Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 10 - Bài 34: Phép chia hết và phép chia có dư (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 10 - Bài 34: Phép chia hết và phép chia có dư (Tiết 2)

BÀI 34: Phép chia hết và phép chia có dư (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố lại cách đặt tính rồi tính của phép chia.

- Thực hiện được việc nhẩm thương.

 - Vận dụng giải toán.

 2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân

 3. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Năng lực đặc thù:

 

docx 3 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1990
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 10 - Bài 34: Phép chia hết và phép chia có dư (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 34: Phép chia hết và phép chia có dư (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố lại cách đặt tính rồi tính của phép chia.
- Thực hiện được việc nhẩm thương.
 - Vận dụng giải toán.
 2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân
 3. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Củng cố cách thực hiện phép chia, tên gọi thành phần của phép chia hết và phép chia có dư
	- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện các thử thách liên quan đến phép chia 
- Giải quyết vấn đề toán học: Xác định được cách chia sai, biết được lẽ công bằng qua cách chia.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3, bảng phụ, .
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hát
Giáo viên nhận xét
Học sinh hát bài “ Bé học toán”
2. Hoạt động Luyện tập (14 phút)
2.1 Hoạt động 1 (7 phút): Bài 2
a. Mục tiêu: Củng cố cách thực hiện phép chia
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: luyện tập, làm theo mẫu, thảo luận nhóm.
Bài 2: Tính (theo mẫu) 
Gọi học sinh đọc đề.
Giáo viên hướng dẫn mẫu bài 15:3
Tổ chức thảo luận nhóm 4 ( 4’) làm vào bảng phụ, cá thể hóa (nhóm chậm làm 3 đến 4 phép tính).
Giáo viên nhận xét và chốt.
Học sinh đọc.
Học sinh quan sát và lắng nghe.
Học sinh thảo luận và làm vào bảng phụ.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và giải thích bằng cách đọc cách tính.
2.2 Hoạt động 2 (7 phút): Bài 3
a. Mục tiêu: Biết cách tìm thương và số dư.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp, thảo luận nhóm
Giáo viên hướng dẫn mẫu bằng cách nêu bài toán rồi thực hiện phép chia để tìm ra số hộp bánh và số bánh còn dư.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi, yêu cầu học sinh nêu bài toán và cách giải quyết bài toán. 
Giáo viên nhận xét
Học sinh nghe bài toán rồi trả lời câu hỏi để tìm số hộp bánh và số bánh còn dư.
Học sinh thảo luận và trình bày dưới dạng hỏi đáp và thuyết trình.
Học sinh nhận xét
3. Hoạt động vận dụng (14 phút) 
3.1 Hoạt động 1 (7 phút): vui học
a. Mục tiêu: Học sinh biết xác định cách chia sai, nắm kĩ Chú ý: Số dư luôn bé hơn số chia. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi, đóng vai.
Giáo viên đưa ra tình huống như trong sách, yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai các nhân vật trong tình huống.
Giáo viên nhận xét và hỏi lý do.
Giáo viên chốt.
Học sinh đọc và thảo luận.
Học sinh biểu diễn trên lớp, các nhóm khác nhận xét.
Học sinh trả lời dự kiến là: 
+ Hai bạn gấu mỗi bạn có 5 viên kẹo, còn cáo thì được 8 viên kẹo là không công bằng.
+ Nếu lấy 18 : 3 = 5 thì còn dư 3 viên kẹo. Mà số dư bằng với số chia thì kết quả chưa chính xác.
3.2 Hoạt động 2 (7 phút): Thử thách
a. Mục tiêu: Kiểm tra mức độ thuộc bảng chia và khả năng suy luận của học sinh.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi, đàm thoại
Giáo viên tổ chức làm nhóm bốn trả lời các câu hỏi:
+ Các con bọ màu vàng đậu trên những chiếc lá có số chia hết cho mấy?
+ Các con bọ màu đỏ đậu trên những chiếc lá có số chia hết cho mấy?
+ Chiếc lá mà có cả bọ màu vàng và màu đỏ đậu là số thế nào?
+ Em có thể tìm một số khác có thể vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 4.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại
Giáo viên nhận xét tiết dạy.
Chuẩn bị bài sau.
Học sinh tự đánh giá tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_10.docx