Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25

BÀI: CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết khái niệm chu vi của một hình.

- Tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình vẽ Luyện tập 1 ( nếu cần)

 

docx 18 trang Đăng Hưng 24/06/2023 3390
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết khái niệm chu vi của một hình.
- Tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình vẽ Luyện tập 1 ( nếu cần)
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Cho HS quan sát hình vẽ khung treo lồng đèn và hỏi: 
- Người ta làm khung treo này bằng cách nào ?
- Muốn biết đoạn dây thép lúc đầu dài bao nhiêu, ta làm thế nào ?
- Mời HS TL, nhận xét, tuyên dương
- Chốt ý: Tính tổng độ dài các cạnh của một hình chính là tính chu vi của hình đó.
-Dẫn nhập vào bài mới
- Quan sát hình vẽ khung treo lồng đèn.
- Suy nghĩ, TL ( Uốn một đoạn dây thép)
(Đo các cạnh của khung tranh rồi tính tổng)
- Nhận xét câu TL của bạn.
- Lắng nghe, ghi bài
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới ( 27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: - Nhận biết khái niệm chu vi của một hình.
 - Tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1.1Giới thiệu chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác
- Giới thiệu: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của mỗi hình đó ( vừa nói vừa dùng đầu thước tô theo các cạnh của hình tam giác ABC, hình tứ giác DEKI đã vẽ trên bảng)
- Yêu cầu HS dùng đầu ngón tay tô theo các cạnh của hình tam giác ABC, hình tứ giác DEKI ( hình vẽ trong SGK), vừa tô vừa nói:
+ Chu vi hình tam giác ABC là tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA.
+ Chu vi hình tứ giác DEKI là tổng độ dài các cạnh DE, EK, KI, ID.
Hỏi HS: Muốn tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác ta phải biết gì ?
Nx, tuyên dương.
2.1.2.Tính chu vi hình tam giác
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc nội dung ví dụ 1 và TLCH: 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Tính chu vi hình tam giác ABC bằng cách nào ?
+ Hướng dẫn HS trình bày như bài giải toán có lời văn.
+ Yêu cầu HS trình bày bài giải trên bảng con.
+ Mời 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp
+ Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Nhận xét, chốt ý 
2.1.3 Tính chu vi hình tứ giác
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc nội dung Ví dụ 2 và xác định yêu cầu cần thực hiện của Ví dụ 2 đưa ra.
- Nhìn vào hình tứ giác DEKI ta biết được điều
 gì ?
-Yêu cầu HS trình bày bài giải trên vở hoặc bảng con.
- Mời 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Chốt ý: Muốn tính chu vi hình tam giác, tứ giác:
+ Phải biết độ dài các cạnh của mỗi hình
+ Tính tổng độ dài tất cả các cạnh.
-HS quan sát, lắng nghe.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Suy nghĩ trả lời ( Biết độ dài các cạnh của mỗi hình đó.)
- Nhận xét câu TL của bạn.
- Thảo luận nhóm đôi
+ Hình tam giác ABC có các cạnh AB = 2cm, BC = 3cm, CA = 4cm.
+ Tính chu vi hình tam giác ABC
+ Tính tổng độ dài ba cạnh.
+ Lắng nghe
+ Trình bày trên bảng con
+ Trình bày trước lớp
+ Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Thảo luận nhóm đôi
- Tính chu vi hình tứ giác DEKI
- Hình tứ giác DEKI có bốn cạnh : DE = 2 cm, EK = 2 cm, KI = 3 cm; ID = 4cm.
- Thực hiện 
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Lắng nghe
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 Bài 1
-Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK , thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
- Mời HS trình bày, nx.
a) Muốn đo dộ dài các cạnh DE, EK, KD ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu hai HS cùng thực hiện ( DE = 3 cm, EK = 3 cm, DK = 2cm)
- Mời 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
b) Yêu cầu HS thực hiện cá nhân tính chu vi tam giác DEK – nhóm đôi
- Sửa bài, 1 vài nhóm trình bày, các nhóm bổ sung, nhận xét
- GV tổng kết.
* Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài 1và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính chu vi hình tứ giác đó ta làm ntn ?
- Mời HS trình bày, nx
- HS thực hiện cá nhân
- Mời 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
+ Hình tam giác DEK
+ Đo dộ dài các cạnh DE, EK, KD
+ Tính chu vi tam giác DEK
- HS trình bày, nx
- Dùng thước đo từng cạnh của tam giác
- HS thực hiện
- HS lên trình bày 
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung, nhận xét
+ Hình tứ giác có độ dài mỗi cạnh là 17 dm.
+ Tính chu vi hình tứ giác đó.
+ Ta phải biết số đo các cạnh ( bằng nhau và bằng 17 dm ) - HS thực hiện vào vở
- HS trình bày , nx
* Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hỏi HS: Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau : Bài Chu vi hình chữ nhật.
