Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 24, Bài 3: Chơi bóng với bố

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 24, Bài 3: Chơi bóng với bố

Đọc : Chơi bóng với bố. ( Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

 - Nói được về trò chơi vận động trong tranh; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chày bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Hai bố con cùng chơi đá bóng vui vẻ, hào hứng và rất chuyên nghiệp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự học và giải quyết được vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện về nội dung bức tranh.

3. Phẩm chất.

Phẩm chất chăm chỉ;Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, video về các môn thể thao. KHBD, bảng phụ,

- HS: SGK, đọc trước bài.

 

docx 8 trang Đăng Hưng 26/06/2023 670
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 24, Bài 3: Chơi bóng với bố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Bài 3 : Chơi bóng với bố.
Đọc : Chơi bóng với bố. ( Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Nói được về trò chơi vận động trong tranh; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chày bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Hai bố con cùng chơi đá bóng vui vẻ, hào hứng và rất chuyên nghiệp. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự học và giải quyết được vấn đề. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện về nội dung bức tranh. 
3. Phẩm chất.
Phẩm chất chăm chỉ;Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh ảnh, video về các môn thể thao. KHBD, bảng phụ, 
- HS: SGK, đọc trước bài. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, CN 
 -Hãy quan sát tranh theo nhóm đôi và nói về trò chơi vận động trong tranh? 
-Tác dụng của trò chơi? 
-NX tuyên dương, GT bài 
-Trò chơi ném bóng vào rổ.
-Giúp việc học hiệu quả hơn
-HS nhắc lại tựa bài. 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
B.1 Hoạt động đọc 
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (14 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm 
a. Đọc mẫu
 - Đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng trong sáng vui tươi. Nhấn giọng từ chỉ cảm xúc khi 2 bố con chơi bóng. Ngắt nhịp 2/2/2; 3/3, tùy vào câu thơ. 
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HD một số từ khó: vạch biên vôi, lăn sệt, lênh khênh,...
_ Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ: cầu môn, ra phết,...
c. Luyện đọc đoạn
- HD ngắt nhịp thơ :
Bố/ là.../ thủ môn ngoại hạng//
Con là danh thủ nhí thôi/
Quả bóng nhựa/ thường lăn sệt// 
Lênh khênh/ bố phải../ bắt ngồi.// 
NX tuyên dương. 
- Luyện đọc từng đoạn:
-Tổ chức HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- NX tuyên dương. 
-Luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-Đọc từ khó.
-Giải nghĩa từ. 
-HS đọc CN. 
-Nối tiếp đọc từng khổ thơ.
-HS đọc cả bài. 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (16 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Hai bố con cùng chơi đá bóng vui vẻ, hào hứng và rất chuyên nghiệp. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm. 
-Tổ chức HS đọc thầm bài và TL các câu hỏi. 
1.Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào? 
2. Bạn nhỏ so sánh bố mình với ai? 
3. Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì? 
4. Theo em, vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng? 
5. T/C HS thảo luận nhóm đôi và cho biết: Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì? 
- Hãy nêu nội dung bài thơ? 
-HS đọc bài. 
- Bằng cách dùng đôi dép mỏng làm cầu môn. Một cái rổ để đựng bóng. 
- So sánh bố là thủ môn ngoại hạng. 
- Bố phải ngồi xuống vì bố cao lênh khênh mà quả bóng nhựa con đá sát trênmặt sân gạch. 
- Vì bố rất yêu thương bạn nhỏ và bạn nhỏ cũng rất yêu qúy bố; 
- Sự ngoan ngoãn, hiếu thảo của người con. 
- Hai bố con cùng chơi đá bóng vui vẻ, hào hứng và rất chuyên nghiệp. 
3.Hoạt động nối tiếp: (5phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân. 
 - Cho HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau.
- Thực hiện
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Lắng nghe để thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tiếng Việt 
Bài 3 : Chơi bóng với bố.
Đọc : Chơi bóng với bố. ( Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chày bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa.
 -Tìm đọc một bản tin thể thao, viết phiếu đọc sách và chia sẻ được với bạn một vài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự học và giải quyết được vấn đề. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn cách đọc. 
3. Phẩm chất.
Phẩm chất chăm chỉ;phẩm chất trách nhiệm: Ý thức chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: KHBD, bảng phụ, hanhtrangso.nxbgd.vn, bài giảng powerpoint; 
- HS: SGK, đọc trước bài. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp. 
Tổ chức HS hát bài Con cào cào 
Hoạt động: Luyện đọc lại (15’)
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài; từ đó bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại khổ thơ đầu.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu một số HS đọc trước lớp khổ thơ đầu.
- Mời một số HS đọc tốt đọc cả bài.
Bước 4: Hoạt động nhóm đôi
- Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
Bước 5: Hoạt động cả lớp
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Nhận xét.
-Cả lớp hát 
-Nêu cách hiểu về nội dung bài; xác định giọng đọc toàn bài, một số từ ngữ cần nhấn giọng.
-Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Luyện đọc theo nhóm nhỏ.
- Một số HS đọc trước lớp khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- Một số HS đọc tốt đọc cả bài.
- Luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
- Thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe GV nhận xét.
B. Hoạt động mở rộng 10’ 
a. Mục tiêu: HS đọc được một bản tin thể thao. Chia sẻ hiểu biết về một bản tin thể thao. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, lớp. 
- Yêu cầu HS đọc Bài tập 2 trang 48
- Tổ chức HS làm việc nhóm 4, sau đó trình bày trước lớp. 
-NX tuyên dương. 
-Đọc yêu cầu bài. 
-Làm việc nhóm: Đọc bản tin thể thao. 
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân
 - Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau.
- Lắng nghe để thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Viết : Nghe - viết Cùng vui chơi
Phân biệt d/gi; iu/ưu, ân/âng ( Tiết 3 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nghe – viết được đúng bài thơ Cùng vui chơi. Phân biệt được d/gi; iu/ ưu hoặc ân/ âng. 
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: Tự học và giải quyết được vấn đề. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn về nội dung các bài tập. 
3. Phẩm chất.
Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về trò chơi đá cầu rất có ích. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: KHBD, bảng phụ,hanhtrangso.nxbgd.vn, bài giảng powerpoint; 
- HS: SGK, đọc trước bài. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân 
Kể tên một số trò chơi mà em biết? 
Liên hệ và GT bài. 
HS kể. 
HS nhắc lại. 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
 1. Hoạt động Nghe – viết (20 phút)
a. Mục tiêu: HS viết được bài thơ Cùng vui chơi. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Cá nhân, nhóm, lớp. 
- Gọi HS đọc bài thơ?
+Bài thơ nói về trò chơi nào? 
+Ích lợi của trò chơi là gì? 
- Yêu cầu HS tìm một số từ khó quan sát, đánh vần. 
- Đọc bài cho HS viết. 
- Yêu cầu HS đổi vở, soát lỗi, nhận xét bài.
- Nhận xét một số bài. 
2. Hoạt động làm bài tập: 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT 2 trang 49. 
- Tổ chức HS làm bài cá nhân vào vở BT 
-NX tuyên dương.
-Gọi HS đọc yêu cầu BT 3. 
-Tổ chức HS lựa chọn BT và thực hiện vào vở BT. 
-NX sửa sai và tuyên dương. 
- 2 HS đọc 
+ Trò chơi đá cầu
+ Dẻo dai, tinh mắt. 
-Tự tìm và đánh vần.
-HS viết bài
-Đổi vở, soát lỗi, nhận xét bài bạn. 
1 HS đọc yêu cầu BT 
-HS làm bài
a/ Những cánh hoa giấy mỏng manh dịu dàng rung rinh trong gió. 
b/ Tiếng trồng vang lên giòn dã như thúc dục chúng em nhanh chân đứng thành hang tập thể dục.
-Đọc yêu cầu, lựa chọn bài và làm bài. 
* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân 
 - Cho HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe để thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Luyện từ và câu Câu cảm - Dấu chấm than ( Tiết 4 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận biết được tác dụng của câu cảm. Chuyển đổi được câu kể thành câu cảm. 
- Đặt được câu nêu cảm xúc khi tham gia luyện tập, khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao. 
- Nói được vài câu kể về việc luyện tập thể thao của em. 
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: Tự học và giải quyết được vấn đề. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn về nội dung các bài tập. 
3. Phẩm chất.
Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về ích lợi của các môn thể thao. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: KHBD, bảng phụ,hanhtrangso.nxbgd.vn, bài giảng powerpoint; 
- HS: SGK, đọc trước bài. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân 
 - Hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
 - GT bài. 
HS hát. 
HS nhắc lại. 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 20’ 
 a. Mục tiêu: HS Nhận biết được tác dụng của câu cảm. Chuyển đổi được câu kể thành câu cảm. Đặt được câu nêu cảm xúc khi tham gia luyện tập, khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao. Nói được vài câu kể về việc luyện tập thể thao của em. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Cá nhân, nhóm, lớp. 
 Bài 1: 
-Mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1.
-T/C học sinh TL nhóm đôi làm bài theo nhóm. NX tuyên dương. 
Bài 2: 
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS QS mẫu 
- Những từ nào dùng để thể hiện cảm xúc? 
- Những từ dùng để thể hiện cảm xúc thường đứng ở vị trí nào trong câu? 
- Khi viết cuối câu cảm có dầu gì? 
-T/C HS thảo luận nhóm 4 làm bài theo nhóm. 
Một số nhóm trình bày. NX tuyên dương. 
Bài 3: 
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
-Tổ chức HS làm việc cá nhân vào vở BT.
-Nêu câu câu mình trước lớp.
-NX sửa sai. 
C. VẬN DỤNG 10’ 
- Mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động:Nói về việc luyện tập thể thao của em theo gợi ý: Tập thể dục buổi sáng, đi xe đạp, chạy bộ, 
-NX tuyên dương. 
- Đọc và xác định yêu cầu của BT 1:Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? 
Đáp án: Bộc lộ cảm xúc – bày tỏ cảm xúc. 
- Đọc và xác định yêu cầu
- Quan sát mấu. 
a, ôi, tuyệt, 
Đầu câu hoặc cuối câu. 
-Dấu chấm than. 
-HS làm bài theo nhóm. 
-Nêu yêu cầu bài. 
VD: Buổi tập thể dục thật thú vị!
Ôi! Cú sút đẹp quá!
-HS thực hiện theo gợi ý. 
* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân 
 - Cho HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe để thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tu.docx