu: HS thiết kế được bang ron, khẩu hiệu để tuyên truyền bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các tổ và yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu: bút màu, kéo, giấy, hồ dán 
- Giao nhiệm vụ: cùng bạn thiết kế băng ron, khẩu hiệu, theo chủ đề “ Bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên ở địa phương”
- GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
- Gọi HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận: Em cần thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự và giữ vệ sinh khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP SAU BÀI HỌC.
- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm tuyên truyền bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, trưng bày sản phẩm ở góc học tập của lớp.
- Cả lớp hát 
- Đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:
+ Ba, mẹ, con
+ Bạn nhỏ yêu thương bố mẹ
+ Mỗi HS tự liên hệ
- Trình bày câu trả lời trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét.
- Quan sát tranh, tìm câu trả lời:
+ Hình 9: Đài tưởng niệm.
+ Hình 10: Bia đá ở núi Bài Thơ ( Quảng Ninh).
+ Hình 11: Núi Bà Nà ( Đà Nẵng).
+ Hình 9: Các bạn nhỏ đang đùa nghịch không chịu xếp hàng.
+ Hình 10: Các bạn nhỏ đang trèo leo lên bia đá.
+ Hình 11: Các bạn nhỏ ăn uống vứt rác bừa bãi tại chỗ ngồi.
+ Cách cư xử của các bạn là không phù hợp và không đúng.
+ Em không đồng tình với việc làm của các bạn trong các hình trên khi tham quan những di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên vì:
+ Hình 9: hai bạn nam đùa nghịch không xếp hàng gây mất trật tự nơi trang nghiêm và không tôn trọng mọi người.
+ Hình 10: hai bạn nhỏ dẫm lên hiện vật trong khu di tích có thể làm hỏng hóc, trầy xước, nứt vỡ và làm mất giá trị của những hiện vật trưng bày.
+ Hình 11: hai bạn nhỏ vứt rác làm mất vệ sinh công cộng, làm ảnh hưởng đến những người tham quan khác
- Thực hiện.
- Nếu em là các bạn trong hình em sẽ không trèo qua hàng rào để vào chơi và nhắc nhở các bạn không nên động vào những tấm bia vì có thể làm trầy xước, vỡ, nứt gãy và làm mất giá trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích
- Nhận xét.
- Lắng nghe và chuẩn bị.
- Thực hiện. 
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh – bổ sung sau tiết dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em ( tiết1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS:
- Kể được tên sản phẩm và lợi ích của một số hoạt động sản xuất ở địa phương.
- Trình bày, giới thiệu được một trong số các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm được.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được hiểu biết về các sản phẩm, hoạt động sản xuất ở địa phương.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Kế hoạch bài dạy, SGK, tranh ảnh, video về các hoạt động sản xuất.
- HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những nội dung đã học ở tiết trước.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức đố vui:
Nghề gì cần đến đục, cưa
Làm ra giường, tủ, sớm trưa bé cần? 
( là nghề gì?)
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS kể them một số nghề mà các em biết.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Hoạt động sản xuất ở địa phương em “
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: tìm hiểu về các hoạt động sản xuất.
Mục tiêu: HS kể được một số tên các hoạt động sản xuất.
Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3 SGK trang 46 và kể tiếp câu chuyện theo hình dựa vào các gợi ý: 
+ Bạn Nam và ông đang đi đâu?
+ Trên đường đi, bạn Nam và ông nhìn thấy những hoạt động sản xuất nào?
- Gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và rút ra kết luận: Mỗi địa phương có nhứng hoạt động sản xuất khác nhau như chế biến sữa, trồng rau, đóng bàn ghế 
Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích của các hoạt dộng sản xuất. 
Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của các hoạt động sản xuất.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 4,5,6,7,8 trong SGK trang 47 và trả lời các câu hỏi.
+ Nói tên và sản phẩm của các hoạt động sản xuất trong mỗi hình.
+ Hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- Gọi HS trình bày
+ Đây là các hoạt động sản xuất gì?
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, kết luận: Hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng hoặc khai thác thủy hải sản các hoạt động sản xuất này chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS chia sẽ được với bạn những hoạt động sản xuất nông nghiệp có tại địa phương và những sản phẩm do hoạt động sản xuất đó làm ra.
Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe về các hoạt động sản xuất nông nghiệp có tại địa phương. Đồng thời kể tên các sản phẩm do các hoạt động sản xuất đó làm ra.
- Gợi ý:
+ Xung quanh nơi em ở có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nào không?
+ Hoạt động đó sản xuất ra sản phẩm nào?
+ Hoạt động sản xuất đó mang lại lợi ít gì cho địa phương?
- GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành.
- Gọi 3, 4 HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP SAU BÀI HỌC.
- Yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu thêm các hoạt động sản xuất khác ( thủ công, công nghiệp) tại địa phương.Sưu tầm một số tranh ảnh về các hoạt động sản xuất thủ công, công nghiệp tại địa phương.
- Trả lời 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe .
- Thực hiện yêu cầu:
-Kể chuyện: Trên đường đi học về, ông và Nam đã đi qua nhà máy sữa và người ta chở sữa từ trang trại vào nhà máy. Khi đi qua cánh đồng gần nhà, ông và Nam gặp dì Sáu đang tưới rau. Khi về đến gần nhà, ông và Nam đi qua xưởng mộc của bác Tân và thấy các anh công nhân đang đóng bàn ghế.
-Những hoạt động sản xuất mà Nam và ông đã nhìn thấy là: sản xuất sữa, trồng rau, làm mộc.
Thực hiện.
+ Tên và sản phẩm của các hoạt động sản xuất trong mỗi hình:
Hình 4: Trồng cây ăn quả: các loại trái cây.
Hình 5: Nuôi lợn: thịt
Hình 6: Trồng rừng: gỗ
Hình 7: Nuôi cá: cá.
Hình 8: Trồng lúa: gạo
+ Lợi ích: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện. 
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Trình bày
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_chan_troi_sang_tao.docx