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
+ Phải biết độ dài các cạnh của mỗi hình
+ Tính tổng độ dài tất cả các cạnh
- Lắng nghe
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng).
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình vẽ Luyện tập 2 ( nếu cần)
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Cho HS quan sát hình chữ nhật trong SGK và hỏi: 
- Hãy đọc tên hình chữ nhật ?
- Chu vi hình chữ nhật ABCD gồm những độ dài nào ?
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ABCD ta cần biết những gì ?
- Mời HS TL, nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đo 1 cạnh dài và 1 cạnh ngắn
-Mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Nhận xét, chốt ý 
-Dẫn nhập vào bài mới
- Quan sát hình chữ nhật trong SGK
- Suy nghĩ, TL (Hình chữ nhật ABCD)
- Dùng đầu ngón tay tô theo các cạnh của hình chữ nhật ABCD và nói: Chu vi hình chữ nhật ABCD gồm độ dài các cạnh AB,BC,CD,DA.)
- Trả lời theo các cách khác nhau ( phải biết độ dài cả 4 cạnh; phải biết chiều dài và chiều rộng).
- Nhận xét câu TL của bạn.
- Làm việc nhóm đôi đo 1 cạnh dài và 1 cạnh ngắn
- Trình bày trước lớp (Chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm)
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Lắng nghe, ghi bài
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới ( 27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: - Hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1.1 Tính chu vi hình chữ nhật ABCD
- Nêu vấn đề ( viết lên bảng lớp): Tính chu vi hình chữ nhật ABCD biết chiều dài 5 cm, chiều rộng là 3 cm.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh và cho biết bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu cách giải bài toán.
- Mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp ( chỉ cần thông báo làm bằng cách tính hay đo)
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
-Yêu cầu các nhóm thực hiện cách làm đã trình bày vào bảng con.
- Mời vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm
-Giúp HS kiểm tra lại kết quả, phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.1.2.Giới thiệu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- Viết hoặc chiếu nội dung bài học trên bảng lớp
Tính chu vi hình chữ nhật ABCD:
5 + 3 + 5 + 3 = 16 (cm)
hoặc (5 + 3) + (5+ 3) = 16 (cm)
 hoặc (5+ 3) x 2 = 16 (cm)
- GV hỏi để HS nhận biết 5 là chiều dài , 3 là chiều rộng.
- Bạn nào có thể dựa vào biểu thức trên để phát biểu quy tắc tìm chu vi hình chữ nhật.
Yêu cầu HS lặp lại nhiều lần.
*Lưu ý cho HS: Khi thực hiện tính chu vi HCN, HS không nhất thiết phải sử dụng quy tắc, có thể tính theo một trong các cách đã giới thiệu.
-HS quan sát, lắng nghe.
- Bài toán cho biết hình chữ nhật ABCD biết chiều dài 5 cm, chiều rộng là 3 cm.
- Bài toán yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật đó.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Trình bày :
+ Dùng thước thẳng đo nối tiếp 
+ Tính toán ( tính tổng độ dài các cạnh ; lấy chiều dài + chiều rộng rồi nhân 2)
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Suy nghĩ trả lời: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Nhận xét , lặp lại quy tắc
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: - Tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng).
 - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài 1, làm việc cá nhân, chia sẻ nhóm đôi.
- Sửa bài ( chơi trò chơi Tiếp sức)
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc đề bài 2 và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính nửa chu vi, chu vi làm ntn ?
- HS làm cá nhân
- Mời vài nhóm lên trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Hệ thống mối quan hệ giữa chu vi và nửa chu vi
Chu vi
Nửa chu vi 
( Dài + Rộng)
 : 2
	 x 2
+ Làm cá nhân – chia sẻ với bạn trong nhóm đôi.
+ Chơi.
- HS thực hiện
- HS lên trình bày 
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung, nhận xét
-Lắng nghe
* Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hỏi HS: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau : Bài Chu vi hình chữ nhật (tiết 2)
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
- HS trình bày 
- Nhận xét, sửa sai 
- Lắng nghe
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình vẽ Luyện tập 2 ( nếu cần), bảng phụ, bảng nhóm
- HS: SGK, vở bài tập, bảng con, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
 Múa hát tập thể tạo không khí lớp học vui tươi.
Múa hát bài: “ Bốn phương trời”
2. Hoạt động Luyện tập (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Bài 1
a. Mục tiêu: - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
 - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK , thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính chu vi sân bóng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở rồi chia sẻ với bạn.
- Mời vài nhóm HS trình bày, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Chiều dài và chiều rộng HCN
+ Tính chu vi sân bóng hình chữ nhật.
+ Lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
 - Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, sửa sai 
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Bài 2
a. Mục tiêu: - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK , thảo luận nhóm bốn và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi rồi chia sẻ với bạn.
- Mời vài nhóm HS trình bày, giải thích cách làm.
HCN
Sân chơi
Vườn hoa
Vườn rau
Cả khu đất
Chiều dài
16 m
12 m
12 m
20 m
Chiều rộng
8 m
9 m
7 m
16 m
Chu vi
48 m
42 m
38 m
72 m
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Cả khu đất được tạo bởi 3 hình chữ nhật
+ Sân chơi và vườn hoa: Đã cho chiều dài và chiều rộng.
+ Cả khu đất: Đã biết chiều rộng (16 m), chiều dài tính ngay đươc (8m + 12m)
+ Nêu số đo thích hợp vào bảng/39
- Làm việc nhóm đôi, chia sẻ
 -Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, sửa sai
3. Hoạt động vận dụng (5 phút) 
3.1 Hoạt động 1 (3 phút): Thực tế
a. Mục tiêu:
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Nêu yêu cầu: Cùng người thân tìm hiểu và thực hành tại nhà.
-Ước lượng chiều dài và chiều rộng của một số vật có dạng hình chữ nhật ( bìa một cuốn sách, mặt bàn, khung cửa, )
-Dùng thước đo để kiểm tra ước lượng.
- Tính chu vi mỗi hình chữ nhật đó.
Cùng người thân tìm hiểu và thực hành tại nhà.
* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Có thể tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng để HS trả lời nhanh: 
-Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
- Quy tắc tính chu vi hình chữ nhật ?
- Ta tính chu vi hình chữ nhật bằng các cách nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau : Bài Chu vi hình vuông
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
- Tham gia chơi
- Lắng nghe
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: CHU VI HÌNH VUÔNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hình thành quy tắc tính chu vi hình vuông.
- Tính được chu vi hình vuông ( biết độ dài một cạnh).
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình vuông.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình vẽ bài Vui học và các Luyện tập 1 và 2 ( nếu cần)
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Cho HS quan sát hình chữ nhật trong SGK và hỏi: 
- Hãy đọc tên hình vuông ?
- Chu vi hình vuông gồm những độ dài nào ?
- Muốn tính chu vi hình vuông ABCD ta cần biết những gì ?
- Mời HS TL, nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đo 1 cạnh 
-Mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Nhận xét, chốt ý 
-Dẫn nhập vào bài mới
- Quan sát hình vuông trong SGK
- Suy nghĩ, TL (Hình vuông ABCD)
- Dùng đầu ngón tay tô theo các cạnh của hình vuông ABCD và nói: Chu vi hình vuông ABCD gồm độ dài các cạnh AB,BC,CD,DA.)
- Trả lời theo các cách khác nhau ( phải biết độ dài cả 4 cạnh; chỉ cần biết độ dài 1 cạnh)
- Nhận xét câu TL của bạn.
- Làm việc nhóm đôi đo 1 cạnh.
- Trình bày trước lớp (Cạnh hình vuông là 3cm)
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Lắng nghe, ghi bài
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới ( 27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: - Hình thành quy tắc tính chu vi hình vuông 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1.1 Tính chu vi hình vuông ABCD
- Nêu vấn đề ( viết lên bảng lớp): Tính chu vi hình vuông ABCD biết cạnh hình vuông dài 3cm.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh và cho biết bài toán cho biết gì ?
 Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu cách giải bài toán.
- Mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp ( chỉ cần thông báo làm bằng cách tính hay đo)
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
-Yêu cầu các nhóm thực hiện cách làm đã trình bày vào bảng con.
- Mời vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm
-Giúp HS kiểm tra lại kết quả, phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.1.2.Giới thiệu quy tắc tính chu vi hình vuông
- Viết hoặc chiếu nội dung bài học trên bảng lớp
Tính chu vi hình vuôngABCD:
3 + 3 + 3+ 3 = 12 (cm)
 hoặc 3 x 4 = 12 (cm)
- GV hỏi để HS nhận biết 3 là độ dài của một cạnh.
- Bạn nào có thể dựa vào biểu thức trên để phát biểu quy tắc tìm chu vi hình vuông.
Yêu cầu HS lặp lại nhiều lần.
*Lưu ý cho HS: Khi thực hiện tính chu vi hình vuông, HS không nhất thiết phải sử dụng quy tắc, có thể tính theo một trong các cách đã giới thiệu.
-HS quan sát, lắng nghe.
- Bài toán cho biết hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm.
- Bài toán yêu cầu tính chu vi hình vuông đó.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Trình bày :
+ Dùng thước thẳng đo nối tiếp 
+ Tính toán ( tính tổng độ dài các cạnh ; lấy chiều dài một cạnh x 4)
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Suy nghĩ trả lời: Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
- Nhận xét , lặp lại quy tắc
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: - Tính được chu vi hình vuông.
 - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình vuông.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài 1, làm việc cá nhân, chia sẻ nhóm đôi.
- Sửa bài ( chơi trò chơi Tiếp sức)
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đọc đề bài 2 và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính cạnh hình vuông làm ntn ?
- HS làm cá nhân
- Mời vài nhóm lên trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
- Hệ thống mối quan hệ giữa chu vi và độ dài một cạnh của hình vuông.
Chu vi
Độ dài một cạnh
 : 4
	 x 4
+ Làm cá nhân – chia sẻ với bạn trong nhóm đôi.
+ Chơi.
- HS thực hiện
- HS lên trình bày 
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Cạnh => Chu vi giảm đi 4 lần => Chu vi : 4
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung, nhận xét
-Lắng nghe
Hoạt động vận dụng:
3.1 Hoạt động 1 (5 phút): Vui học
a. Mục tiêu: - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình vuông.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn đọc nội dung, quan sát hình vẻ SGK/40 và hỏi:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách thực hiện
- Mời vài nhóm lên trình bày trước lớp, giải thích cách làm.
- Nhận xét, hệ thống cách suy luận.
+ Dùng một ống hút => cắt thành 4 đoạn => Gắn vào bốn cạnh bức tranh.
+ Chọn một trong ba ống hút có độ dài phù hợp.
- Trình bày trước lớp ( Có thể đo nối tiếp các đoạn ống hút ở bức tranh; có thể tính toán.)
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
* Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hỏi HS: Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau : Bài Chu vi hình vuông (tiết 2)
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
- HS trình bày 
- Nhận xét, sửa sai 
- Lắng nghe
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: CHU VI HÌNH VUÔNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông ( biết độ dài một cạnh) 
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình vuông, hình chữ nhật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình vẽ bài Vui học và các Luyện tập 1 và 2 ( nếu cần)
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
 Múa hát tập thể tạo không khí lớp học vui tươi.
Múa hát bài: “ Bắc kim thang”
2. Hoạt động Luyện tập (27 phút)
2.1 Hoạt động 1 (10 phút): Bài 1
a. Mục tiêu: - Củng cố cách tính chu vi hình vuông
 - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình vuông
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK , thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+ Muốn tính chiều dài sợi dây làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở rồi chia sẻ với bạn.
- Mời vài nhóm HS trình bày, giải thích cách làm.
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Cạnh khung tranh hình vuông dài 50cm.
+ Chiều dài sợi dây ( tính theo mét)
+ Tìm chu vi khung tranh, biết cạnh khung tranh nên áp dụng quy tắc tính chu vi HV.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, sửa sai 
2.2 Hoạt động 2 (10 phút): Bài 2
a. Mục tiêu: - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình vuông.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK , thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
+Yêu cầu HS thảo luận tìm cách làm
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi rồi chia sẻ với bạn.
- Mời vài nhóm HS trình bày, giải thích cách làm
- Nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Các tấm ảnh đều là hình vuông biết đọ dài cạnh 8cm; hình vuông lớn gồm 9 tấm ảnh
+ Chọn số đo là chu vi hình vuông lớn.
- Làm việc nhóm tìm cách thực hiện ( tìm cạnh hình vuông lớn => theo cạnh hình vuông đều có 3 tấm ảnh=>dựa vào cạnh mỗi tấm ảnh)
 -Đại diện nhóm trình bày (8cm x 3 = 24cm => 24cm x 4 = 96 cm
- Nhận xét, sửa sai
2.3 Hoạt động 3 (7 phút): Bài 3
a. Mục tiêu: - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến hình chữ nhật
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Mời vài nhóm HS trình bày, giải thích cách làm.
-Hướng dẫn HS thử lại khi có CD, CR thì tính phải chu vi là 40cm
+ Chu vi HCN là 40 cm; chiều dài là 12 cm
+ Tính nửa chu vi, tính chiều rộng HCN.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, sửa sai 
3. Hoạt động vận dụng (3 phút)
3.1 Hoạt động 1 (3 phút): Thực tế
a. Mục tiêu:
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Nêu yêu cầu: Cùng người thân tìm hiểu và thực hành tại nhà.
- Tập làm khung hình phần Vui học
-Ước lượng độ dài canh của một số vật có dạng hình vuông ( viên gạch, mặt bàn, khung cửa, )
-Dùng thước đo để kiểm tra ước lượng.
- Tính chu vi mỗi hình vuông đó.
Cùng người thân tìm hiểu và thực hành tại nhà.
* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Có thể tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng để HS trả lời nhanh: 
-Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ? 
- Quy tắc tính chu vi hình vuông ?
- Ta tính chu vi hình vuông bằng các cách nào khác ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau : Bảng thống kê số liệu
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
- Tham gia chơi
- Lắng nghe
- Chia sẻ, bình chọn bạn học tốt
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_25.docx