Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài: Bảng chia 3

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài: Bảng chia 3

BÀI 25: BẢNG NHÂN 3 (1 Tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Bảng chia 3:

• Thành lập bảng.

• Bước đầu ghi nhớ bảng (đây là yêu cầu đối với các HS có khả năng dễ dàng thuộc bảng).

– Tìm kết quả của phép chia trong bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3 (yêu cầu đối với đa

số HS trong lớp).

– Vận dụng tình huống chia đều, chia theo nhóm vào giải toán.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 24/06/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 7 - Bài: Bảng chia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 25: BẢNG NHÂN 3 (1 Tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Bảng chia 3:
Thành lập bảng.
Bước đầu ghi nhớ bảng (đây là yêu cầu đối với các HS có khả năng dễ dàng thuộc bảng).
– Tìm kết quả của phép chia trong bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3 (yêu cầu đối với đa
số HS trong lớp).
– Vận dụng tình huống chia đều, chia theo nhóm vào giải toán.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: 30 tấm bìa hình tròn.
-HS: 10 tấm bìa hình tròn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp hoặc nhóm đôi
-GV chia 2 nhóm
-GV có thể tổ chức một trò chơi để chuyển tải nội dung (HS hoạt động nhóm đôi).
Chia đều 12 hình tròn cho mỗi bạn 3 hình tròn. Có mấy bạn được chia?
-GV yêu cầu HS nhắc lại quan hệ giữa phép chia và phép nhân tương ứng.
-GV vừa hỏi vừa viết phép tính lên bảng:
Mỗi bạn có 3 hình tròn. Hỏi 4 bạn có bao nhiêu hình tròn?
Chia đều 12 hình tròn cho mỗi bạn 3 hình tròn. Có mấy bạn được chia?
3 x 4 = 12. Vậy 12 : 3 = ?
– GV nói tác dụng của các bảng chia:
 Để tìm kết quả của phép chia, ta có thể thực hành chia trên ĐDHT hoặc dựa vào phép nhân tương ứng. Ngoài ra, ta cũng có thể thành lập bảng chia và sau này khi đã thuộc bảng thì sẽ thuận lợi để tìm kết quả của phép chia.
– GV giới thiệu bài mới.
-HS nhắc lại bài toán theo nhóm
-HS hoạt động theo sự phân công của GV
HS thực hành chia với 12 tấm bìa hình tròn và phép chia 12 : 3 =4
-Nhắc lại quan hệ giữa phép chia và phép nhân tương ứng.
-HS trả lời
3 x 4 = 12
12 : 3 = 4
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (12 phút)
2.1 Hoạt động 1 (7 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Thành lập bảng chia 3
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm 4
-GV giới thiệu bảng chia 3 chưa có kết quả, HS nhận biết số chia là 3, số bị chia là dãy
số đếm thêm 3 (từ 3 đến 30). Đây cũng là các tích trong bảng nhân 3.
-GV đặt vấn đề: Thành lập bảng chia 3 bằng cách nào để mất ít thời gian?
-GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 3
-GV treo bảng nhân 3
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
-GV hoàn thiện bảng chia. (Khi thành lập bảng không nên theo thứ tự từ trên xuống (tránh việc HS không tư duy).
 Có thể theo trình tự:
 3 : 3, 15 : 3, 30 : 3, 21 : 3, ...
-Cuối cùng GV có thể dùng ĐDDH minh hoạ một phép chia trong bảng (chẳng hạn: Chia đều 18 hình tròn cho mỗi bạn 3 hình tròn. Hỏi có mấy bạn được chia?).
-GV lưu ý HS nếu thấy dễ dàng thì nên học thuộc bảng chia.
-HS đọc bảng nhân 3
-HS thảo luận nhóm 4, trình bày cách làm (dựa vào bảng nhân 3).
-HS đọc các kết quả trong bảng chia 3 và giải thích cách tìm kết quả
2.2. Hoạt động 2 (5 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: HS thuộc chia 3 và áp dụng bảng chia 3 để tính nhẩm
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
*Bài 1:
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS tính nhẩm vào SGK (2 phút)
-GV nhận xét
-HS tìm hiểu mẫu và thực hiện (cá nhân).
-HS trình bày (HS giải thích cách tìm kết quả).
-HS nhận xét
3. Hoạt động Luyện tập: (13 phút)
3.1. Hoạt động 1: Bài 1 (7 phút)
a. Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 3 để thực hiện (3 nhân mấy bằng 9?)
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
-GV yêu cầu HS dựa vào bảng nhân 3 để làm BT 1 (2 phút)
-Khi sửa bài, GV hướng dẫn HS đọc theo hai cách:
15 = 3 x 5
15 : 3 = 5
-GV nhận xét
-HS làm vào SGK (2 phút)
-HS trình bày
-HS nhận xét
3.2. Hoạt động 2: Bài 2 (6 phút)
a. Mục tiêu: HS vận dụng bảng chia 3 để chọn đúng phép tính.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
-GV yêu cầu HS đọc thầm BT 2
-GV giới thiệu quả điều (còn có tên gọi là “đào lộn hột”).
-Khi sửa bài, lưu ý HS nói cả câu. (Chia đều 18 quả điều thành 3 phần, mỗi phần có 6 quả điều.)
-GV nhận xét
-HS đọc yêu cầu
-HS tìm hiểu bài
-HS nhận biết để chọn đúng phép tính.
-HS trình bày
-HS nhận xét
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
4.1. Hoạt động 1: Đất nước em (2 phút)
a. Mục tiêu: HS biết thêm về lợi ích của quả điều
b. Phương pháp, hình thức: cả lớp
-GV giới thiệu quả điều (người ta thường dùng để nấu canh chua rất ngon), hạt điều là món ăn khoái khẩu thường xuất hiện vào dịp Tết.
-Hạt điều không những là món ngon mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Do đó hạt điều được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nước ta là một trong các nước xuất khẩu hạt điều nhiều nhất trên thế giới.
-HS quan sát hình ảnh trong SGK và lắng nghe
4.2. Hoạt động 2: Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp
-GV có thể cho HS chơi “Truyền điện”.
-Chia lớp thành hai nhóm, thay nhau trả lời kết quả của các phép nhân trong bảng chia 3.
-GV nhận xét, dặn dò
-HS tham gia chơi
-2 nhóm trả lời kết quả của bảng chia 3
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_b.docx