Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 9, Ôn tập giữa học kì I: Ôn tập tiết 3

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 9, Ôn tập giữa học kì I: Ôn tập tiết 3

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)

ÔN TẬP TIẾT 3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.

2. Ôn luyện MRVT Măng non; đặt câu với từ ngữ tìm được về hoạt động của trẻ em.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Phiếu cho HS bắt thăm đoạn thơ và câu hỏi.

 + Hình ảnh cảu huy hiệu Đội, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, hình ảnh trẻ em, hình ảnh chào cờ.

 + Tranh ảnh các phong trào, các hoạt động, việc làm của thiếu nhi.

- HS: Sách học sinh, vở bài tập.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 24/06/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 9, Ôn tập giữa học kì I: Ôn tập tiết 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9)
ÔN TẬP TIẾT 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
1. Ôn luyện lại các văn bản thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.
2. Ôn luyện MRVT Măng non; đặt câu với từ ngữ tìm được về hoạt động của trẻ em.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: + Phiếu cho HS bắt thăm đoạn thơ và câu hỏi.
	+ Hình ảnh cảu huy hiệu Đội, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, hình ảnh trẻ em, hình ảnh chào cờ.
	+ Tranh ảnh các phong trào, các hoạt động, việc làm của thiếu nhi.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (2 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp.
B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút)
1. Hoạt động 1: Ôn đọc thuộc lòng (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1.
- Nhóm 4 HS thi đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích và chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài.
- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp.
- Yêu cầu HS lắng nghe bạn đọc bài và nghe cảm xúc của bạn.
- GV nhận xét phần đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.
- HS xác định yêu cầu của BT1.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
+ Mùa thu của em: Đọc đoạn thơ, em cảm thấy trong lòng rộn ràng và phấn khởi. Em không chỉ được nhớ về những đêm trăng rằm tháng Tám rước đèn vui vẻ cùng các bạn mà còn nhớ về cảm xúc hân hoan khi em bắt đầu năm học mới.
+ Em vui tới trường: Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vui và hạnh phúc. Em vui vì mỗi ngày được đến trường, được nghe thầy cô giảng bài, được học tập và chơi đùa cùng các bạn. Mỗi ngày đến lớp với em sẽ đều là những niềm vui và những tiếng cười.
+ Hai bàn tay em: Đọc đoạn thơ, em lại thêm yêu đôi bàn tay của mình. Đôi bàn tay nhỏ xinh như hoa luôn luôn ở bên cạnh em, giúp em làm mọi việc.
+ Ngày em vào Đội: Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vô cùng tự hào và tràn đầy hi vọng. Em tự hào khi được vào Đội từ đó sẽ có thật nhiều điều mới, thật nhiều khát khao mới lại mở ra trước mắt em. Và các em được khoác trên vai mình chiếc khăn quàng đỏ thắm.
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ Măng non
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và quan sát ô chữ và đọc các gợi ý.
- HS thi giải ô chữ trong nhóm hoặc trước lớp, GV có thể tổ chức thành các đội thi.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về một số từ ngữ tìm được ở hàng ngang, hàng dọc bằng hình ảnh, vật thật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tham gia thi đua.
+ Búp măng
+ Chăm chỉ
+ Nhi đồng
+ Dũng cảm
+ Khiêm tốn
+ Chào cờ
+ Kế hoạch nhỏ
Từ khóa: Măng non
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
3. Hoạt động 3: Đặt câu về hoạt động của trẻ em
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT2 và quan sát hình gợi ý.
- Yêu cầu HS đặt câu trong nhóm đôi và viết vào vở VBT.
- 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và tổng kết.
- HS xác định yêu cầu cảu bài tập: Đặt câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 2.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS đặt câu trong nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp:
+ Nhi đồng như những búp măng non.
+ Em chăm chỉ học bài và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
+ Một đội viên cần rèn luyện tinh thần dũng cảm.
+ Đầu tuần, chúng em được tham gia dự lễ chào cờ.
+ Chúng em tham gia phong trào kế hoạch nhỏ.
C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút)
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Học bài, chuẩn bị bài mới.
- Nêu lại nội dung bài học.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx