Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Bài: Xếp hình (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Bài: Xếp hình (Tiết 2)

BÀI: XẾP HÌNH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Năng lực đặc thù:

 - Tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng các hình đã học, tư duy xếp hình.

 - Giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết số lượng khối lập phương thêm vào so với hình trước đó.

 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới.

 2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

 3. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2230
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Bài: Xếp hình (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: XẾP HÌNH (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
 - Tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng các hình đã học, tư duy xếp hình. 
 - Giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết số lượng khối lập phương thêm vào so với hình trước đó.
 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới.
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương, 
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV cho HS múa hát.
- GV dẫn dắt HS vào bài mới.
- HS cả lớp múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Luyện tập (... phút)
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thực hành, thảo luận; Cá nhân, nhóm.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc câu hỏi, thảo luận rồi trả lời: Mỗi mảnh giấy (A, B, C, D) là của ô trống nào trong hình dưới đây?
- GV gọi 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Nhận biết số lượng khối lập phương thêm vào so với hình trước đó.
- GV dùng trực quan để minh hoạ.
- HS quan sát hình vẽ, đọc câu hỏi, thảo luận.
+ Mảnh giấy A là của ô trống thứ 3 tính từ trái sang.
+ Mảnh giấy B là của ô trống thứ 4 tính từ trái sang.
+ Mảnh giấy C là của ô trống thứ 1 tính từ trái sang.
+ Mảnh giấy D là của ô trống thứ 2 tính từ trái sang.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
- Hình thứ năm có bao nhiêu khối lập phương?
- Thảo luận cách GQVĐ: HS đếm và viết số khối lập phương dưới các hình 
+ Hình thứ hai thêm 2 khối lập phương ( 1 + 2 = 3).
+ Hình thứ ba thêm 3 khối lập phương ( 3 + 3 = 6).
+ Hình thứ tư thêm 4 khối lập phương ( 6 + 4 = 10).
+ Hình thứ năm thêm 5 khối lập phương ( 10 + 5 = 15).
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) 
3.1 Hoạt động 1 (12 phút): Thử thách
* Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu, nhận biết yêu cầu của bài, tìm cách thực hiện.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm bốn: Cần bao nhiêu khối lập phương để xếp hình tường rào dưới đây?
- HS thảo luận trả lời: Cần có 68 khối lập phương để xếp tường rào.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
3.2 Hoạt động 2 (15 phút): Đất nước em
* Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu vài nét về cao nguyên đá đồng văn – hà giang.
- GV gọi 2 – 3 HS.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tìm vị trí các tỉnh Hà Giang trên bản đồ (SGK trang 96).
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_b.docx