Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 35, Ôn tập cuối học kỳ 2 (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 35, Ôn tập cuối học kỳ 2 (Tiết 2)

Ôn tập cuối học kỳ 2 – tiết 2

1. Yêu cầu cần đạt:

* Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.

* Năng lực đặc thù :

+ Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng về các văn bản thơ đã học từ đầu học kỳ II ; đọc thuộc lòng một đoạn, trả lời được câu hỏi về nội dung luyện đọc.

+ Ôn luyện chính tả đoạn bài và phân biệt d/r hoặc it/ich.

2. Đồ dùng dạy học

+ Giáo viên : Kế hoạch bài dạy, bài giảng, SGK, SGV, phiếu bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi, video clip chim nhạn biển, dê mẹ, dê con, suối, cây phượng, cây mít, chim sâu.

+ Học sinh : SGK.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 26/06/2023 1430
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 35, Ôn tập cuối học kỳ 2 (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Ôn tập cuối học kỳ 2 – tiết 2
1. Yêu cầu cần đạt:
* Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng); 
Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động. 
* Năng lực đặc thù :
+ Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng về các văn bản thơ đã học từ đầu học kỳ II ; đọc thuộc lòng một đoạn, trả lời được câu hỏi về nội dung luyện đọc.
+ Ôn luyện chính tả đoạn bài và phân biệt d/r hoặc it/ich.
2. Đồ dùng dạy học
+ Giáo viên : Kế hoạch bài dạy, bài giảng, SGK, SGV, phiếu bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi, video clip chim nhạn biển, dê mẹ, dê con, suối, cây phượng, cây mít, chim sâu.
+ Học sinh : SGK.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (2 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp, hình thức tổ chức:
Cách tiến hành:
GV cho học sinh xem video chim nhạn biển.
Gv giới thiệu bài mới.
Học sinh xem video chim nhạn biển.
2. Hoạt động khám phá và luyện tập (30 phút)
Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc thuộc lòng. (8 phút)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
Phương pháp, hình thức tổ chức:
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.
- GV cho HS bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc thuộc lòng một đoạn trong bài đọc đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- GV yêu cầu HS lắng nghe và dò bài theo
- GV đưa ra câu hỏi.
- Gv nhận xét HS
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS bốc thăm và đọc bài
- HS lắng nghe và dò bài
- Hs trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Ôn luyện chính tả (22 phút)
Hoạt động: Nghe – viết
Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả trong bài Nhạn biển; cầm bút đúng cách, tư thế ngồi viết.
Phương pháp, hình thức tổ chức:
Cách tiến hành:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài ( lần 1).
Yêu cầu 2 học sinh đọc lại đoạn văn.
 Theo dõi giáo viên đọc và 2 học sinh đọc lại.
 Đoạn văn có mấy câu? 
Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa?
 Đoạn văn có 5 câu.
Trong đoạn văn những chữ được viết hoa là: đầu câu, sau dấu chấm, tên tác giả.
Yêu cầu học sinh đọc thầm và dùng bút chì gạch chân những từ khó viết hoặc dễ bị nhầm lẫn, giáo viên nhặt ra những từ học sinh gạch nhiều nhất, sau đó viết lên bảng lớp. Ví dụ: biển truyền, ào ạt, sóng gió, xòe ra, lao vút.
Cho học sinh đọc lại các từ khó viết.
GV đọc lại toàn bộ các từ khó viết cho học sinh viết.
Học sinh đọc thầm và dùng bút chì gạch chân những từ khó viết hoặc dễ bị nhầm lẫn.
Học sinh đọc lại các từ khó viết.
Học sinh viết bảng.
Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn văn.
Gv theo dõi nhắc nhở tư thế ngồi viết.
GV đọc từng cụm từ, mỗi cụm từ giáo viên đọc 2, 3 lần cho học sinh viết vào vở.
Sau khi viết xong, gv đọc lại toàn bài cho học sinh soát lỗi.
Yêu cầu học sinh trao đổi vở với nhau, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
 Gv nhận xét một số bài viết.
Học sinh đọc lại đoạn văn.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
Học sinh trao đổi vở với nhau, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
HS lắng nghe.
Hoạt động : Luyện tập chính tả- Phân biệt r/d hoặc it/ich 
* Mục tiêu: HS phân biệt r/d hoặc it/ich.
Phương pháp, hình thức tổ chức: hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Cách tiến hành:
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2a trang 128.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT. 
YC HS chia sẻ kết quả trước lớp.
GV nhận xét và kết luận: dê, dẫn, ra, dưới, dàn, rả.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT. 
HS chia sẻ kết quả trước lớp
HS lắng nghe.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b trang 128.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT. 
YC HS chia sẻ kết quả trước lớp.
GV nhận xét và kết luận: mít, thích, chích, nghịch.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT. 
HS chia sẻ kết quả trước lớp
HS lắng nghe.
3. Hoạt động vận dụng (3 phút) 
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học 
* Phương pháp, hình thức: vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- Yêu cầu học sinh chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
- Chuẩn bị tiết sau.
Học sinh trả lời.
Học sinh chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx